Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 giúp cải thiện bệnh tốt hơn

Người tiểu đường type 2 có nguy cơ bị cắt cụt chân cao gấp 25 lần so với người không mắc bệnh. Tiểu đường type 2 còn gây nhiều biến chứng tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận… Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường, trong đó chủ yếu tiểu đường type 2. Do đó, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn về chế độ ăn cho người tiểu đường type 2.

chế độ ăn cho người tiểu đường type 2

Ý nghĩa của chế độ ăn đối với người mắc đái tháo đường type 2

  • Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao.
  • Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
  • Tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường.
  • Giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất.
  • Giúp bệnh nhân duy trì hoạt động thể lực hàng ngày. (1)

Nguyên tắc về chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2

  • Nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.
  • Không nên ăn quá ít, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
  • Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng tăng, nên ăn các món chế biến đơn giản: hấp, luộc.
  • Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).
  • Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo chưa chắc phù hợp.
Người bệnh tiểu đường type 2 cần có chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh tiểu đường type 2 cần có chế độ ăn uống hợp lý để ổn định đường huyết

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2: ăn đủ chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng sẽ tạo ra năng lượng là một nguồn quan trọng của các hoạt động sống, vận động cơ thể và năng lượng được biểu thị bằng đơn vị kcal. Thực phẩm chứa glucid, protid, lipid chính là những nguồn năng lượng. (2)

1. Tinh bột (Glucid)

Tỉ lệ năng lượng do glucid được chấp nhận là 44% – 46% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.

Đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường.

Trong 1 phần glucid # 200 kcalo: Tương đương với 1 chén cơm gạt, 1 ổ bánh mì, 2 củ khoai lang, 1 trái bắp, 4 lát sandwich, 200g bún tươi, 2 tô cháo, 200g mì spaghetti đã chín.

2. Chất đạm (Protid)

Lượng protein nên đạt 1 – 1,5g/kg/ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường (có albumin niệu hoặc giảm tỷ lệ lọc cầu thận), nên duy trì chế độ ăn kiêng hàng ngày được khuyến cáo là 0,8g protid/kg/ ngày.

Tuy nhiên, lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường, nên đạt 15% – 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% – 14 %).

Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vừa hạ được giá tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn.

Trong 1 phần protid # 80 – 100 kcalo ( chỉ nên ăn 2 – 3 phần thịt mỗi ngày): tương đương 1 khứa cá 50 – 80 g, mực 100 g, trứng 1 quả, thịt heo, gà, bò 50 – 60 g, đậu phụ 100g, 1 con cua vừa 250g, tôm khoảng 150g

Giảm nguy cơ tử vong nếu ăn cá 1 – 3 lần một tuần:Theo kết quả của 20 nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, ăn các loại cá béo như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi từ 1~3 lần một tuần giúp giảm tới 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

3. Chất béo (Lipid)

Trong khẩu phần ăn của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…).

Tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 20% – 35% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18 – 20%), không nên vượt quá 35%.

Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật), các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại) vì dễ gây xơ vữa động mạch.

4. Rau xanh

Rau củ quả là một trong những món ăn thường thấy, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên vitamin, khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, do đó có thể giảm bớt khẩu phần ăn, dẫn đến giảm cân.

Ngoài ra một loại củ cũng rất tốt cho sức khỏe như: bông cải xanh, mướp đắng, hành tây, rau bắp cải, súp lơ, rau dền, rau diếp cá, trong cà rốt có hàm lượng beta – carotene cao, kiểm soát đường huyết rất tốt. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả hơn.

Với những bệnh nhân đã lớn tuổi nên ăn lá rau ăn với mức độ vừa phải. Không nên ăn nhiều rau bởi cung cấp quá nhiều chất xơ cũng gây nên khó tiêu hóa.

5. Tiêu thụ muối

Mục tiêu: Lượng muối tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày.

Nội mạc mạch máu của bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với muối so với người bình thường vì thế nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ngay cả giai đoạn tiền tiểu đường. Vì thế người bệnh tiểu đường nên hạn chế muối, tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày. Giảm hơn nữa lượng muối ăn vào khoảng 1.500 mg/ngày có thể có lợi cho hạ huyết áp trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đã khuyến cáo nên thận trọng khi hạn chế muối đến 1.500 mg/ngày ở những người bệnh có bệnh tăng huyết áp đi kèm. (1.500mg muối khoảng 1/2 thìa cafe muối, hoặc 1 thìa nước mắm nhỏ).

6. Trái cây

Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía), do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.

Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho tim mạch, sức khỏe nói chung.

Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm đường- huyết có thể tăng cao.

Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết, tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride, giảm HDL- cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. Khoảng 10 gam 1 suất trái cây: tương đương ½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho (1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…).

7. Sữa và sản phẩm từ sữa

Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Ăn một hũ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường, ít làm tăng đường huyết sau ăn.

Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.

Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền, dễ kiếm hơn.

8. Thực phẩm không nên ăn, hạn chế

Thêm vào nữa việc ăn những thức ăn như phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích , lạp xưởng, thịt nguội, cũng góp phần ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một số loại như: nước ngọt, nước mía bánh kẹo ngọt chỉ nên sử dụng cho trường hợp cấp cứu hạ đường huyết.

9. Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ?

Trong cơ thể người lớn 40-50% là nước, còn trẻ em 60-80%.

Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nên việc bổ sung đủ nước ở bệnh nhân đái tháo đường có ý nghĩa quan trọng.

Công thức tính: Trọng lượng cơ thể/ 0,03 = Số nước cần uống 1 ngày (ml)

Uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất.

10. Rượu bia

Với người bệnh Đái tháo đường không hẳn cấm rượu bia tuyệt đối mà vẫn có thể uống được nhưng ở trong khoảng cho phép.

Tổ chức Y tế thế giới, lập cách tính một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn, để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với cồn sinh ra trong cơ thể người. Đơn vị này tương đương: 1 chén rượu dung tích 30ml bằng 1 ly rượu vang 100ml, bằng 1 ly bia hơi 330 ml, bằng 2/3 chai hoặc lon bia 5 độ 330ml.

cá hồi tốt cho người tiểu đường type 2
Cá hồi chứa omega-3 là nguồn thực phẩm tốt cho người tiểu đường type 2

Các nguyên tắc đo lường chuẩn hóa và thực đơn mẫu

1. Nguyên tắc 1/4 (Dĩa thức ăn = 25cm)

  • Tinh bột (cơm, phở, hủ tiếu, bún, mì, bánh mì, ngô, khoai…): chiếm ¼ đĩa thức ăn
  • Thành phần đạm (thịt, cá, tàu hủ…): chiếm ¼ đĩa
  • Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai…) 1 muỗng nhỏ khoảng 2ml
  • Thành phần xơ (rau các loại): chiếm ½ đĩa.

2. Thực đơn mẫu

Không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phụ thuộc vào từng người bệnh béo hay gầy.
  • Tình trạng bệnh lý của người bệnh (đường máu, lipid máu),
  • Tính chất lao động, thói quen ăn uống hàng ngày của người bệnh.
  • Phụ thuộc vào nồng độ insulin, thuốc hạ đường máu sử dụng.

3. Thiết lập mức năng lượng tùy theo cá nhân:

  • Để giảm trọng lượng dành cho người béo: 20 – 25 kcalo/kg/ngày
  • Những người duy trì thể trọng và có mức lao động nhẹ và vừa: 30 – 35 kcalo/kg/ngày.
  • Mức năng lượng dành cho người gầy cần tăng trong lượng, lao động nặng: 35 – 40 kcalo/kg/ngày.

4. Tính toán năng lượng:

  • 1 gam protid cho 4 kcalo
  • 1gam lipid cho 9 kcalo

Với những hiểu biết, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên đều đặn (ít nhất 30 phút/ngày ); sử dụng thuốc, kiểm tra đường huyết thường xuyên nhờ sự hướng dẫn, chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Gia đình người bệnh sẽ biết cách kiểm soát tốt đường huyết, người bị tiểu đường có thể có một cuộc sống vui khoẻ như những người bình thường khác.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Bị tiểu đường loại 2 có ăn trái cây được không?

Có. Các loại trái cây thường có chỉ số GI thấp vì chúng chứa nhiều đường fructose, nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh tiểu đường loại 2 có thể ăn bất kỳ loại trái cây nào (nếu không bị dị ứng) nhưng phải phù hợp với lượng carbohydrate trong kế hoạch thực phẩm hàng ngày, ăn vừa đủ, tránh ăn một lượng lớn trái cây ngọt cùng lúc. (3)

2. Bị tiểu đường loại 2 có thể ăn nhẹ giữa các bữa không?

Có. Nếu người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng insulin hoặc một số loại thuốc trị tiểu đường gây nguy cơ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) thì có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giúp duy trì lượng đường trong máu. (4)

Những món ăn nhẹ này nên chứa một số carbohydrate tinh bột. Tuy nhiên, ăn vặt thường xuyên có thể gây khó khăn cho việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

BVĐK Tâm Anh có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường các chuyên gia đầu ngành đến từ những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia nước ngoài trong việc khám, chẩn đoán, điều trị và thường xuyên cập nhật các phác đồ hiện đại trong tư vấn chăm sóc sức khỏe bệnh Nội tiết – Đái tháo đường giúp người bệnh an tâm trong việc chữa trị.

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, tránh những biến chứng gây bệnh tim mạch, thận, thần kinh, mắt… Do đó, người bệnh cần đến những gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 giúp cải thiện bệnh tốt hơn

Người tiểu đường type 2 có nguy cơ bị cắt cụt chân cao gấp 25 lần so với người không mắc bệnh. Tiểu đường type 2 còn gây nhiều biến chứng tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận… Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường, trong đó chủ yếu tiểu đường type 2. Do đó, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn về chế độ ăn cho người tiểu đường type 2.

chế độ ăn cho người tiểu đường type 2

Ý nghĩa của chế độ ăn đối với người mắc đái tháo đường type 2

  • Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao.
  • Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
  • Tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường.
  • Giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất.
  • Giúp bệnh nhân duy trì hoạt động thể lực hàng ngày. (1)

Nguyên tắc về chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2

  • Nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.
  • Không nên ăn quá ít, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
  • Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng tăng, nên ăn các món chế biến đơn giản: hấp, luộc.
  • Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).
  • Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo chưa chắc phù hợp.
Người bệnh tiểu đường type 2 cần có chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh tiểu đường type 2 cần có chế độ ăn uống hợp lý để ổn định đường huyết

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2: ăn đủ chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng sẽ tạo ra năng lượng là một nguồn quan trọng của các hoạt động sống, vận động cơ thể và năng lượng được biểu thị bằng đơn vị kcal. Thực phẩm chứa glucid, protid, lipid chính là những nguồn năng lượng. (2)

1. Tinh bột (Glucid)

Tỉ lệ năng lượng do glucid được chấp nhận là 44% – 46% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.

Đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường.

Trong 1 phần glucid # 200 kcalo: Tương đương với 1 chén cơm gạt, 1 ổ bánh mì, 2 củ khoai lang, 1 trái bắp, 4 lát sandwich, 200g bún tươi, 2 tô cháo, 200g mì spaghetti đã chín.

2. Chất đạm (Protid)

Lượng protein nên đạt 1 – 1,5g/kg/ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường (có albumin niệu hoặc giảm tỷ lệ lọc cầu thận), nên duy trì chế độ ăn kiêng hàng ngày được khuyến cáo là 0,8g protid/kg/ ngày.

Tuy nhiên, lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường, nên đạt 15% – 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% – 14 %).

Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vừa hạ được giá tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn.

Trong 1 phần protid # 80 – 100 kcalo ( chỉ nên ăn 2 – 3 phần thịt mỗi ngày): tương đương 1 khứa cá 50 – 80 g, mực 100 g, trứng 1 quả, thịt heo, gà, bò 50 – 60 g, đậu phụ 100g, 1 con cua vừa 250g, tôm khoảng 150g

Giảm nguy cơ tử vong nếu ăn cá 1 – 3 lần một tuần:Theo kết quả của 20 nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, ăn các loại cá béo như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi từ 1~3 lần một tuần giúp giảm tới 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

3. Chất béo (Lipid)

Trong khẩu phần ăn của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…).

Tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 20% – 35% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18 – 20%), không nên vượt quá 35%.

Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật), các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại) vì dễ gây xơ vữa động mạch.

4. Rau xanh

Rau củ quả là một trong những món ăn thường thấy, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên vitamin, khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, do đó có thể giảm bớt khẩu phần ăn, dẫn đến giảm cân.

Ngoài ra một loại củ cũng rất tốt cho sức khỏe như: bông cải xanh, mướp đắng, hành tây, rau bắp cải, súp lơ, rau dền, rau diếp cá, trong cà rốt có hàm lượng beta – carotene cao, kiểm soát đường huyết rất tốt. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả hơn.

Với những bệnh nhân đã lớn tuổi nên ăn lá rau ăn với mức độ vừa phải. Không nên ăn nhiều rau bởi cung cấp quá nhiều chất xơ cũng gây nên khó tiêu hóa.

5. Tiêu thụ muối

Mục tiêu: Lượng muối tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày.

Nội mạc mạch máu của bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với muối so với người bình thường vì thế nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ngay cả giai đoạn tiền tiểu đường. Vì thế người bệnh tiểu đường nên hạn chế muối, tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày. Giảm hơn nữa lượng muối ăn vào khoảng 1.500 mg/ngày có thể có lợi cho hạ huyết áp trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đã khuyến cáo nên thận trọng khi hạn chế muối đến 1.500 mg/ngày ở những người bệnh có bệnh tăng huyết áp đi kèm. (1.500mg muối khoảng 1/2 thìa cafe muối, hoặc 1 thìa nước mắm nhỏ).

6. Trái cây

Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía), do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.

Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho tim mạch, sức khỏe nói chung.

Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm đường- huyết có thể tăng cao.

Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết, tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride, giảm HDL- cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. Khoảng 10 gam 1 suất trái cây: tương đương ½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho (1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…).

7. Sữa và sản phẩm từ sữa

Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Ăn một hũ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường, ít làm tăng đường huyết sau ăn.

Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.

Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền, dễ kiếm hơn.

8. Thực phẩm không nên ăn, hạn chế

Thêm vào nữa việc ăn những thức ăn như phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích , lạp xưởng, thịt nguội, cũng góp phần ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một số loại như: nước ngọt, nước mía bánh kẹo ngọt chỉ nên sử dụng cho trường hợp cấp cứu hạ đường huyết.

9. Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ?

Trong cơ thể người lớn 40-50% là nước, còn trẻ em 60-80%.

Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nên việc bổ sung đủ nước ở bệnh nhân đái tháo đường có ý nghĩa quan trọng.

Công thức tính: Trọng lượng cơ thể/ 0,03 = Số nước cần uống 1 ngày (ml)

Uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất.

10. Rượu bia

Với người bệnh Đái tháo đường không hẳn cấm rượu bia tuyệt đối mà vẫn có thể uống được nhưng ở trong khoảng cho phép.

Tổ chức Y tế thế giới, lập cách tính một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn, để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với cồn sinh ra trong cơ thể người. Đơn vị này tương đương: 1 chén rượu dung tích 30ml bằng 1 ly rượu vang 100ml, bằng 1 ly bia hơi 330 ml, bằng 2/3 chai hoặc lon bia 5 độ 330ml.

cá hồi tốt cho người tiểu đường type 2
Cá hồi chứa omega-3 là nguồn thực phẩm tốt cho người tiểu đường type 2

Các nguyên tắc đo lường chuẩn hóa và thực đơn mẫu

1. Nguyên tắc 1/4 (Dĩa thức ăn = 25cm)

  • Tinh bột (cơm, phở, hủ tiếu, bún, mì, bánh mì, ngô, khoai…): chiếm ¼ đĩa thức ăn
  • Thành phần đạm (thịt, cá, tàu hủ…): chiếm ¼ đĩa
  • Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai…) 1 muỗng nhỏ khoảng 2ml
  • Thành phần xơ (rau các loại): chiếm ½ đĩa.

2. Thực đơn mẫu

Không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phụ thuộc vào từng người bệnh béo hay gầy.
  • Tình trạng bệnh lý của người bệnh (đường máu, lipid máu),
  • Tính chất lao động, thói quen ăn uống hàng ngày của người bệnh.
  • Phụ thuộc vào nồng độ insulin, thuốc hạ đường máu sử dụng.

3. Thiết lập mức năng lượng tùy theo cá nhân:

  • Để giảm trọng lượng dành cho người béo: 20 – 25 kcalo/kg/ngày
  • Những người duy trì thể trọng và có mức lao động nhẹ và vừa: 30 – 35 kcalo/kg/ngày.
  • Mức năng lượng dành cho người gầy cần tăng trong lượng, lao động nặng: 35 – 40 kcalo/kg/ngày.

4. Tính toán năng lượng:

  • 1 gam protid cho 4 kcalo
  • 1gam lipid cho 9 kcalo

Với những hiểu biết, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên đều đặn (ít nhất 30 phút/ngày ); sử dụng thuốc, kiểm tra đường huyết thường xuyên nhờ sự hướng dẫn, chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Gia đình người bệnh sẽ biết cách kiểm soát tốt đường huyết, người bị tiểu đường có thể có một cuộc sống vui khoẻ như những người bình thường khác.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Bị tiểu đường loại 2 có ăn trái cây được không?

Có. Các loại trái cây thường có chỉ số GI thấp vì chúng chứa nhiều đường fructose, nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh tiểu đường loại 2 có thể ăn bất kỳ loại trái cây nào (nếu không bị dị ứng) nhưng phải phù hợp với lượng carbohydrate trong kế hoạch thực phẩm hàng ngày, ăn vừa đủ, tránh ăn một lượng lớn trái cây ngọt cùng lúc. (3)

2. Bị tiểu đường loại 2 có thể ăn nhẹ giữa các bữa không?

Có. Nếu người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng insulin hoặc một số loại thuốc trị tiểu đường gây nguy cơ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) thì có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giúp duy trì lượng đường trong máu. (4)

Những món ăn nhẹ này nên chứa một số carbohydrate tinh bột. Tuy nhiên, ăn vặt thường xuyên có thể gây khó khăn cho việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

BVĐK Tâm Anh có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường các chuyên gia đầu ngành đến từ những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia nước ngoài trong việc khám, chẩn đoán, điều trị và thường xuyên cập nhật các phác đồ hiện đại trong tư vấn chăm sóc sức khỏe bệnh Nội tiết – Đái tháo đường giúp người bệnh an tâm trong việc chữa trị.

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, tránh những biến chứng gây bệnh tim mạch, thận, thần kinh, mắt… Do đó, người bệnh cần đến những gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với từng tình trạng bệnh.