Thuốc Pep là gì? giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Thuốc PEP thường được kê cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Vậy thuốc Pep là gì? giá bao nhiêu và nên mua ở đâu chuẩn? Trong nội dung bài viết này Galant Clinic sẽ giúp quý vị và các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc nêu trên.

Thuốc Pep là gì?

Thuốc Pep là 1 loại thuốc kháng virus HIV được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV rất hiệu quả. Thuốc có công dụng chống lại Virus HIV, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm. Vì vậy những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV nên được uống thuốc PEP càng sớm càng tốt, tỷ lệ bảo vệ càng cao.

Thuốc được chỉ định cho những ai?

PEP là thuốc được sử dụng để điều trị dự phòng. Nên những đối tượng được chỉ định sử dụng loại thuốc này là những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV cụ thể như:

  • Những người tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV. Cho dù chỉ tiếp xúc 1 lần bạn cũng nên uống thuốc PEP càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, chỉ cần 1 lần tiếp xúc với máu và các dịch tiết của người bệnh bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV, nguy cơ sẽ trở nên cao hơn khi ở vị trí tiếp xúc của bạn có vết thương hở hoặc bị máu, chất tiết bắn vào niêm mạc mắt, mũi miệng.

  • Những người chăm sóc cho bệnh nhân bị HIV ví dụ như người nhà hay y, bác sỹ vô tình bị tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của người bệnh.
  • Quan hệ tình dục với người bị HIV nhưng không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách trong quá tình quan hệ. Dù quan hệ bằng miệng hay bằng hậu môn, âm đạo bạn cũng cần uống thuốc PEP ngay lập tức
  • Không may dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV, hoặc dùng dụng cụ xăm mình, xăm môi, làm móng… chung với người nhiễm HIV
  • Người bị tấn công tình dục, hiếp dâm bởi những đối tượng lạ cũng nên uống thuốc PEP

Thời gian uống thuốc bao lâu?

Để hiệu quả bảo vệ cao nhất, người có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao cần được uống thuốc PEP trong vòng 72 giờ sau khi có tiếp xúc với máu, dịch thể, quan hệ tình dục… với bệnh nhân bị nhiễm HIV. Thuốc nên được uống càng sớm càng tốt vì sớm mỗi giờ đều có hiệu quả điều trị rõ rệt.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc PEP có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV nếu nó được sử dụng muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.

Thời gian sử dụng thuốc nên kéo dài khoảng 28 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất. Và bạn lưu ý trong 28 ngày này bạn không được bỏ qua bất cứ 1 liều thuốc nào.

Sau thời gian này bạn nên đi xét nghiệm HIV sau 3 tháng để chắc chắn rằng mình không bị nhiễm HIV nếu kết quả âm tính. Còn nếu kết quả dương tính sau khi xét nghiệm bạn sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn nên tham khảo video bác sĩ tư vấn về PEP chi tiết hơn ngay sau đây nhé:

PEP – Điều trị phơi nhiễm HIV

Uống thuốc Pep có tác dụng phụ không?

Cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc PEP cũng có khá nhiều tác dụng phụ.

Đau đầu, chóng mặt

Nhiều bệnh nhân dùng thuốc PEP thường gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, nhất là khi phác đồ điều trị có kết hợp với thuốc: Lamivudine – 3TC, IDV, SQV… Những triệu chứng này có thể chỉ kéo dài 1 – 2 tiếng nhưng cũng có thể là cả ngày. Nếu cảm thấy cơn đau dữ dội ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol .

Mệt mỏi, uể oải

Đa số người dùng PEP thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi dùng thuốc. Vì vậy nên các bác sĩ thường khuyên người bệnh thuốc vào buổi tối, để có thể nghỉ ngơi và không gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày.

Dễ bị buồn nôn và nôn

Người sử dụng thuốc Pep cũng thường gặp tác dụng phụ là buồn nôn hoặc nôn nếu phác đồ điều trị có dùng kèm 1 số loại thuốc khác như: ZDV,TDF, IDV, SQV, LPV, RTV…

Bị tiêu chảy

Ghi nhận tác dụng phụ tiêu chảy ở những bệnh nhân dùng PEP kết hợp với các loại thuốc khác như TDF, LPV, SQV, RTV. Khi xảy ra tình trạng này, bạn nên uống bổ sung Oresol theo đúng hướng dẫn hoặc uống thêm nhiều nước lọc để phòng tránh nguy cơ mất nước.

Bị rối loạn giấc ngủ

Qúa trình sử dụng thuốc Pep cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh ngủ không ngon hoặc hay gặp ác mộng khiến tỉnh giấc. Nếu sự rối loạn này kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, sức khỏe thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ để cải thiện.

Hại gan

Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng thuốc Pep cũng có thể khiến men gan tăng cao. Nếu bạn có những biểu hiện như vàng da, chán ăn… nên đi kiểm tra men gan. Nếu men gan tăng cáo quá 5 lần thì sẽ được bác sĩ tư vấn ngưng dùng thuốc.

Xem thêm: Những tác dụng phụ của thuốc Pep mà bạn cần lưu ý khi sử dụng

Cần lưu ý gì khi dùng Pep?

Khi dùng các thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV bạn cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:

  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng

Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng phơi nhiễm HIV tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng. Cần đến các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được xét nghiệm HIV và tư vấn dùng thuốc.

  • Dùng thuốc phơi nhiễm HIV đúng giờ, đúng liều quy định

Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh có tuân thủ việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn hay không. Theo đó nếu bạn được kê uống loại thuốc sử dụng 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Với các thuốc uống 1 lần /ngày thì phải uống cách nhau 24h. Vì vậy để tránh quên bạn nên hẹn giờ uống thuốc hàng ngày.

Nếu không uống thuốc đều đặn và đủ liều, đúng giờ sẽ dẫn đến nồng độ thuốc trong máu thấp. Đây là cơ hội để virus HIV nhân lên và dẫn đến nguy cơ dự phòng sau phơi nhiễm thất bại. Nếu không may bạn quên liều thuốc nào thì khi nhớ ra uống ngay lập tức. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng sẽ uống liều tiếp theo ít nhất là 4h.

Trường hợp quên từ 2 – 3 ngày thì khi nhớ ra cũng cần uống luôn. Nhưng bạn chỉ uống 1 viên chứ không phải uống bù cho tất cả các liều đã quên. Các liều tiếp theo uống tuân thủ đúng giờ và sử dụng cho đủ 28 ngày..

Phải áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác

Khi đang điều trị PEP không có nghĩa là bạn an toàn. Theo đó bạn vẫn cần sử dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho người khác ví dụ như không quan hệ tình dục hoặc nếu có phải sử dụng bao cao su, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu và dịch tiết của bạn như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…

Thuốc Pep bao nhiêu tiền, mua ở đâu?

Thuốc Pep có nhiều loại vì vậy mức giá cũng khác nhau. Thông thường khoảng 850.000 – Khoảng gần 2 triệu đồng tùy loại và tùy nơi bán.

Khi có nghĩ mình có nguy cơ nhiễm HIV và muốn mua thuốc PEP bạn hãy tìm đến những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa về HIV để được tư vấn và kê thuốc.

Galant là một trong những địa chỉ thăm khám, tư vấn và điều trị HIV uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng.

Khi bạn nghi ngờ mình có khả năng bị nhiễm HIV hãy liên hệ ngay với phòng khám để được tư vấn và được bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị tốt nhất.

Phòng khám đa khoa Galant cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng. Đến với phòng khám bạn sẽ được tư vấn thông tin chi tiết về bệnh HIV để có được những kiến thức đầy đủ nhất. Đặc biệt, phòng khám có trang thiết bị hiện đại, cung cấp cả dịch vụ xét nghiệm, dự phòng phơi nhiễm và điều trị HIV cho khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc PEP. Nếu bạn nghĩ rằng mình có khả năng bị phơi nhiễm HIV hãy liên hệ ngay với Galant để được tư vấn bởi những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Các bài viết liên quan:

HIV nổi hạch ở đâu? Những điều cần biết

Pep dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Thuốc Pep là gì? giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Thuốc PEP thường được kê cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Vậy thuốc Pep là gì? giá bao nhiêu và nên mua ở đâu chuẩn? Trong nội dung bài viết này Galant Clinic sẽ giúp quý vị và các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc nêu trên.

Thuốc Pep là gì?

Thuốc Pep là 1 loại thuốc kháng virus HIV được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV rất hiệu quả. Thuốc có công dụng chống lại Virus HIV, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm. Vì vậy những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV nên được uống thuốc PEP càng sớm càng tốt, tỷ lệ bảo vệ càng cao.

Thuốc được chỉ định cho những ai?

PEP là thuốc được sử dụng để điều trị dự phòng. Nên những đối tượng được chỉ định sử dụng loại thuốc này là những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV cụ thể như:

  • Những người tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV. Cho dù chỉ tiếp xúc 1 lần bạn cũng nên uống thuốc PEP càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, chỉ cần 1 lần tiếp xúc với máu và các dịch tiết của người bệnh bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV, nguy cơ sẽ trở nên cao hơn khi ở vị trí tiếp xúc của bạn có vết thương hở hoặc bị máu, chất tiết bắn vào niêm mạc mắt, mũi miệng.

  • Những người chăm sóc cho bệnh nhân bị HIV ví dụ như người nhà hay y, bác sỹ vô tình bị tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của người bệnh.
  • Quan hệ tình dục với người bị HIV nhưng không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách trong quá tình quan hệ. Dù quan hệ bằng miệng hay bằng hậu môn, âm đạo bạn cũng cần uống thuốc PEP ngay lập tức
  • Không may dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV, hoặc dùng dụng cụ xăm mình, xăm môi, làm móng… chung với người nhiễm HIV
  • Người bị tấn công tình dục, hiếp dâm bởi những đối tượng lạ cũng nên uống thuốc PEP

Thời gian uống thuốc bao lâu?

Để hiệu quả bảo vệ cao nhất, người có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao cần được uống thuốc PEP trong vòng 72 giờ sau khi có tiếp xúc với máu, dịch thể, quan hệ tình dục… với bệnh nhân bị nhiễm HIV. Thuốc nên được uống càng sớm càng tốt vì sớm mỗi giờ đều có hiệu quả điều trị rõ rệt.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc PEP có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV nếu nó được sử dụng muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.

Thời gian sử dụng thuốc nên kéo dài khoảng 28 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất. Và bạn lưu ý trong 28 ngày này bạn không được bỏ qua bất cứ 1 liều thuốc nào.

Sau thời gian này bạn nên đi xét nghiệm HIV sau 3 tháng để chắc chắn rằng mình không bị nhiễm HIV nếu kết quả âm tính. Còn nếu kết quả dương tính sau khi xét nghiệm bạn sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn nên tham khảo video bác sĩ tư vấn về PEP chi tiết hơn ngay sau đây nhé:

PEP – Điều trị phơi nhiễm HIV

Uống thuốc Pep có tác dụng phụ không?

Cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc PEP cũng có khá nhiều tác dụng phụ.

Đau đầu, chóng mặt

Nhiều bệnh nhân dùng thuốc PEP thường gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, nhất là khi phác đồ điều trị có kết hợp với thuốc: Lamivudine – 3TC, IDV, SQV… Những triệu chứng này có thể chỉ kéo dài 1 – 2 tiếng nhưng cũng có thể là cả ngày. Nếu cảm thấy cơn đau dữ dội ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol .

Mệt mỏi, uể oải

Đa số người dùng PEP thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi dùng thuốc. Vì vậy nên các bác sĩ thường khuyên người bệnh thuốc vào buổi tối, để có thể nghỉ ngơi và không gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày.

Dễ bị buồn nôn và nôn

Người sử dụng thuốc Pep cũng thường gặp tác dụng phụ là buồn nôn hoặc nôn nếu phác đồ điều trị có dùng kèm 1 số loại thuốc khác như: ZDV,TDF, IDV, SQV, LPV, RTV…

Bị tiêu chảy

Ghi nhận tác dụng phụ tiêu chảy ở những bệnh nhân dùng PEP kết hợp với các loại thuốc khác như TDF, LPV, SQV, RTV. Khi xảy ra tình trạng này, bạn nên uống bổ sung Oresol theo đúng hướng dẫn hoặc uống thêm nhiều nước lọc để phòng tránh nguy cơ mất nước.

Bị rối loạn giấc ngủ

Qúa trình sử dụng thuốc Pep cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh ngủ không ngon hoặc hay gặp ác mộng khiến tỉnh giấc. Nếu sự rối loạn này kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, sức khỏe thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ để cải thiện.

Hại gan

Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng thuốc Pep cũng có thể khiến men gan tăng cao. Nếu bạn có những biểu hiện như vàng da, chán ăn… nên đi kiểm tra men gan. Nếu men gan tăng cáo quá 5 lần thì sẽ được bác sĩ tư vấn ngưng dùng thuốc.

Xem thêm: Những tác dụng phụ của thuốc Pep mà bạn cần lưu ý khi sử dụng

Cần lưu ý gì khi dùng Pep?

Khi dùng các thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV bạn cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:

  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng

Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng phơi nhiễm HIV tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng. Cần đến các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được xét nghiệm HIV và tư vấn dùng thuốc.

  • Dùng thuốc phơi nhiễm HIV đúng giờ, đúng liều quy định

Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh có tuân thủ việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn hay không. Theo đó nếu bạn được kê uống loại thuốc sử dụng 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Với các thuốc uống 1 lần /ngày thì phải uống cách nhau 24h. Vì vậy để tránh quên bạn nên hẹn giờ uống thuốc hàng ngày.

Nếu không uống thuốc đều đặn và đủ liều, đúng giờ sẽ dẫn đến nồng độ thuốc trong máu thấp. Đây là cơ hội để virus HIV nhân lên và dẫn đến nguy cơ dự phòng sau phơi nhiễm thất bại. Nếu không may bạn quên liều thuốc nào thì khi nhớ ra uống ngay lập tức. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng sẽ uống liều tiếp theo ít nhất là 4h.

Trường hợp quên từ 2 – 3 ngày thì khi nhớ ra cũng cần uống luôn. Nhưng bạn chỉ uống 1 viên chứ không phải uống bù cho tất cả các liều đã quên. Các liều tiếp theo uống tuân thủ đúng giờ và sử dụng cho đủ 28 ngày..

Phải áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác

Khi đang điều trị PEP không có nghĩa là bạn an toàn. Theo đó bạn vẫn cần sử dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho người khác ví dụ như không quan hệ tình dục hoặc nếu có phải sử dụng bao cao su, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu và dịch tiết của bạn như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…

Thuốc Pep bao nhiêu tiền, mua ở đâu?

Thuốc Pep có nhiều loại vì vậy mức giá cũng khác nhau. Thông thường khoảng 850.000 – Khoảng gần 2 triệu đồng tùy loại và tùy nơi bán.

Khi có nghĩ mình có nguy cơ nhiễm HIV và muốn mua thuốc PEP bạn hãy tìm đến những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa về HIV để được tư vấn và kê thuốc.

Galant là một trong những địa chỉ thăm khám, tư vấn và điều trị HIV uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng.

Khi bạn nghi ngờ mình có khả năng bị nhiễm HIV hãy liên hệ ngay với phòng khám để được tư vấn và được bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị tốt nhất.

Phòng khám đa khoa Galant cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng. Đến với phòng khám bạn sẽ được tư vấn thông tin chi tiết về bệnh HIV để có được những kiến thức đầy đủ nhất. Đặc biệt, phòng khám có trang thiết bị hiện đại, cung cấp cả dịch vụ xét nghiệm, dự phòng phơi nhiễm và điều trị HIV cho khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc PEP. Nếu bạn nghĩ rằng mình có khả năng bị phơi nhiễm HIV hãy liên hệ ngay với Galant để được tư vấn bởi những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Các bài viết liên quan:

HIV nổi hạch ở đâu? Những điều cần biết

Pep dự phòng sau phơi nhiễm HIV