Sát trùng vết thương hở bằng gì để không xót – nhanh khỏi? – Dizigone

Sát trùng là bước rất quan trọng trong xử lý vết thương hở. Sát trùng đúng cách giúp chống nhiễm khuẩn, mau lành vết thương và ngăn để lại sẹo. “Nên sát trùng vết thương hở bằng gì ?” là băn khoăn của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc đưa ra lựa chọn đúng đắn.

I. 5 loại thuốc sát trùng y tế thường dùng cho vết thương

Thuốc sát trùng là sản phẩm quen mặt trong mọi tủ thuốc của mọi gia đình. Nhờ khả năng diệt khuẩn, nó được dùng trong các tình huống cấp.cứu tại nhà như vết thương, vết trầy xước, vết bỏng. Tuy nhiên, dù thông dụng như vậy nhưng không phải ai cũng biết chọn thuốc sát trùng đúng cách. Lựa chọn thuốc sát trùng chưa phù hợp không giúp giải quyết vấn đề.của người bệnh, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại với sức khỏe. Dưới đây là 5 loại thuốc sát trùng phổ biến thường gặp và một số lưu ý khi sử dụng.

dung dịch kháng khuẩn vết thương, vết loét

1. Cồn

Cồn dùng trong sát trùng phải có nồng độ trên 50%. Phổ biến nhất trong sát trùng y tế là cồn 70 độ vì cồn 70 độ có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Tuy nhiên, cồn có hiệu lực kém đối với virus và nấm. Cùng với nhược điểm gây xót và khô da, thời gian tác dụng ngắn do.nhanh bay hơi nên cồn không hề phù hợp trong sát trùng vết thương hở. Ứng dụng chủ yếu của cồn là sát khuẩn dụng cụ y tế và bề mặt da trước khi tiêm.

2. Oxi già

Oxi già dùng trong sát khuẩn da và vết thương thường có nồng độ 3%. Thuốc có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm,…tuy nhiên hiệu.lực tiêu diệt lại kém và thời gian tác dụng ngắn. Thêm vào đó, oxy già có thể gây đau, xót da, gây chết mô hạt và nguyên bào sợi, dẫn đến làm chậm quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Do đó, oxi già cũng không thích hợp để sát trùng vết thương hở.

>>> Xem bài viết: Có nên rửa vết thương bằng oxy già?

3. Thuốc đỏ

Thuốc đỏ thường dùng để bôi sát khuẩn vết thương ngoài da sau.khi đã rửa bằng cồn hoặc oxy già. Ngoài tác dụng sát khuẩn, thuốc đỏ còn giúp làm khô vết thương nhanh hơn. Song, do thành phần có chứa thủy ngân nên với những vết thương hở.rớm máu tuyệt đối không được sử dụng thuốc đỏ để sát trùng. Vì thủy ngân có thể đi vào máu gây ngộ độc máu, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

4. Cồn iod

Cồn iod 5% có khả năng diệt khuẩn và chống nấm rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của cồn iod là không tiêu diệt được mầm bệnh virus, gây khô xót, nhuộm.màu da, đồng thời có thể làm tổn hại đến tế bào lành. Không chỉ vậy, cồn iod còn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm độc iod khi sử dụng trên vết thương sâu, rộng. Do đó, sản phẩm này không được sử dụng trong sát trùng vết thương hở. Nó chỉ phù hợp để sát trùng ngoài da, ở những vùng da không nhạy cảm.

5. Povidon iod

Povidon iod có thể sử dụng để sát trùng hầu hết các loại vết thương như: hở, bỏng, loét, nấm, viêm nhiễm ngoài.da và sát trùng cả dụng cụ y tế với khả năng diệt khuẩn, nấm mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm, đó là thời gian xuất hiện tác dụng lâu, làm.nhuộm màu da và có nguy cơ gây kích ứng da, niêm mạc. Do đó, trong sát trùng vết thương hở, povidon iod vẫn không phải lựa chọn tối ưu.

>>> Xem bài viết: Povidone iod: Đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng

II. Lưu ý khi lựa chọn thuốc sát trùng vết thương hở

Vết thương hở rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập

Vết thương hở có khả năng tiếp xúc rất cao và vô cùng nhạy cảm với.các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,…Nếu không được sát trùng sạch sẽ, từ một vết thương hở nhỏ có thể dẫn đến những biến.chứng như nhiễm trùng, hoại tử, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên, việc lựa chọn đúng dung dịch sát trùng vết thương hở là vô cùng quan trọng. Dung dịch sát trùng cho vết thương hở phải đáp ứng 3 yêu cầu sau:

  • Sát trùng nhanh, hiệu quả với đa số các mầm bệnh.
  • Không gây khô xót, kích ứng da, niêm mạc.
  • Không độc tế bào lành, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

Có thể thấy, yêu cầu đặt ra với thuốc sát trùng vết thương hở là vô cùng khắt khe. Hiện nay, trên thị trường rất hiếm.loại dung dịch sát trùng có thể đáp ứng được đồng thời cả 3 tiêu chí trên.

III. Dizigone – dung dịch sát trùng vết thương hở ưu việt

Đáp ứng những yêu cầu khắt khe đặt ra với thuốc sát trùng vết thương.hở, dung dịch sát trùng Dizigone đã ra đời với những ưu điểm nổi bật sau:

  • Khả năng tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh nhanh, mạnh mẽ chỉ trong.vòng 30s đã được thử nghiệm và công nhận tại Quatest 1.
  • Không gây khô xót, kích ứng da, niêm mạc.
  • Không tổn hại đến tế bào lành.
  • Không gây chết mô hạt, nguyên bào sợi nên không cản trở.quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
  • Tiêu diệt được màng biofilm do vi khuẩn tạo nên – thủ phạm chính khiến vết thương chậm lành. Đây là điều mà đa số các loại thuốc sát trùng hiện nay không làm được.
  • Hiệu lực sát trùng được giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.

Bộ đôi dung dịch sát trùng Dizigone – kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc

Dizigone không chỉ đáp ứng yêu cầu sát trùng tối ưu cho vết thương.hở mà còn tạo điều kiện thuận lợi để vết thương mau liền. Do đó, sản phẩm trở thành lựa chọn đầu tay của các bác sĩ da liễu trong chăm sóc vết thương hở. Dizigone có 2 dạng nhỏ giọt và phun sương sử dụng rất tiện dụng, vệ sinh. Nên sử dụng sản phẩm 2-3 lần một ngày, hoặc nhiều hơn nếu cần thiết, để đạt được hiệu quả tối ưu.

IV. 3 bước sát trùng vết thương hở tại nhà

Với những vết thương hở được đánh giá tổn thương ở mức độ nhẹ, sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh nhân hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Sát trùng là bước quyết định đối với việc làm lành tổn thương cho bệnh nhân. Do đó, thực hiện sát trùng vết thương hở hàng ngày cần hết sức cẩn thận và tuân thủ chặt chẽ 3 bước:

  • Bước 1: Rửa vết thương hở với nước muối sinh lý 0,9% đểvà loại bỏ chất bẩn xâm nhập vết thương một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 2: Xịt, nhỏ dung dịch sát trùng lên vết thương và giữ trong thời gian cần thiết để thuốc phát huy tác dụng tiêu diệt mầm bệnh. Với dung dịch sát trùng Dizigone chỉ cần giữ trong thời gian 30 giây.
  • Bước 3: Băng vết thương nếu cần thiết. Đối với vết thương sâu, rộng, nên băng lại để bảo vệ vết thương tránh trầy xước, tiếp xúc với chất bẩn hoặc bị mồ hôi chảy vào.

Tần suất thực hiện sát trùng phụ thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh nhân. Thông thường với tổn thương mức độ nhẹ nên thực hiện 3-4 lần/ngày để đảm bảo vết thương được sạch sẽ.

Kem dưỡng Dizigone Nano Bạc

Ngoài ra, nhằm duy trì khả năng sát trùng kéo dài cho vết thương, bệnh nhân có thể bôi các loại kem, gel lành tính có tác dụng sát khuẩn để hỗ trợ. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc chính là một lựa chọn phù hợp. Không chỉ có tác dụng diệt khuẩn kéo dài, Dizigone Nano Bạc còn giúp dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo da non và ngăn ngừa sẹo. Sản phẩm không có bất kỳ thành phần nào gây nguy hại với vết thương hở. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng phối hợp Dizigone Nano Bạc sau khi sát trùng bằng dung dịch Dizigone để tối ưu hiệu quả của bộ đôi sản phẩm.

Sát trùng vết thương hở bằng gì để không xót – nhanh khỏi? – Dizigone

Sát trùng là bước rất quan trọng trong xử lý vết thương hở. Sát trùng đúng cách giúp chống nhiễm khuẩn, mau lành vết thương và ngăn để lại sẹo. “Nên sát trùng vết thương hở bằng gì ?” là băn khoăn của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc đưa ra lựa chọn đúng đắn.

I. 5 loại thuốc sát trùng y tế thường dùng cho vết thương

Thuốc sát trùng là sản phẩm quen mặt trong mọi tủ thuốc của mọi gia đình. Nhờ khả năng diệt khuẩn, nó được dùng trong các tình huống cấp.cứu tại nhà như vết thương, vết trầy xước, vết bỏng. Tuy nhiên, dù thông dụng như vậy nhưng không phải ai cũng biết chọn thuốc sát trùng đúng cách. Lựa chọn thuốc sát trùng chưa phù hợp không giúp giải quyết vấn đề.của người bệnh, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại với sức khỏe. Dưới đây là 5 loại thuốc sát trùng phổ biến thường gặp và một số lưu ý khi sử dụng.

dung dịch kháng khuẩn vết thương, vết loét

1. Cồn

Cồn dùng trong sát trùng phải có nồng độ trên 50%. Phổ biến nhất trong sát trùng y tế là cồn 70 độ vì cồn 70 độ có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Tuy nhiên, cồn có hiệu lực kém đối với virus và nấm. Cùng với nhược điểm gây xót và khô da, thời gian tác dụng ngắn do.nhanh bay hơi nên cồn không hề phù hợp trong sát trùng vết thương hở. Ứng dụng chủ yếu của cồn là sát khuẩn dụng cụ y tế và bề mặt da trước khi tiêm.

2. Oxi già

Oxi già dùng trong sát khuẩn da và vết thương thường có nồng độ 3%. Thuốc có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm,…tuy nhiên hiệu.lực tiêu diệt lại kém và thời gian tác dụng ngắn. Thêm vào đó, oxy già có thể gây đau, xót da, gây chết mô hạt và nguyên bào sợi, dẫn đến làm chậm quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Do đó, oxi già cũng không thích hợp để sát trùng vết thương hở.

>>> Xem bài viết: Có nên rửa vết thương bằng oxy già?

3. Thuốc đỏ

Thuốc đỏ thường dùng để bôi sát khuẩn vết thương ngoài da sau.khi đã rửa bằng cồn hoặc oxy già. Ngoài tác dụng sát khuẩn, thuốc đỏ còn giúp làm khô vết thương nhanh hơn. Song, do thành phần có chứa thủy ngân nên với những vết thương hở.rớm máu tuyệt đối không được sử dụng thuốc đỏ để sát trùng. Vì thủy ngân có thể đi vào máu gây ngộ độc máu, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

4. Cồn iod

Cồn iod 5% có khả năng diệt khuẩn và chống nấm rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của cồn iod là không tiêu diệt được mầm bệnh virus, gây khô xót, nhuộm.màu da, đồng thời có thể làm tổn hại đến tế bào lành. Không chỉ vậy, cồn iod còn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm độc iod khi sử dụng trên vết thương sâu, rộng. Do đó, sản phẩm này không được sử dụng trong sát trùng vết thương hở. Nó chỉ phù hợp để sát trùng ngoài da, ở những vùng da không nhạy cảm.

5. Povidon iod

Povidon iod có thể sử dụng để sát trùng hầu hết các loại vết thương như: hở, bỏng, loét, nấm, viêm nhiễm ngoài.da và sát trùng cả dụng cụ y tế với khả năng diệt khuẩn, nấm mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm, đó là thời gian xuất hiện tác dụng lâu, làm.nhuộm màu da và có nguy cơ gây kích ứng da, niêm mạc. Do đó, trong sát trùng vết thương hở, povidon iod vẫn không phải lựa chọn tối ưu.

>>> Xem bài viết: Povidone iod: Đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng

II. Lưu ý khi lựa chọn thuốc sát trùng vết thương hở

Vết thương hở rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập

Vết thương hở có khả năng tiếp xúc rất cao và vô cùng nhạy cảm với.các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,…Nếu không được sát trùng sạch sẽ, từ một vết thương hở nhỏ có thể dẫn đến những biến.chứng như nhiễm trùng, hoại tử, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên, việc lựa chọn đúng dung dịch sát trùng vết thương hở là vô cùng quan trọng. Dung dịch sát trùng cho vết thương hở phải đáp ứng 3 yêu cầu sau:

  • Sát trùng nhanh, hiệu quả với đa số các mầm bệnh.
  • Không gây khô xót, kích ứng da, niêm mạc.
  • Không độc tế bào lành, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

Có thể thấy, yêu cầu đặt ra với thuốc sát trùng vết thương hở là vô cùng khắt khe. Hiện nay, trên thị trường rất hiếm.loại dung dịch sát trùng có thể đáp ứng được đồng thời cả 3 tiêu chí trên.

III. Dizigone – dung dịch sát trùng vết thương hở ưu việt

Đáp ứng những yêu cầu khắt khe đặt ra với thuốc sát trùng vết thương.hở, dung dịch sát trùng Dizigone đã ra đời với những ưu điểm nổi bật sau:

  • Khả năng tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh nhanh, mạnh mẽ chỉ trong.vòng 30s đã được thử nghiệm và công nhận tại Quatest 1.
  • Không gây khô xót, kích ứng da, niêm mạc.
  • Không tổn hại đến tế bào lành.
  • Không gây chết mô hạt, nguyên bào sợi nên không cản trở.quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
  • Tiêu diệt được màng biofilm do vi khuẩn tạo nên – thủ phạm chính khiến vết thương chậm lành. Đây là điều mà đa số các loại thuốc sát trùng hiện nay không làm được.
  • Hiệu lực sát trùng được giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.

Bộ đôi dung dịch sát trùng Dizigone – kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc

Dizigone không chỉ đáp ứng yêu cầu sát trùng tối ưu cho vết thương.hở mà còn tạo điều kiện thuận lợi để vết thương mau liền. Do đó, sản phẩm trở thành lựa chọn đầu tay của các bác sĩ da liễu trong chăm sóc vết thương hở. Dizigone có 2 dạng nhỏ giọt và phun sương sử dụng rất tiện dụng, vệ sinh. Nên sử dụng sản phẩm 2-3 lần một ngày, hoặc nhiều hơn nếu cần thiết, để đạt được hiệu quả tối ưu.

IV. 3 bước sát trùng vết thương hở tại nhà

Với những vết thương hở được đánh giá tổn thương ở mức độ nhẹ, sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh nhân hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Sát trùng là bước quyết định đối với việc làm lành tổn thương cho bệnh nhân. Do đó, thực hiện sát trùng vết thương hở hàng ngày cần hết sức cẩn thận và tuân thủ chặt chẽ 3 bước:

  • Bước 1: Rửa vết thương hở với nước muối sinh lý 0,9% đểvà loại bỏ chất bẩn xâm nhập vết thương một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 2: Xịt, nhỏ dung dịch sát trùng lên vết thương và giữ trong thời gian cần thiết để thuốc phát huy tác dụng tiêu diệt mầm bệnh. Với dung dịch sát trùng Dizigone chỉ cần giữ trong thời gian 30 giây.
  • Bước 3: Băng vết thương nếu cần thiết. Đối với vết thương sâu, rộng, nên băng lại để bảo vệ vết thương tránh trầy xước, tiếp xúc với chất bẩn hoặc bị mồ hôi chảy vào.

Tần suất thực hiện sát trùng phụ thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh nhân. Thông thường với tổn thương mức độ nhẹ nên thực hiện 3-4 lần/ngày để đảm bảo vết thương được sạch sẽ.

Kem dưỡng Dizigone Nano Bạc

Ngoài ra, nhằm duy trì khả năng sát trùng kéo dài cho vết thương, bệnh nhân có thể bôi các loại kem, gel lành tính có tác dụng sát khuẩn để hỗ trợ. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc chính là một lựa chọn phù hợp. Không chỉ có tác dụng diệt khuẩn kéo dài, Dizigone Nano Bạc còn giúp dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo da non và ngăn ngừa sẹo. Sản phẩm không có bất kỳ thành phần nào gây nguy hại với vết thương hở. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng phối hợp Dizigone Nano Bạc sau khi sát trùng bằng dung dịch Dizigone để tối ưu hiệu quả của bộ đôi sản phẩm.