Ăn Thế Nào Để Cân Bằng Âm Dương? – Bếp Thực Dưỡng

Lâu nay cứ nghe Trạng Down nói âm âm dương dương nhưng chắc các bạn không hiểu lắm nó như nào. Vì đa phần chúng ta không hiểu về tính chất của thực phẩm nên sẽ không hiểu nó ảnh hưởng đến đường ruột như nào. Có nhiều khía cạnh hay cặp phạm trù để xét về thực phẩm vd vitamin, dinh dưỡng, calo nhưng âm dương là khía canh mà ít người nhắc. Nó cũng không phải kiểu cay nóng hay mát lạnh mà chúng ta vẫn nghĩ. Nóng lạnh kiểu đó chỉ là một phần. Âm dương mà thực dưỡng nói đến là khái niệm co rút và trương nở, ly tâm và hướng tâm.

Những thực phẩm âm là thực phẩm làm cho những thứ mà nó tiếp xúc đến bị ly tâm, trương nở, dãn ra nhẹ xốp hơn. Còn những thực phẩm dương thì làm cho những thứ nó tiếp xúc hay tác động đến co rút lại săn chắc đặc lại. Vd cục bột thả vào nước là môi trường âm thì cục bột nát và tan ra còn cục bột để gần lửa thì khô cứng và co ngót lại. Nếu đem rắc đường vào chỗ vết thương thì vêt thương đó lâu lành và có xu hướng loét ra còn rắc muối vào thì sẽ nhanh lành và se lại. Môi trường đường là môi trường âm còn môi trường muối là môi trường dương.

Những người bị bệnh tiểu đường là người có môi trường máu âm, họ bị các chứng lở loét và vết thương lâu lành. Những người ăn quá nhạt thì vết thương sẽ lâu lành hơn. Cũng như vậy, những thứ mà ta ăn vào cũng có tính âm dương làm cho đường ruột hoặc là trương nở nhão và dãn ra hoặc co rút săn chắc lại. Hiểu về tính chất âm dương của thực phẩm sẽ giúp chúng ta phòng và chữa bệnh về tiêu hóa hiệu quả hơn rất nhiều. Nhiều người bị các bệnh về đường ruột âm như dạ dày, trào ngược, kích ứng đại tràng, táo bón âm, trĩ .. nhưng họ lại chọn các phương thức chữa và đồ ăn âm thì càng làm cho bệnh tình thêm nặng.

Để nói về một thứ thì có nhiều khía cạnh để nói, vd người ta có thể nói về vitamin, về khoáng chất, đôi khi còn về sự thưởng thức, khẩu vị hay cả đạo lý. Ở bài này, tôi chỉ nói về sự tác động của các dạng thức ăn lên hệ đường ruột của chúng ta. Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể xếp vào 3 nhóm chính là rau củ quả – tinh bột – thịt trứng cá. Các nhóm này tác động đến đường ruột như nào?

RAU CỦ QUẢ

fruit veg

Ngày nay, mức độ sử dụng rau củ quả ngày càng nhiều, một phần do trồng trọt giao thương phát triển, một phần do xu hướng ăn uống có thay đổi. Hồi những năm 70-80 thì hoa quả chả có mà ăn chứ ko nói có bán, nhất là miền bắc, ngày nay thì khắp các nơi trồng và bán không hết. Rau củ quả tất nhiên có những vai trò của nó và không thể thiếu trong đời sống con người. Cá nhân tôi thì không cực đoan như Thực dưỡng Ohsawa số 7 ở VN là nhìn hoa quả như thuốc độc. Nhưng chúng ta nên hiểu về tính chất của nó để biết nên dùng bao nhiêu là hợp lý nhất là hợp lý với thể trạng của mình.

Rau củ quả nói chung có tính âm. Mặt tích cực của nó là làm tan các thức u kết vón cục do dương tạo thành, làm mát máu, sạch máu, đào thải muối. Nó còn có tính rửa sạch giống như một chất tẩy rửa bề mặt có hoạt tính nên làm sạch đường ruột. Thế nên trong đời sống chúng ta không thể thiếu rau củ nhất là với chế độ ăn có đạm động vật (thức dương gây kết dính). Bạn cũng có thể cảm nhận được tính tẩy rửa và làm sạch của các loại nước ép từ rau củ khi mà nó tiếp xúc với da một thời gian lâu. Chính vì thế nhiều pp chữa bệnh dùng sinh tố có hiệu quả.

Mặt hại của nó là hầu hết rau củ có tính hàn và trệ khí nên làm lạnh và ẩm ướt đường ruột. Điều đó có nghĩa là hại đến “lửa” hay vị khí hay khả năng vận hóa thức ăn của tỳ vị, gây ra đờm thấp trệ. Điều này chúng ta có thể chứng nghiệm. Với những người bụng yếu (đường ruột thiếu sinh khí, lạnh, độ săn chắc kém) khi ăn xoài, đu đủ có thể sau vài phút là đi ngoài ngay. Có nhiều người uống các loại sinh tốt như dưa chuột, bí xanh, nước phan tả diệp, … một lúc sau bụng sôi và đi ngoài. Một số health coach bảo là do tỳ vị được kích thích này nọ và tốt lắm. Đúng là tốt nhưng tốt theo nghĩa nào, hướng nào? Một thứ tốt ăn vào thì không bao giờ cơ thể lại phải đào thải ra như thế. Khi cơ thể bị nhiễm độc thì nếu thải được qua đường dưới sẽ đau bụng và đi ngoài, nếu thải được qua đường trên thì nôn ọe, đôi khi độc quá nặng và nhiều thì phải thải qua cả 2 đường “miệng nôn trôn tháo”. Những trường hợp như thế là nguy hiểm. Lý do mà làm cho cơ thể phải như thế là vì nó có khí độc (thường là hàn khí) và nó có tính làm dãn ruột nhão ruột nên ruột không giữ được.

Nếu chúng ta ăn quá nhiều rau củ hoa quả thì sẽ có 2 nguy cơ:

  • Lạnh hệ tỳ vị, hại vị khí, làm không sinh được ra máu huyết, gây thiếu máu, người gầy yếu xanh xao
  • Ruột trương nở mất sức co bóp sinh ra các vấn đề đầy bụng, khó tiêu, trào ngược, viêm đại tràng, kích ứng đường ruột, trĩ ngoại. Rau củ quả có vai trò làm sạch đường ruột nhưng theo hướng rửa trôi, làm dãn nhão mềm ra, lạnh và ướt

Trái Cây: Ăn Hay Không Ăn?

Chúng ta phải ứng xử như thế nào?

Nhận thức đúng để không thiên lệch hay cực đoan. Ăn một lượng vừa phải, những thứ rau quả quá lạnh, quá làm nhão ruột nên dè chừng và có cách chuyển hóa chúng. Những thứ đó không phải là vô ích mà sẽ hữu ích nếu chúng ta biết cách kết hợp âm dương.

Các loại rau lạnh và âm như rau muống, mồng tơi không nên ăn luộc mà nên xào tỏi & tamari (chay) hoặc xào thịt bò (mặn). Các loại rau nói chung nên nấu với chút thịt băm (mặn) kiểu như rau ngót nấu thịt, mướp đắng nhồi thịt, cải bắp cuốn thịt, bí xanh ninh xương hoặc mọc.. hoặc kho, nấu với miso, tamari. Tất nhiên những thứ không quá lạnh như carot, đỗ trạch, đỗ vàng, cải bắp, xu hào, súp lơ, bí đỏ thì có thể ăn nấu luộc kho thế nào cũng được. Đôi khi trời nắng nóng cũng cần đĩa rau luộc chứ không phải lúc nào cũng nấu và xào.

Hoa quả âm nhất là các loại quả có vị ngọt và nát. Đầu bảng phải kể đến là xoài, đu đủ, chuối tiêu. Những loại này không phải không thể ăn mà nên ăn ít, ăn 1 miếng cho vui, chứ đừng chén nửa quả đu đủ mỗi ngày vì giàu vitamin A hay vài ba quả xoài chỉ vì cây nhà mình chín nhiều quá.

THỊT TRỨNG CÁ

blogimages protein 02 01 18

Đây là nhóm thực phẩm dương, dương nhất là các loại trứng, dương nhì là thịt đỏ, thứ 3 là cá tôm. Trong các loại thịt thì thịt dê, thịt chó dương hơn cả, sau đến thịt bò rồi thịt heo. Những loại đạm động vật càng dương thì tính co rút, bết dính càng cao gây bẩn đường ruột, dễ sinh ra poplyp đại tràng. Nhưng nó lại là thứ ấm nóng giàu năng lượng và cung cấp khí cho tỳ vị, dễ sinh ra máu hơn so với rau củ hạt.

Nói chung, các loại thịt trắng có tính âm, xốp bở hơn thịt đỏ và vì thế nó dễ tiêu, ít co rút và bám dính, đỡ gây hại hơn vd như thịt gà, cá, tôm, hải sản. Thịt gà thì tính hơi nóng bốc nên cũng không nên ăn nhiều. Cá là thức ăn được khuyến cáo nhất. Cá là động vật sống dưới nước nên tính lạnh hàn, cách chế biến tốt nhất là kho với gừng nghệ sả hoặc nấu canh, hầm, hấp, hạn chế chiên rán.

Những người ăn nhiều đạm động vật thì có xu hướng ăn nhiều rau hoa quả để cân bằng lại, giúp đào thải các vấn đề cặn bã, muối (natri) gây ra do ăn thịt và làm máu đỡ “đặc” hơn. Trên các bàn ăn kiểu Tây thì các loại salad được ăn kèm với các loại thịt nướng, thịt hun khói là một cách kết hợp tốt. Còn trên các bàn ăn Á Đông là các món kho mặn với các món canh. Chế độ ăn kiêng chỉ có rau quả và thịt (ko tinh bột) là một sự kết hợp hay về âm dương, cho năng lượng tốt và có hạn chế các tác hại của cả 2 thứ âm của rau quả gây ra và dương của thịt gây ra. Tuy nhiên, về mặt sức khỏe đường ruột thì chưa phải tối ưu. Về cơ bản, sự làm bẩn đường ruột của đạm động vật ở mức sâu, vì nó có tính bết dính và cô kết còn tính làm sạch và rửa trôi của rau hoa quả chỉ là bề mặt (đối với đường ruột) giống như chúng ta chỉ dội nước trên mặt sân mà đất bẩn bám rất chặt. Đường ruột cần một nhóm thức ăn thứ 3 mà thế giới đang dần bỏ qua và quên đi – Tinh Bột.

TINH BỘT

WholeGrains Adobe

Tinh bột mà cơ bản là ngũ cốc có tính không quá dương và không âm đối với cơ thể, là thức ăn dường như cân bằng nhất đối với cơ thể. Có lẽ, từ xưa người ta đã thấy cơm gạo là thức ăn chính và tốt cho ruột hay sao mà có câu Cơm tẻ là mẹ ruột. Thời xưa kia khi kinh tế còn khó khăn, không chỉ ở VN mà cả thế giới, có cơm có bánh mỳ ăn đã là tốt lắm rồi, cơm đủ người ta vẫn béo tốt khỏe mạnh. Ngày nay, càng nhiều loại thức ăn bổ béo thì bệnh đường ruột lại càng nhiều. Có thể vậy, vì cái tốt nhất với đường ruột ngày càng bị ít đi còn những cái hại thì ngày càng nhiều hơn.

Tinh bột hay ngũ cốc tốt như nào?

Các loại cơm cốc hay một số loại củ như củ mài đều có tính bổ tỳ vị, cung cấp khí cho vị khí. Ngoài ra, thì quá trình tiêu hóa tinh bột cũng sản sinh ra đường để tạo máu. Vấn đề ở chỗ loại nguyên liệu này ngoài vấn đề bổ khí, bổ huyết, sinh máu thì nó lại khô ráo ấm áp không gây bẩn gây nhão mà còn làm sạch đường ruột và săn chắc lại.

Trong Đông Y, rất nhiều thứ được đem ngâm nước vo gạo để khử độc, làm sạch, làm mềm. Thời ngày xưa chưa có nước rửa bát thì khi bát mỡ quá người ta rửa bát bằng nước vo gạo cũng rất sạch. Nếu ai gói bánh, tay hay phải đảo gạo thì chúng ta thấy tay cũng rất sạch và trắng. Nhưng kiểu làm sạch của tinh bột này không phải rửa trôi giống như rau hoa quả mà là dạng thấm hút chất bẩn ra. Nếu chúng ta đem các loại tinh bột mà đắp lên mặt hoặc rửa mặt sẽ thấy da mặt hết nhờn và mềm mại, các hạt tinh bột nhỏ li ti đã hút lấy đi các chất bẩn trên da. Trong ngành Nhân Điện lớp cao cấp, có một pp thải độc toàn thân bằng cách ngâm người vào trong một bồn tắm đầy nước cháo nấu từ gạo. Tinh bột có khả năng hút độc rất tốt.

Chúng ta có thể thử ngâm tay vào 3 thứ là dầu mỡ thịt – nước rau quả – tinh bột thì chúng ta có thể hình dung được 3 nhóm ấy tác động đến tay như thế nào. Thịt thì tất nhiên là bẩn rồi, nước ép thì làm sạch nhưng có phần không khỏe như tinh bột. Chắc chúng ta cũng có thể hình dung nếu chất cặn bã của 3 thứ này đi qua đường ruột, thì thứ nào làm ruột sạch hơn cả? Thịt cá thì làm bẩn, rau củ quả thì làm sạch nhưng không sâu còn làm ướt lạnh, tinh bột thì làm khô ráo và sạch sâu, lấy đi các chất mặn bám mà lại không phải bào mòn hay hại ruột.

Nhưng không phải loại tinh bột nào cũng như nhau. Tinh bột có nhiều dạng. Trong tinh bột cũng chia ra âm dương. Ngay trong một loại là nhóm hạt cũng chia ra âm dương. Các loại hạt như gạo, kê, các loại lúa mạch, lúa mì là cái cân bằng và đường ruột cần nhất. CƠM TẺ LÀ MẸ RUỘT, là cơm tẻ chứ không phải cơm nếp, cũng không phải macca, hạnh nhân hay óc chó hay khoai lang. Các loại hạt có dầu là các hạt âm cũng chỉ nên ăn 10-20%, coi chúng như là thức ăn đạm động vật chứ không nên coi là tinh bột. Yến mạch là một loại mạch nhưng nó lại âm lạnh nên không ăn nhiều. Các loại khoai có tốt thật nhưng cũng ăn vừa phải chứ không coi là chính. Các loại đậu đỗ là những hạt khó tiêu cần biết cách chế biến và ăn lượng phù hợp.

Ngày nay, tinh bột đã là một kẻ bị đem ra thế mạng cho những hạn chế của tư duy, bị đổ tội cho là gây ra rất nhiều bệnh. Vậy mấy chục năm trước, có cơm trắng ăn đã là tốt thì sao không thấy bệnh. Đối với quan điểm của Trạng Down, tinh bột vô cùng quan trọng, nó không nên bị loại bỏ trong bữa ăn. Và nhất là những tinh bột của những hạt nguyên cám. Tinh bột thì có rất nhiều dạng chứ không chỉ có cơm gạo, có thể là ngô khoai sắn, củ mài, hà thủ ô, kê, ý dĩ… Đối với cơm, các bạn có thể dùng cơm gạo xát dối, với tỷ lệ vỏ cám cỡ 50-70% (gạo lứt là 100% vỏ cám, gạo trắng là 0% vỏ cám) thì sẽ phù hợp với đa số mọi người và tốt cho đại trạng. Gạo có tỷ lệ cám nhiều sẽ hạn chế tính hại của tinh bột, nhất là với người tiểu đường.

Vấn đề này các bạn có thể cảm nhận, nhất là người nào có hệ đại tràng vốn đã kém, ăn nhiều đạm động vật thấy ngay là sự bết dính như nào, ăn nhiều hoa quả sẽ thấy phân tã nát ướt thế nào và khi các bạn ăn nhiều tinh bột, nhất là tinh bột nguyên cám bạn sẽ thấy phân khô và sạch.

Tuy vậy, khi mà tỳ vị yếu quá, lửa kém quá, các chức năng chuyển hóa không được tốt, bạn ăn gạo lứt vẫn thấy phân tã ướt, kiểu như cơ thể không tách được nước ra khỏi chất thải. Đó lại là một vấn đề khác. Nhưng vấn đề này sẽ trầm trọng hơn nếu chúng ta không hiểu về 3 nhóm thực phẩm trên và ăn sai hướng.

Nhìn Phân Đoán Sức Khỏe

TỶ LỆ TRUNG BÌNH TRONG BỮA ĂN

65-70% tinh bột gồm các loại gạo ngô khoai sắn, hạt … trong ngày 10-15% thịt trứng cá 20 -25 % rau củ quả

Âm Dương Giải Ảo (P3): Hình & Khí

Ăn Thế Nào Để Cân Bằng Âm Dương? – Bếp Thực Dưỡng

Lâu nay cứ nghe Trạng Down nói âm âm dương dương nhưng chắc các bạn không hiểu lắm nó như nào. Vì đa phần chúng ta không hiểu về tính chất của thực phẩm nên sẽ không hiểu nó ảnh hưởng đến đường ruột như nào. Có nhiều khía cạnh hay cặp phạm trù để xét về thực phẩm vd vitamin, dinh dưỡng, calo nhưng âm dương là khía canh mà ít người nhắc. Nó cũng không phải kiểu cay nóng hay mát lạnh mà chúng ta vẫn nghĩ. Nóng lạnh kiểu đó chỉ là một phần. Âm dương mà thực dưỡng nói đến là khái niệm co rút và trương nở, ly tâm và hướng tâm.

Những thực phẩm âm là thực phẩm làm cho những thứ mà nó tiếp xúc đến bị ly tâm, trương nở, dãn ra nhẹ xốp hơn. Còn những thực phẩm dương thì làm cho những thứ nó tiếp xúc hay tác động đến co rút lại săn chắc đặc lại. Vd cục bột thả vào nước là môi trường âm thì cục bột nát và tan ra còn cục bột để gần lửa thì khô cứng và co ngót lại. Nếu đem rắc đường vào chỗ vết thương thì vêt thương đó lâu lành và có xu hướng loét ra còn rắc muối vào thì sẽ nhanh lành và se lại. Môi trường đường là môi trường âm còn môi trường muối là môi trường dương.

Những người bị bệnh tiểu đường là người có môi trường máu âm, họ bị các chứng lở loét và vết thương lâu lành. Những người ăn quá nhạt thì vết thương sẽ lâu lành hơn. Cũng như vậy, những thứ mà ta ăn vào cũng có tính âm dương làm cho đường ruột hoặc là trương nở nhão và dãn ra hoặc co rút săn chắc lại. Hiểu về tính chất âm dương của thực phẩm sẽ giúp chúng ta phòng và chữa bệnh về tiêu hóa hiệu quả hơn rất nhiều. Nhiều người bị các bệnh về đường ruột âm như dạ dày, trào ngược, kích ứng đại tràng, táo bón âm, trĩ .. nhưng họ lại chọn các phương thức chữa và đồ ăn âm thì càng làm cho bệnh tình thêm nặng.

Để nói về một thứ thì có nhiều khía cạnh để nói, vd người ta có thể nói về vitamin, về khoáng chất, đôi khi còn về sự thưởng thức, khẩu vị hay cả đạo lý. Ở bài này, tôi chỉ nói về sự tác động của các dạng thức ăn lên hệ đường ruột của chúng ta. Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể xếp vào 3 nhóm chính là rau củ quả – tinh bột – thịt trứng cá. Các nhóm này tác động đến đường ruột như nào?

RAU CỦ QUẢ

fruit veg

Ngày nay, mức độ sử dụng rau củ quả ngày càng nhiều, một phần do trồng trọt giao thương phát triển, một phần do xu hướng ăn uống có thay đổi. Hồi những năm 70-80 thì hoa quả chả có mà ăn chứ ko nói có bán, nhất là miền bắc, ngày nay thì khắp các nơi trồng và bán không hết. Rau củ quả tất nhiên có những vai trò của nó và không thể thiếu trong đời sống con người. Cá nhân tôi thì không cực đoan như Thực dưỡng Ohsawa số 7 ở VN là nhìn hoa quả như thuốc độc. Nhưng chúng ta nên hiểu về tính chất của nó để biết nên dùng bao nhiêu là hợp lý nhất là hợp lý với thể trạng của mình.

Rau củ quả nói chung có tính âm. Mặt tích cực của nó là làm tan các thức u kết vón cục do dương tạo thành, làm mát máu, sạch máu, đào thải muối. Nó còn có tính rửa sạch giống như một chất tẩy rửa bề mặt có hoạt tính nên làm sạch đường ruột. Thế nên trong đời sống chúng ta không thể thiếu rau củ nhất là với chế độ ăn có đạm động vật (thức dương gây kết dính). Bạn cũng có thể cảm nhận được tính tẩy rửa và làm sạch của các loại nước ép từ rau củ khi mà nó tiếp xúc với da một thời gian lâu. Chính vì thế nhiều pp chữa bệnh dùng sinh tố có hiệu quả.

Mặt hại của nó là hầu hết rau củ có tính hàn và trệ khí nên làm lạnh và ẩm ướt đường ruột. Điều đó có nghĩa là hại đến “lửa” hay vị khí hay khả năng vận hóa thức ăn của tỳ vị, gây ra đờm thấp trệ. Điều này chúng ta có thể chứng nghiệm. Với những người bụng yếu (đường ruột thiếu sinh khí, lạnh, độ săn chắc kém) khi ăn xoài, đu đủ có thể sau vài phút là đi ngoài ngay. Có nhiều người uống các loại sinh tốt như dưa chuột, bí xanh, nước phan tả diệp, … một lúc sau bụng sôi và đi ngoài. Một số health coach bảo là do tỳ vị được kích thích này nọ và tốt lắm. Đúng là tốt nhưng tốt theo nghĩa nào, hướng nào? Một thứ tốt ăn vào thì không bao giờ cơ thể lại phải đào thải ra như thế. Khi cơ thể bị nhiễm độc thì nếu thải được qua đường dưới sẽ đau bụng và đi ngoài, nếu thải được qua đường trên thì nôn ọe, đôi khi độc quá nặng và nhiều thì phải thải qua cả 2 đường “miệng nôn trôn tháo”. Những trường hợp như thế là nguy hiểm. Lý do mà làm cho cơ thể phải như thế là vì nó có khí độc (thường là hàn khí) và nó có tính làm dãn ruột nhão ruột nên ruột không giữ được.

Nếu chúng ta ăn quá nhiều rau củ hoa quả thì sẽ có 2 nguy cơ:

  • Lạnh hệ tỳ vị, hại vị khí, làm không sinh được ra máu huyết, gây thiếu máu, người gầy yếu xanh xao
  • Ruột trương nở mất sức co bóp sinh ra các vấn đề đầy bụng, khó tiêu, trào ngược, viêm đại tràng, kích ứng đường ruột, trĩ ngoại. Rau củ quả có vai trò làm sạch đường ruột nhưng theo hướng rửa trôi, làm dãn nhão mềm ra, lạnh và ướt

Trái Cây: Ăn Hay Không Ăn?

Chúng ta phải ứng xử như thế nào?

Nhận thức đúng để không thiên lệch hay cực đoan. Ăn một lượng vừa phải, những thứ rau quả quá lạnh, quá làm nhão ruột nên dè chừng và có cách chuyển hóa chúng. Những thứ đó không phải là vô ích mà sẽ hữu ích nếu chúng ta biết cách kết hợp âm dương.

Các loại rau lạnh và âm như rau muống, mồng tơi không nên ăn luộc mà nên xào tỏi & tamari (chay) hoặc xào thịt bò (mặn). Các loại rau nói chung nên nấu với chút thịt băm (mặn) kiểu như rau ngót nấu thịt, mướp đắng nhồi thịt, cải bắp cuốn thịt, bí xanh ninh xương hoặc mọc.. hoặc kho, nấu với miso, tamari. Tất nhiên những thứ không quá lạnh như carot, đỗ trạch, đỗ vàng, cải bắp, xu hào, súp lơ, bí đỏ thì có thể ăn nấu luộc kho thế nào cũng được. Đôi khi trời nắng nóng cũng cần đĩa rau luộc chứ không phải lúc nào cũng nấu và xào.

Hoa quả âm nhất là các loại quả có vị ngọt và nát. Đầu bảng phải kể đến là xoài, đu đủ, chuối tiêu. Những loại này không phải không thể ăn mà nên ăn ít, ăn 1 miếng cho vui, chứ đừng chén nửa quả đu đủ mỗi ngày vì giàu vitamin A hay vài ba quả xoài chỉ vì cây nhà mình chín nhiều quá.

THỊT TRỨNG CÁ

blogimages protein 02 01 18

Đây là nhóm thực phẩm dương, dương nhất là các loại trứng, dương nhì là thịt đỏ, thứ 3 là cá tôm. Trong các loại thịt thì thịt dê, thịt chó dương hơn cả, sau đến thịt bò rồi thịt heo. Những loại đạm động vật càng dương thì tính co rút, bết dính càng cao gây bẩn đường ruột, dễ sinh ra poplyp đại tràng. Nhưng nó lại là thứ ấm nóng giàu năng lượng và cung cấp khí cho tỳ vị, dễ sinh ra máu hơn so với rau củ hạt.

Nói chung, các loại thịt trắng có tính âm, xốp bở hơn thịt đỏ và vì thế nó dễ tiêu, ít co rút và bám dính, đỡ gây hại hơn vd như thịt gà, cá, tôm, hải sản. Thịt gà thì tính hơi nóng bốc nên cũng không nên ăn nhiều. Cá là thức ăn được khuyến cáo nhất. Cá là động vật sống dưới nước nên tính lạnh hàn, cách chế biến tốt nhất là kho với gừng nghệ sả hoặc nấu canh, hầm, hấp, hạn chế chiên rán.

Những người ăn nhiều đạm động vật thì có xu hướng ăn nhiều rau hoa quả để cân bằng lại, giúp đào thải các vấn đề cặn bã, muối (natri) gây ra do ăn thịt và làm máu đỡ “đặc” hơn. Trên các bàn ăn kiểu Tây thì các loại salad được ăn kèm với các loại thịt nướng, thịt hun khói là một cách kết hợp tốt. Còn trên các bàn ăn Á Đông là các món kho mặn với các món canh. Chế độ ăn kiêng chỉ có rau quả và thịt (ko tinh bột) là một sự kết hợp hay về âm dương, cho năng lượng tốt và có hạn chế các tác hại của cả 2 thứ âm của rau quả gây ra và dương của thịt gây ra. Tuy nhiên, về mặt sức khỏe đường ruột thì chưa phải tối ưu. Về cơ bản, sự làm bẩn đường ruột của đạm động vật ở mức sâu, vì nó có tính bết dính và cô kết còn tính làm sạch và rửa trôi của rau hoa quả chỉ là bề mặt (đối với đường ruột) giống như chúng ta chỉ dội nước trên mặt sân mà đất bẩn bám rất chặt. Đường ruột cần một nhóm thức ăn thứ 3 mà thế giới đang dần bỏ qua và quên đi – Tinh Bột.

TINH BỘT

WholeGrains Adobe

Tinh bột mà cơ bản là ngũ cốc có tính không quá dương và không âm đối với cơ thể, là thức ăn dường như cân bằng nhất đối với cơ thể. Có lẽ, từ xưa người ta đã thấy cơm gạo là thức ăn chính và tốt cho ruột hay sao mà có câu Cơm tẻ là mẹ ruột. Thời xưa kia khi kinh tế còn khó khăn, không chỉ ở VN mà cả thế giới, có cơm có bánh mỳ ăn đã là tốt lắm rồi, cơm đủ người ta vẫn béo tốt khỏe mạnh. Ngày nay, càng nhiều loại thức ăn bổ béo thì bệnh đường ruột lại càng nhiều. Có thể vậy, vì cái tốt nhất với đường ruột ngày càng bị ít đi còn những cái hại thì ngày càng nhiều hơn.

Tinh bột hay ngũ cốc tốt như nào?

Các loại cơm cốc hay một số loại củ như củ mài đều có tính bổ tỳ vị, cung cấp khí cho vị khí. Ngoài ra, thì quá trình tiêu hóa tinh bột cũng sản sinh ra đường để tạo máu. Vấn đề ở chỗ loại nguyên liệu này ngoài vấn đề bổ khí, bổ huyết, sinh máu thì nó lại khô ráo ấm áp không gây bẩn gây nhão mà còn làm sạch đường ruột và săn chắc lại.

Trong Đông Y, rất nhiều thứ được đem ngâm nước vo gạo để khử độc, làm sạch, làm mềm. Thời ngày xưa chưa có nước rửa bát thì khi bát mỡ quá người ta rửa bát bằng nước vo gạo cũng rất sạch. Nếu ai gói bánh, tay hay phải đảo gạo thì chúng ta thấy tay cũng rất sạch và trắng. Nhưng kiểu làm sạch của tinh bột này không phải rửa trôi giống như rau hoa quả mà là dạng thấm hút chất bẩn ra. Nếu chúng ta đem các loại tinh bột mà đắp lên mặt hoặc rửa mặt sẽ thấy da mặt hết nhờn và mềm mại, các hạt tinh bột nhỏ li ti đã hút lấy đi các chất bẩn trên da. Trong ngành Nhân Điện lớp cao cấp, có một pp thải độc toàn thân bằng cách ngâm người vào trong một bồn tắm đầy nước cháo nấu từ gạo. Tinh bột có khả năng hút độc rất tốt.

Chúng ta có thể thử ngâm tay vào 3 thứ là dầu mỡ thịt – nước rau quả – tinh bột thì chúng ta có thể hình dung được 3 nhóm ấy tác động đến tay như thế nào. Thịt thì tất nhiên là bẩn rồi, nước ép thì làm sạch nhưng có phần không khỏe như tinh bột. Chắc chúng ta cũng có thể hình dung nếu chất cặn bã của 3 thứ này đi qua đường ruột, thì thứ nào làm ruột sạch hơn cả? Thịt cá thì làm bẩn, rau củ quả thì làm sạch nhưng không sâu còn làm ướt lạnh, tinh bột thì làm khô ráo và sạch sâu, lấy đi các chất mặn bám mà lại không phải bào mòn hay hại ruột.

Nhưng không phải loại tinh bột nào cũng như nhau. Tinh bột có nhiều dạng. Trong tinh bột cũng chia ra âm dương. Ngay trong một loại là nhóm hạt cũng chia ra âm dương. Các loại hạt như gạo, kê, các loại lúa mạch, lúa mì là cái cân bằng và đường ruột cần nhất. CƠM TẺ LÀ MẸ RUỘT, là cơm tẻ chứ không phải cơm nếp, cũng không phải macca, hạnh nhân hay óc chó hay khoai lang. Các loại hạt có dầu là các hạt âm cũng chỉ nên ăn 10-20%, coi chúng như là thức ăn đạm động vật chứ không nên coi là tinh bột. Yến mạch là một loại mạch nhưng nó lại âm lạnh nên không ăn nhiều. Các loại khoai có tốt thật nhưng cũng ăn vừa phải chứ không coi là chính. Các loại đậu đỗ là những hạt khó tiêu cần biết cách chế biến và ăn lượng phù hợp.

Ngày nay, tinh bột đã là một kẻ bị đem ra thế mạng cho những hạn chế của tư duy, bị đổ tội cho là gây ra rất nhiều bệnh. Vậy mấy chục năm trước, có cơm trắng ăn đã là tốt thì sao không thấy bệnh. Đối với quan điểm của Trạng Down, tinh bột vô cùng quan trọng, nó không nên bị loại bỏ trong bữa ăn. Và nhất là những tinh bột của những hạt nguyên cám. Tinh bột thì có rất nhiều dạng chứ không chỉ có cơm gạo, có thể là ngô khoai sắn, củ mài, hà thủ ô, kê, ý dĩ… Đối với cơm, các bạn có thể dùng cơm gạo xát dối, với tỷ lệ vỏ cám cỡ 50-70% (gạo lứt là 100% vỏ cám, gạo trắng là 0% vỏ cám) thì sẽ phù hợp với đa số mọi người và tốt cho đại trạng. Gạo có tỷ lệ cám nhiều sẽ hạn chế tính hại của tinh bột, nhất là với người tiểu đường.

Vấn đề này các bạn có thể cảm nhận, nhất là người nào có hệ đại tràng vốn đã kém, ăn nhiều đạm động vật thấy ngay là sự bết dính như nào, ăn nhiều hoa quả sẽ thấy phân tã nát ướt thế nào và khi các bạn ăn nhiều tinh bột, nhất là tinh bột nguyên cám bạn sẽ thấy phân khô và sạch.

Tuy vậy, khi mà tỳ vị yếu quá, lửa kém quá, các chức năng chuyển hóa không được tốt, bạn ăn gạo lứt vẫn thấy phân tã ướt, kiểu như cơ thể không tách được nước ra khỏi chất thải. Đó lại là một vấn đề khác. Nhưng vấn đề này sẽ trầm trọng hơn nếu chúng ta không hiểu về 3 nhóm thực phẩm trên và ăn sai hướng.

Nhìn Phân Đoán Sức Khỏe

TỶ LỆ TRUNG BÌNH TRONG BỮA ĂN

65-70% tinh bột gồm các loại gạo ngô khoai sắn, hạt … trong ngày 10-15% thịt trứng cá 20 -25 % rau củ quả

Âm Dương Giải Ảo (P3): Hình & Khí