[Cách nấu]8+ thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng phát triển – Fagomom

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi là giai đoạn bé hiếu động và thích khám phá hơn. Lúc này bé đã biết trườn để di chuyển khắp sàn nhà, và bé tập bò và leo trèo khắp nơi. Trong giai đoạn này bé cũng làm được nhiều thứ hơn nên bạn phải chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh để đảm bảo an toàn cho bé. Vì thế mẹ cũng có những lo lắng về việc ăn dặm của bé như thế nào cho phù hợp với sự phát triển của cơ thế của bé.

Xem thêm:

  • [Bột ăn dặm cho bé 6 tháng] ngon và tốt nhất hiện nay
  • [Thực Đơn Ăn Dặm] Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Của Chuyên Gia
  • Thực đơn cho trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Bé 9 tháng tuổi lúc này đã khá sẵn sàng cho việc ăn dặm. Nhưng mẹ cũng cần nên nắm được các nguyên tắc sau, trước khi áp dụng Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng:

Nguyên tắc vàng cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên tắc vàng cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

1. Thời điểm ăn dặm

Theo các khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế Giới WHO khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm. Tuy vậy, tùy từng trường hợp của các bé mà thời điểm bắt đầu ăn dặm cũng khác nhau hoặc chênh nhau 1 – 2 tuần.

2. Hạn chế nêm gia vị vào bữa ăn của trẻ

Để hoạt động tốt cơ thể con người cần một lượng muối nhất định. Muối không được tự sản xuất cho cơ thế, do đó trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta cần phải có một lượng muối nhỏ. Nhưng bên cạnh đó nhu cầu muối của bé là rất ít và nhu cầu này được đáp ứng đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi mẹ chỉ cần nêm một lượng ít muối cho bé. Không nên cho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của bé.

3. Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ mỗi 2 -3 ngày

Khi bé mới ăn dặm mẹ cần cung cấp cho bé thực đơn đủ chất, nhưng không nhất thiết bé phải ăn đủ hết các món trong 1 bữa. Mẹ cần thay đổi bữa ăn cho bé ví dụ bữa này bé ăn nhiều đạm, thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ. Nhất là trong giai đoạn biếng ăn của con.

4. Không nên ép bé ăn hay bé bú

Mẹ nên để bé tự quyết định việc ăn của bé, bé muốn ăn bao nhiêu thì bé sẽ quyết định. Mẹ có thể cho bé ăn thêm bằng cách dụ dỗ bé bằng nhiều cách để bé thêm, nhất là ở giai đoạn biếng ăn, như làm thức ăn nhiều màu sắc hơn, đưa ra thêm 1 món bé thích, có thể cho bé tự xúc, tự bốc, thức ăn trong chén.

5. Để cho bé ngồi tại ghế ăn tại chỗ, không đi rong

Mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… nhiều mẹ còn cho bé đi rong khắp xóm để dụ bé ăn. Nhưng việc đó sẽ giúp trẻ ăn một cách thụ động, không có ý thức. Nhất là đối việc cho bé đi rong đến chỗ đông người, ra ngoài đường, sân vui chơi có nhiều qua lại nên dễ bị bụi bẩn bay vào đồ ăn, gây mất vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn. Và đôi khi dẫn đến việc biếng ăn ở trẻ

6. Gia đình tạo cho trẻ một bữa ăn vui vẻ

Mẹ hãy tạo cho bé một bữa ăn vui vẻ. Mẹ hãy khen ngợi bé khi bé ăn ngoan kể bé nghe những món bé đang được ăn, mẹ hãy khiến cho những bữa ăn là sự học hỏi, tìm tòi thú vị. Bên cạnh đó bữa ăn trình bày đẹp cũng sẽ giúp bé thích thú hơn.

7. Không nên so sánh với bé khác như về cân nặng hay khả năng ăn

Khi bé nằm trong chuẩn bình thường, phát triển đều, vận động tốt thì bố mẹ không cần quá lo lắng hay so bì bé nhà mình với bé nhà khác.

8. Mẹ cần chú ý đến thời gian cho bé ăn dặm

Mẹ nên duy trì cho con ăn dặm khoảng 30 phút nếu thời gian kéo quá dài thì bố mẹ hãy dọn bữa. Lâu dần với cách làm này trẻ sẽ hiểu được rằng nếu không ăn sẽ đói, đây là thời gian ăn của mình.

9. Không quên sự kiên trì

Mẹ nên kiên trì với việc cho bé ăn, vì thời gian này bé khá hiếu động nhiều lúc bé sẽ tự chọn thức ăn, và làm thức ăn vãi tung tóe. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

10. Mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bé một bữa ăn sẵn sàng

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm ăn toàn, vệ sinh và đẹp mắt cũng là yếu tố quan trọng giúp cho lần đầu tiên ăn dặm của bé.

Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho trẻ

Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho trẻ

Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi

Trong chế độ ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi có các thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn dặm phù hợp để con phát triển toàn diện

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi cần phải chứa đủ 4 nhóm đinh dưỡng sau: Tinh bột có trong gạo, mì, ngô, khoai…, Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua…, Chất béo có trong dầu ăn, các loại rau giúp cung cấp vitamin, sắt, chất xơ và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Mẹ nên cho bé ăn đủ cả phần cái và phần nước hầm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Những thực phẩm không nên cho ăn dặm bé 9 tháng

Mặc dù việc bổ sung sức khỏe cho trẻ với các loại thực phẩm hàng ngày cũng rất tốt, nhưng cũng có những loại thực phẩm không tốt với trẻ. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì đối với bé 9 tháng tuổi mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

– Không nên cho trẻ ăn mật ong

Đối với độ tuổi sơ sinh thì mật ong là loại thực phẩm rất nguy hiểm bởi mật ong có chứa một số bào tử ngộ độc có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Vì trong độ tuổi này hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với cá bào tử bệnh ngộ độc. Vì thế mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi 9 tháng tuổi.

Không nên sử dụng mật ong cho trẻ 9 tháng tuổi

Không nên sử dụng mật ong cho trẻ 9 tháng tuổi

– Hạn chế sử dụng sữa bò

Vì sao lại không nên dùng sữa bò? Vì trong sữa bò có chứa rất nhiều protein mà hệ thống tiêu hóa còn non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được. Vì thế, trong giai đoạn này nếu mẹ cung cấp sữa bò cho con, có thể sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Khi trong giai đoạn này các bộ phận của bé còn yếu kém mà trong sữa bò chứa một số khoáng chất khác nhau có thể gây hại đến thận của bé nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

– Không nên cho trẻ ăn dâu

Bởi trong dâu chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

– Không nên sử dụng trái cây ép

Trong giai đoạn này nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước ép hoa quả thì bé sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Nếu trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

4 dụng cụ mẹ cần chuẩn bị cho bé 9 tháng ăn dặm

Trước khi cho bé ăn dặm, các mẹ cũng phải chuẩn bị khá nhiều việc cho con yêu của mình. Trong đó không ngoại trừ các dụng cụ cần thiết nhất, dưới đây là 4 loại dụng cụ các bẹ không thể bỏ qua:

  • Ghế ăn dặm
  • Yếm ăn
  • Chuẩn bị bát ăn và thìa, đĩa ăn
  • Nồi nấu đồ ăn dặm

Ngoài ra mẹ cũng cần chuẩn bị máy xay, bộ dụng cụ rây – nghiền thức ăn và hộp – khay lưu trữ đồ ăn.

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi cho trẻ ăn

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi cho trẻ ăn

8 thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng phát triển

Trong phần này, FaGoMom chia sẻ với bạn về một số thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Các mẹ có thể áp dụng để thay đổi trong bữa ăn hàng ngày cho con yêu của mình. Mong con nhanh lớn

1. Cháo cá hồi + bí đỏ

Nguyên liệu: Cá hồi: 30g

  • Bí đỏ: 30g
  • Gạo tẻ: 40g
  • Dầu ăn: 5g
  • Hành lá + hành khô

Cách làm: Cá làm sạch, rồi hồi hấp cách thủy với ít gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín đem gỡ bỏ xương rồi băm nhuyễn. Tiếp đó phi với hành khô băm nhuyễn cho ra bát. Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín nghiền nhuyễn. Cháo đã nấu chín nhừ thì cho cá hồi và bí đỏ vào, nấu sôi lên cho hành lá thái nhuyễn vào và tắt bếp. Sau đó cho cháo ra bát và cho dầu ăn vào cuối cùng cho con ăn cháo lúc còn ấm.

Cháo cá hồi + bí đỏ

Cháo cá hồi + bí đỏ

2. Cháo gan gà + khoai lang

Nguyên liệu:

  • Gan gà: 30g
  • Khoai lang: 20g
  • Gạo tẻ: 20g
  • Dầu ăn: 5g

Cách làm: Tất cả đem sơ chế rửa sạch. Gan gà rửa sạch băm nhuyễn, phi với hành khô rồi cho ra bát. Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn. Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gà với khoai lang vào nấu sôi lên. Cho cháo ra bát và cho dầu ăn vào rồi cho bé ăn.

Cháo gan gà + khoai lang

Cháo gan gà + khoai lang

3. Cháo cua cà rốt

Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene, một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Khi được hấp thụ vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt cua làm sẵn: 100g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Ngô: 1/2 trái
  • Rau mùi: 1 nhánh
  • Hành khô: 1 củ
  • Gạo tẻ: lượng vừa phải
  • Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn cho trẻ.

Hướng dẫn cách nấu:

  • Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót vỏ cua trong thịt.
  • Bắp gỡ lấy hạt, đem xay với nước.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước ngô xay, bắc lên bếp đun cùng nửa củ cà rốt cắt miếng to để nước ngọt hơn, nửa củ cà rốt còn lại đem băm nhỏ để bé dễ ăn.
  • Khi cháo sôi, cà rốt mềm, bạn vớt bỏ các miếng cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • Xé cho thịt cua tơi ra, cho dầu ăn vào chảo và phi nửa củ hành băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
  • Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.

Cháo cua cà rốt

Cháo cua cà rốt

4. Cháo thịt heo + rau ngót

Nguyên liệu:

  • Gạo: 20g
  • Thịt nạc: 30g
  • Rau ngót: 30g
  • Dầu ăn: 5g

Cách làm: Tất cả sơ chế sạch, thịt heo băm nhỏ phi với chút hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo. Rau ngót trụng sơ và đem cắt nhuyễn rồi cho vào cháo, đợi cháo sôi lại cho chín rau thì tắt bếp. Cho cháo ra bát và cho dầu ăn vào và cho.

Cháo thịt heo + rau ngót

Cháo thịt heo + rau ngót

5. Cháo tôm + cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • Gạo: 20g
  • Tôm: 30g
  • Cải bó xôi: 30g
  • Dầu ăn:5g

Cách làm:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ đen và băm nhuyễn rồi xào qua với hành khô băm nhỏ. Cải bó xôi sau khi sơ chế sạch đem trụng qua và cắt nhuyễn. Gạo đã ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại cháo thì tắt bếp. Cho cháo ra bát rồi cho dầu ăn và cho bé ăn.

Cháo tôm + cải bó xôi

Cháo tôm + cải bó xôi

6. Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ
  • Thịt gà
  • Đậu Hà Lan
  • Gạo tẻ

Cách làm: Đậu Hà Lan mẹ hãy đem rửa sạch, bóc vỏ lớp bên ngoài ra. Cho thịt gà, bí đỏ và đậu Hà Lan vào nấu chung với cháo cho tới khi cháo chín nhừ. Lúc này mẹ lấy thịt gà chín ra thái nhỏ rồi cho vào nồi cháo và tiếp tục nấu sôi lại trong 3 phút.

Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

7. Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • Tim heo, gà hoặc bò: 30g
  • Khoai tây + rau cải ngọt + cà rốt + hành khô

Cách làm: Tim đem rửa sạch, băm nhỏ sau đó cho lên bếp rồi xào chín cùng với hành. Các nguyên liệu như khoai tây, cà rốt đem hấp chín và nghiền nhuyễn. Rau cải đen băm nhỏ, sau khi cháo đã chín nhừ thì cho khoai tây cà rốt vào để nấu cùng. Cuối cùng cho rau cải xanh vào rồi khuấy đều, đun sôi nhỏ lửa. Khoảng 2 phút cho rau chín rồi bắc ra.

Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

8. Cháo trứng khoai lang

Nguyên liệu:

Khoai lang + lòng đỏ trứng gà + gạo tẻ + một chút dầu ô liu

Cách làm: Khoai lang sau khi rửa sạch mẹ băm nhỏ rồi đem hấp chín hoặc cho vào nồi để nấu chung với cháo. Đợi tới khi cháo và khoai lang chín thì mẹ hãy cho lòng đỏ trứng gà vào. Tiếp tục đun sôi thêm khoảng 4-5 phút rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát tiếp đến cho thêm 1 chút dầu ăn ô liu vào.

Cháo trứng khoai lang

Cháo trứng khoai lang

Trong giai đoạn 9 tháng chín tuổi bé ăn dặm, công việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng sẽ giúp bổ sung được lượng lớn chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu hụt từ giai đoạn bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bài viết trên, FaGoMom đã cung cấp những thông tin bổ ích về chăm sóc giai đoạn bé 9 tháng tuổi, đảm bảo cho vé có được nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện và nhanh chóng nhất.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00

Chủ nhật : 8:00 – 11:30

Kết nối với chúng tôi:

– Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

[Cách nấu]8+ thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng phát triển – Fagomom

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi là giai đoạn bé hiếu động và thích khám phá hơn. Lúc này bé đã biết trườn để di chuyển khắp sàn nhà, và bé tập bò và leo trèo khắp nơi. Trong giai đoạn này bé cũng làm được nhiều thứ hơn nên bạn phải chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh để đảm bảo an toàn cho bé. Vì thế mẹ cũng có những lo lắng về việc ăn dặm của bé như thế nào cho phù hợp với sự phát triển của cơ thế của bé.

Xem thêm:

  • [Bột ăn dặm cho bé 6 tháng] ngon và tốt nhất hiện nay
  • [Thực Đơn Ăn Dặm] Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Của Chuyên Gia
  • Thực đơn cho trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Bé 9 tháng tuổi lúc này đã khá sẵn sàng cho việc ăn dặm. Nhưng mẹ cũng cần nên nắm được các nguyên tắc sau, trước khi áp dụng Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng:

Nguyên tắc vàng cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên tắc vàng cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

1. Thời điểm ăn dặm

Theo các khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế Giới WHO khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm. Tuy vậy, tùy từng trường hợp của các bé mà thời điểm bắt đầu ăn dặm cũng khác nhau hoặc chênh nhau 1 – 2 tuần.

2. Hạn chế nêm gia vị vào bữa ăn của trẻ

Để hoạt động tốt cơ thể con người cần một lượng muối nhất định. Muối không được tự sản xuất cho cơ thế, do đó trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta cần phải có một lượng muối nhỏ. Nhưng bên cạnh đó nhu cầu muối của bé là rất ít và nhu cầu này được đáp ứng đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi mẹ chỉ cần nêm một lượng ít muối cho bé. Không nên cho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của bé.

3. Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ mỗi 2 -3 ngày

Khi bé mới ăn dặm mẹ cần cung cấp cho bé thực đơn đủ chất, nhưng không nhất thiết bé phải ăn đủ hết các món trong 1 bữa. Mẹ cần thay đổi bữa ăn cho bé ví dụ bữa này bé ăn nhiều đạm, thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ. Nhất là trong giai đoạn biếng ăn của con.

4. Không nên ép bé ăn hay bé bú

Mẹ nên để bé tự quyết định việc ăn của bé, bé muốn ăn bao nhiêu thì bé sẽ quyết định. Mẹ có thể cho bé ăn thêm bằng cách dụ dỗ bé bằng nhiều cách để bé thêm, nhất là ở giai đoạn biếng ăn, như làm thức ăn nhiều màu sắc hơn, đưa ra thêm 1 món bé thích, có thể cho bé tự xúc, tự bốc, thức ăn trong chén.

5. Để cho bé ngồi tại ghế ăn tại chỗ, không đi rong

Mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… nhiều mẹ còn cho bé đi rong khắp xóm để dụ bé ăn. Nhưng việc đó sẽ giúp trẻ ăn một cách thụ động, không có ý thức. Nhất là đối việc cho bé đi rong đến chỗ đông người, ra ngoài đường, sân vui chơi có nhiều qua lại nên dễ bị bụi bẩn bay vào đồ ăn, gây mất vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn. Và đôi khi dẫn đến việc biếng ăn ở trẻ

6. Gia đình tạo cho trẻ một bữa ăn vui vẻ

Mẹ hãy tạo cho bé một bữa ăn vui vẻ. Mẹ hãy khen ngợi bé khi bé ăn ngoan kể bé nghe những món bé đang được ăn, mẹ hãy khiến cho những bữa ăn là sự học hỏi, tìm tòi thú vị. Bên cạnh đó bữa ăn trình bày đẹp cũng sẽ giúp bé thích thú hơn.

7. Không nên so sánh với bé khác như về cân nặng hay khả năng ăn

Khi bé nằm trong chuẩn bình thường, phát triển đều, vận động tốt thì bố mẹ không cần quá lo lắng hay so bì bé nhà mình với bé nhà khác.

8. Mẹ cần chú ý đến thời gian cho bé ăn dặm

Mẹ nên duy trì cho con ăn dặm khoảng 30 phút nếu thời gian kéo quá dài thì bố mẹ hãy dọn bữa. Lâu dần với cách làm này trẻ sẽ hiểu được rằng nếu không ăn sẽ đói, đây là thời gian ăn của mình.

9. Không quên sự kiên trì

Mẹ nên kiên trì với việc cho bé ăn, vì thời gian này bé khá hiếu động nhiều lúc bé sẽ tự chọn thức ăn, và làm thức ăn vãi tung tóe. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

10. Mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bé một bữa ăn sẵn sàng

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm ăn toàn, vệ sinh và đẹp mắt cũng là yếu tố quan trọng giúp cho lần đầu tiên ăn dặm của bé.

Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho trẻ

Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho trẻ

Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi

Trong chế độ ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi có các thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn dặm phù hợp để con phát triển toàn diện

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi cần phải chứa đủ 4 nhóm đinh dưỡng sau: Tinh bột có trong gạo, mì, ngô, khoai…, Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua…, Chất béo có trong dầu ăn, các loại rau giúp cung cấp vitamin, sắt, chất xơ và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Mẹ nên cho bé ăn đủ cả phần cái và phần nước hầm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Những thực phẩm không nên cho ăn dặm bé 9 tháng

Mặc dù việc bổ sung sức khỏe cho trẻ với các loại thực phẩm hàng ngày cũng rất tốt, nhưng cũng có những loại thực phẩm không tốt với trẻ. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì đối với bé 9 tháng tuổi mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

– Không nên cho trẻ ăn mật ong

Đối với độ tuổi sơ sinh thì mật ong là loại thực phẩm rất nguy hiểm bởi mật ong có chứa một số bào tử ngộ độc có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Vì trong độ tuổi này hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với cá bào tử bệnh ngộ độc. Vì thế mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi 9 tháng tuổi.

Không nên sử dụng mật ong cho trẻ 9 tháng tuổi

Không nên sử dụng mật ong cho trẻ 9 tháng tuổi

– Hạn chế sử dụng sữa bò

Vì sao lại không nên dùng sữa bò? Vì trong sữa bò có chứa rất nhiều protein mà hệ thống tiêu hóa còn non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được. Vì thế, trong giai đoạn này nếu mẹ cung cấp sữa bò cho con, có thể sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Khi trong giai đoạn này các bộ phận của bé còn yếu kém mà trong sữa bò chứa một số khoáng chất khác nhau có thể gây hại đến thận của bé nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

– Không nên cho trẻ ăn dâu

Bởi trong dâu chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

– Không nên sử dụng trái cây ép

Trong giai đoạn này nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước ép hoa quả thì bé sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Nếu trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

4 dụng cụ mẹ cần chuẩn bị cho bé 9 tháng ăn dặm

Trước khi cho bé ăn dặm, các mẹ cũng phải chuẩn bị khá nhiều việc cho con yêu của mình. Trong đó không ngoại trừ các dụng cụ cần thiết nhất, dưới đây là 4 loại dụng cụ các bẹ không thể bỏ qua:

  • Ghế ăn dặm
  • Yếm ăn
  • Chuẩn bị bát ăn và thìa, đĩa ăn
  • Nồi nấu đồ ăn dặm

Ngoài ra mẹ cũng cần chuẩn bị máy xay, bộ dụng cụ rây – nghiền thức ăn và hộp – khay lưu trữ đồ ăn.

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi cho trẻ ăn

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi cho trẻ ăn

8 thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng phát triển

Trong phần này, FaGoMom chia sẻ với bạn về một số thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Các mẹ có thể áp dụng để thay đổi trong bữa ăn hàng ngày cho con yêu của mình. Mong con nhanh lớn

1. Cháo cá hồi + bí đỏ

Nguyên liệu: Cá hồi: 30g

  • Bí đỏ: 30g
  • Gạo tẻ: 40g
  • Dầu ăn: 5g
  • Hành lá + hành khô

Cách làm: Cá làm sạch, rồi hồi hấp cách thủy với ít gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín đem gỡ bỏ xương rồi băm nhuyễn. Tiếp đó phi với hành khô băm nhuyễn cho ra bát. Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín nghiền nhuyễn. Cháo đã nấu chín nhừ thì cho cá hồi và bí đỏ vào, nấu sôi lên cho hành lá thái nhuyễn vào và tắt bếp. Sau đó cho cháo ra bát và cho dầu ăn vào cuối cùng cho con ăn cháo lúc còn ấm.

Cháo cá hồi + bí đỏ

Cháo cá hồi + bí đỏ

2. Cháo gan gà + khoai lang

Nguyên liệu:

  • Gan gà: 30g
  • Khoai lang: 20g
  • Gạo tẻ: 20g
  • Dầu ăn: 5g

Cách làm: Tất cả đem sơ chế rửa sạch. Gan gà rửa sạch băm nhuyễn, phi với hành khô rồi cho ra bát. Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn. Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gà với khoai lang vào nấu sôi lên. Cho cháo ra bát và cho dầu ăn vào rồi cho bé ăn.

Cháo gan gà + khoai lang

Cháo gan gà + khoai lang

3. Cháo cua cà rốt

Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene, một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Khi được hấp thụ vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt cua làm sẵn: 100g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Ngô: 1/2 trái
  • Rau mùi: 1 nhánh
  • Hành khô: 1 củ
  • Gạo tẻ: lượng vừa phải
  • Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn cho trẻ.

Hướng dẫn cách nấu:

  • Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót vỏ cua trong thịt.
  • Bắp gỡ lấy hạt, đem xay với nước.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước ngô xay, bắc lên bếp đun cùng nửa củ cà rốt cắt miếng to để nước ngọt hơn, nửa củ cà rốt còn lại đem băm nhỏ để bé dễ ăn.
  • Khi cháo sôi, cà rốt mềm, bạn vớt bỏ các miếng cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • Xé cho thịt cua tơi ra, cho dầu ăn vào chảo và phi nửa củ hành băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
  • Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.

Cháo cua cà rốt

Cháo cua cà rốt

4. Cháo thịt heo + rau ngót

Nguyên liệu:

  • Gạo: 20g
  • Thịt nạc: 30g
  • Rau ngót: 30g
  • Dầu ăn: 5g

Cách làm: Tất cả sơ chế sạch, thịt heo băm nhỏ phi với chút hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo. Rau ngót trụng sơ và đem cắt nhuyễn rồi cho vào cháo, đợi cháo sôi lại cho chín rau thì tắt bếp. Cho cháo ra bát và cho dầu ăn vào và cho.

Cháo thịt heo + rau ngót

Cháo thịt heo + rau ngót

5. Cháo tôm + cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • Gạo: 20g
  • Tôm: 30g
  • Cải bó xôi: 30g
  • Dầu ăn:5g

Cách làm:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ đen và băm nhuyễn rồi xào qua với hành khô băm nhỏ. Cải bó xôi sau khi sơ chế sạch đem trụng qua và cắt nhuyễn. Gạo đã ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại cháo thì tắt bếp. Cho cháo ra bát rồi cho dầu ăn và cho bé ăn.

Cháo tôm + cải bó xôi

Cháo tôm + cải bó xôi

6. Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ
  • Thịt gà
  • Đậu Hà Lan
  • Gạo tẻ

Cách làm: Đậu Hà Lan mẹ hãy đem rửa sạch, bóc vỏ lớp bên ngoài ra. Cho thịt gà, bí đỏ và đậu Hà Lan vào nấu chung với cháo cho tới khi cháo chín nhừ. Lúc này mẹ lấy thịt gà chín ra thái nhỏ rồi cho vào nồi cháo và tiếp tục nấu sôi lại trong 3 phút.

Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

7. Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • Tim heo, gà hoặc bò: 30g
  • Khoai tây + rau cải ngọt + cà rốt + hành khô

Cách làm: Tim đem rửa sạch, băm nhỏ sau đó cho lên bếp rồi xào chín cùng với hành. Các nguyên liệu như khoai tây, cà rốt đem hấp chín và nghiền nhuyễn. Rau cải đen băm nhỏ, sau khi cháo đã chín nhừ thì cho khoai tây cà rốt vào để nấu cùng. Cuối cùng cho rau cải xanh vào rồi khuấy đều, đun sôi nhỏ lửa. Khoảng 2 phút cho rau chín rồi bắc ra.

Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt

8. Cháo trứng khoai lang

Nguyên liệu:

Khoai lang + lòng đỏ trứng gà + gạo tẻ + một chút dầu ô liu

Cách làm: Khoai lang sau khi rửa sạch mẹ băm nhỏ rồi đem hấp chín hoặc cho vào nồi để nấu chung với cháo. Đợi tới khi cháo và khoai lang chín thì mẹ hãy cho lòng đỏ trứng gà vào. Tiếp tục đun sôi thêm khoảng 4-5 phút rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát tiếp đến cho thêm 1 chút dầu ăn ô liu vào.

Cháo trứng khoai lang

Cháo trứng khoai lang

Trong giai đoạn 9 tháng chín tuổi bé ăn dặm, công việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng sẽ giúp bổ sung được lượng lớn chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu hụt từ giai đoạn bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bài viết trên, FaGoMom đã cung cấp những thông tin bổ ích về chăm sóc giai đoạn bé 9 tháng tuổi, đảm bảo cho vé có được nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện và nhanh chóng nhất.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00

Chủ nhật : 8:00 – 11:30

Kết nối với chúng tôi:

– Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw