Với những người quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, hoặc những người mắc các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng, khi đi khám hoặc tư vấn về chế độ dinh dưỡng, ngoài những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng thường được bác sỹ cung cấp cho một thực đơn mẫu để về áp dụng. Nhưng với thực đơn mẫu do bác sỹ cung cấp không phải ai cũng biết cách thực hành và cũng không hề dễ dàng thực hành. Ví dụ bác sỹ cho một thực đơn như sau:
Bữa trưa Cơm: E 798 Kcal (Protein 18%:Lipid 20%:glucid 62%)
Tên thực phẩm
Số lượng (gam)
Cơm tẻ 300 Đậu phụ (rán) 75 Thịt gà ta (rang) 50 Rau muống (luộc) 150 Dầu ăn 5 Cam 150
(dấu trong ngoặc đơn là gợi ý)
Với thực đơn này ta hiểu rằng bữa trưa tổng mức năng lượng (E) là 798 kcalo. Trong đó Protein chiếm 18%, lipid chiếm 23% và glucid là 59% năng lượng.
Nếu ta cho rằng, sau khi thức ăn đã chế biến xong ta cân các loại thực phẩm (thức ăn) như trong thực đơn là ta đã được một suất ăn theo hướng dẫn. Như thế là không đúng, bởi khi xây dựng thực đơn thì:
– Số gam thực phẩm trên thực đơn là số gam ăn được và chưa qua quá trình làm chín. Ví dụ rau muống 150g là 150g đã qua sơ chế làm sạch, chỉ tính phần ăn được.
– Ta phải trừ đi số lượng hao hụt trong quá trình làm chín/chế biến. Ví dụ đậu phụ rán tỷ lệ hao hụt là 20% (tùy từng người rán) thì 75g sau khi rán hao hụt chỉ còn 75 – (20×75) =60g.
– Ta phải công cộng bù vào một lượng tương đương với lượng thực phẩm thải bỏ nếu thực phẩm sau khi sơ chế vẫn còn phần thải bỏ (thịt gà phải bỏ xương, cam còn hạt). Ví dụ tỷ lệ thải bỏ của thịt gà là 50% thì trước khi đưa vào làm chín ta phải cộng thêm phần thải bỏ 50% là 50g nữa là 100g. Sau đó ta mới trừ đi tỷ lệ hao hụt khi làm chín, ví dụ tỷ lệ hao hụt của thịt gà rang là 40% (tùy từng người rang) thì 100g sau khi rang chín còn lại 100-40=60g.
Như vậy quy trình thực hiện được một thực đơn cho chế độ dinh dưỡng là khá phức tạp, và hơi khó thực hiện. Nhưng vì mỗi người, mỗi gia đình có một cách chế biến khác nhau nên không thể đưa ra được một công thức chung cho mọi thực đơn. Do đó các gia đình nên cố gắng lập cho mình một công thức chế biến và để sử dụng lâu dài.
Một cách đơn giản hơn để thực hiện đó là nếu gia đình có 4 người thì ta đi chợ mua gấp 4 lần số lượng trong thực đơn, và sau khi chế biến ta ăn khoảng ¼ là đủ.
Nếu bạn muốn có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý thì xin hãy đến phòng Tư vấn Dinh dưỡng – BVĐK tỉnh Lào Cai hoặc liên hệ số ĐT 0962.170.557 (DS Hồng) để được giải đáp.
Lê Huy Lực – Khoa Dinh dưỡng
Với những người quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, hoặc những người mắc các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng, khi đi khám hoặc tư vấn về chế độ dinh dưỡng, ngoài những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng thường được bác sỹ cung cấp cho một thực đơn mẫu để về áp dụng. Nhưng với thực đơn mẫu do bác sỹ cung cấp không phải ai cũng biết cách thực hành và cũng không hề dễ dàng thực hành. Ví dụ bác sỹ cho một thực đơn như sau:
Bữa trưa Cơm: E 798 Kcal (Protein 18%:Lipid 20%:glucid 62%)
Tên thực phẩm
Số lượng (gam)
Cơm tẻ 300 Đậu phụ (rán) 75 Thịt gà ta (rang) 50 Rau muống (luộc) 150 Dầu ăn 5 Cam 150
(dấu trong ngoặc đơn là gợi ý)
Với thực đơn này ta hiểu rằng bữa trưa tổng mức năng lượng (E) là 798 kcalo. Trong đó Protein chiếm 18%, lipid chiếm 23% và glucid là 59% năng lượng.
Nếu ta cho rằng, sau khi thức ăn đã chế biến xong ta cân các loại thực phẩm (thức ăn) như trong thực đơn là ta đã được một suất ăn theo hướng dẫn. Như thế là không đúng, bởi khi xây dựng thực đơn thì:
– Số gam thực phẩm trên thực đơn là số gam ăn được và chưa qua quá trình làm chín. Ví dụ rau muống 150g là 150g đã qua sơ chế làm sạch, chỉ tính phần ăn được.
– Ta phải trừ đi số lượng hao hụt trong quá trình làm chín/chế biến. Ví dụ đậu phụ rán tỷ lệ hao hụt là 20% (tùy từng người rán) thì 75g sau khi rán hao hụt chỉ còn 75 – (20×75) =60g.
– Ta phải công cộng bù vào một lượng tương đương với lượng thực phẩm thải bỏ nếu thực phẩm sau khi sơ chế vẫn còn phần thải bỏ (thịt gà phải bỏ xương, cam còn hạt). Ví dụ tỷ lệ thải bỏ của thịt gà là 50% thì trước khi đưa vào làm chín ta phải cộng thêm phần thải bỏ 50% là 50g nữa là 100g. Sau đó ta mới trừ đi tỷ lệ hao hụt khi làm chín, ví dụ tỷ lệ hao hụt của thịt gà rang là 40% (tùy từng người rang) thì 100g sau khi rang chín còn lại 100-40=60g.
Như vậy quy trình thực hiện được một thực đơn cho chế độ dinh dưỡng là khá phức tạp, và hơi khó thực hiện. Nhưng vì mỗi người, mỗi gia đình có một cách chế biến khác nhau nên không thể đưa ra được một công thức chung cho mọi thực đơn. Do đó các gia đình nên cố gắng lập cho mình một công thức chế biến và để sử dụng lâu dài.
Một cách đơn giản hơn để thực hiện đó là nếu gia đình có 4 người thì ta đi chợ mua gấp 4 lần số lượng trong thực đơn, và sau khi chế biến ta ăn khoảng ¼ là đủ.
Nếu bạn muốn có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý thì xin hãy đến phòng Tư vấn Dinh dưỡng – BVĐK tỉnh Lào Cai hoặc liên hệ số ĐT 0962.170.557 (DS Hồng) để được giải đáp.
Lê Huy Lực – Khoa Dinh dưỡng
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi