Trong quá trình mang thai của người mẹ có thể gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tiểu đường thai kỳ. Dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Trong số những loại thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu thì chuối được xem là nguồn cung cấp vitamin dồi dào và lành mạnh. Tuy nhiên bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều thai phụ.
19/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu? 16/09/2021 | Người bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì thì tốt cho sức khỏe? 11/04/2021 | Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao – Mẹ có biết?
1. Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Trước khi trả lời câu hỏi “tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?”, chúng ta hãy cùng điểm danh những loại hoa quả mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn.
Như chúng ta đã biết thì các loại trái cây chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và chất khoáng có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên trong trái cây lại có hàm lượng đường cao nên ít nhiều cũng có sự tác động nhất định lên chỉ số đường huyết. Điều quan trọng là các mẹ bầu cần nắm được đâu là loại quả phù hợp với thể trạng của mình để có thể bổ sung vitamin từ hoa quả một cách khoa học mà không khiến lượng đường trong máu gia tăng.
Hoa quả cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu
Hàm lượng đường trong mỗi loại quả là không giống nhau. Những trái cây như dứa, chuối, xoài, vải, nhãn, mít hay sầu riêng,… thường sẽ ngọt hơn dâu tây, việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử,… Và những quả nào ngọt thì sẽ chứa nhiều đường hơn, dễ khiến tăng đường huyết hơn so với các loại còn lại. Do đó, nếu muốn nhâm nhi những loại quả ngọt thì mẹ bầu nên ăn ít, ăn vào giữa buổi và tốt hơn hết là nên thay thế bằng những trái cây mọng nước, ít đường như cam, táo, thanh long, bưởi,…
Cần lưu ý là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn những loại trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô, nên ăn nguyên múi hoặc nguyên miếng, hạn chế xay dầm hay vắt lấy nước vì sau khi được chế biến thì một lượng chất xơ lớn đã bị loại bỏ, đường cô đặc lại sẽ không tốt cho tình trạng bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn hoa quả vào thời điểm ít nhất 2 giờ sau bữa chính để tránh tình trạng đường huyết gia tăng đột ngột. Thời gian tốt nhất để mẹ bầu ăn trái cây là sau 11 giờ sáng hoặc vào lúc 5 giờ chiều.
2. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
2.1. Những chất dinh dưỡng có trong chuối
Chuối là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho các mẹ bầu:
-
Vitamin A: giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì, tốt cho mắt và ngăn cản quá trình hình thành các gốc tự do giảm nguy cơ gây ung thư;
-
Vitamin B6: giảm stress, cải thiện tinh thần;
-
Vitamin C: đẹp da và củng cố hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé;
-
Kali: giảm hiện tượng phù nề, chống chuột rút;
-
Chất xơ: có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tránh hiện tượng táo bón;
-
Sắt: giúp hỗ trợ và thúc đẩy quá trình sản xuất hemoglobin, kích thích sản sinh huyết cầu trong máu giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu thai kỳ cho sản phụ;
-
Chất TNF (Tumor Necrosis Factor): đây là chất giúp tăng khả năng miễn dịch, rất có lợi cho mẹ bầu.
2.2. Những lưu ý khi ăn chuối dành cho mẹ bầu
Với các thông tin trên thì chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi: “tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?”. Mặc dù mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể ăn chuối nhưng cũng cần lưu ý ăn như thế nào mới là đúng cách để duy trì mức ổn định của đường huyết và không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
-
Lượng chuối nên bổ sung hàng ngày: Một quả chuối nhỏ (dài khoảng 10cm) trung bình sẽ chứa khoảng 18,5g carbohydrate/100g. Một quả chuối dài 15cm sẽ chứa 27g carb. Trong khi đó đối với quả nào mà dài tầm 20cm thì sẽ chứa khoảng 35g carb. Do vậy mẹ bầu nên ăn quả có kích thước nhỏ để tránh hấp thu quá nhiều carbohydrate;
-
Không nên chế biến chuối thành các món bánh ngọt hoặc sinh tố, hay ăn cùng với tinh bột, bánh kẹo cũng như những đồ ngọt khác để tránh việc gia tăng lượng đường lên gấp nhiều lần;
Không nên chế biến chuối thành sinh tố, chè hay các món ăn khác có thêm thắt gia vị
-
Mỗi ngày thai phụ chỉ nên ăn khoảng 1 quả chuối chia thành 2 bữa vì dù sao đây cũng là loại quả có chứa đường đơn, khi dung nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình trao đổi chất;
-
Nên kết hợp chuối ăn cùng những thực phẩm lành mạnh khác như các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua hoặc yến mạch. Thói quen này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường;
-
Chuối tươi sẽ tốt hơn chuối bảo quản lâu trong tủ lạnh;
-
Nên ăn chuối không quá chín vì hàm lượng đường của những quả này sẽ thấp hơn. Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết (GI) trung bình là 60. Trong khi đó một quả chuối chín ương GI chỉ tầm 40. Mẹ bầu tốt nhất vẫn là ăn chuối vừa tầm, không quá xanh cũng không quá chín vì nếu chuối quá xanh thì lại chứa nhiều tinh bột phản tính (đây là loại carbohydrate không tiêu hóa được);
-
Thời điểm tốt nhất để ăn chuối là vào bữa phụ sau khi ăn sáng hoặc sau bữa trưa khoảng 2 tiếng. Điều này có tác dụng giảm lượng đường huyết dư thừa và cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn;
-
Nếu mẹ bầu cảm giác rất muốn ăn chuối trong bữa ăn thì hãy ăn một quả chuối thay thế cho một bát cơm.
Mẹ bầu có thể kết hợp chuối với ngũ cốc hoặc sữa không đường để hương vị thơm ngon hơn
Đối với những thai phụ vẫn còn e dè liệu tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không thì hãy yên tâm rằng các mẹ vẫn có thể ăn chuối nhưng cần lưu ý là hãy ăn đúng cách và điều độ, có chừng mực để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, ngay cả khi mẹ bầu đang không bị tiểu đường thai kỳ thì cũng nên thiết lập một thực đơn ăn uống ít đường để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong tương lai.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng lựa chọn. Đến với MEDLATEC, bạn có thể yên tâm về các dịch vụ thăm khám tại đây vì Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành chuyên môn giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại cùng công nghệ xét nghiệm đạt tiêu chuẩn CAP và ISO 15189:2012 sẽ giúp bạn có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Liên hệ trực tiếp tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ tại viện hoặc đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay bạn nhé!
Trong quá trình mang thai của người mẹ có thể gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tiểu đường thai kỳ. Dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Trong số những loại thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu thì chuối được xem là nguồn cung cấp vitamin dồi dào và lành mạnh. Tuy nhiên bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều thai phụ.
19/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu? 16/09/2021 | Người bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì thì tốt cho sức khỏe? 11/04/2021 | Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao – Mẹ có biết?
1. Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Trước khi trả lời câu hỏi “tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?”, chúng ta hãy cùng điểm danh những loại hoa quả mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn.
Như chúng ta đã biết thì các loại trái cây chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và chất khoáng có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên trong trái cây lại có hàm lượng đường cao nên ít nhiều cũng có sự tác động nhất định lên chỉ số đường huyết. Điều quan trọng là các mẹ bầu cần nắm được đâu là loại quả phù hợp với thể trạng của mình để có thể bổ sung vitamin từ hoa quả một cách khoa học mà không khiến lượng đường trong máu gia tăng.
Hoa quả cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu
Hàm lượng đường trong mỗi loại quả là không giống nhau. Những trái cây như dứa, chuối, xoài, vải, nhãn, mít hay sầu riêng,… thường sẽ ngọt hơn dâu tây, việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử,… Và những quả nào ngọt thì sẽ chứa nhiều đường hơn, dễ khiến tăng đường huyết hơn so với các loại còn lại. Do đó, nếu muốn nhâm nhi những loại quả ngọt thì mẹ bầu nên ăn ít, ăn vào giữa buổi và tốt hơn hết là nên thay thế bằng những trái cây mọng nước, ít đường như cam, táo, thanh long, bưởi,…
Cần lưu ý là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn những loại trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô, nên ăn nguyên múi hoặc nguyên miếng, hạn chế xay dầm hay vắt lấy nước vì sau khi được chế biến thì một lượng chất xơ lớn đã bị loại bỏ, đường cô đặc lại sẽ không tốt cho tình trạng bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn hoa quả vào thời điểm ít nhất 2 giờ sau bữa chính để tránh tình trạng đường huyết gia tăng đột ngột. Thời gian tốt nhất để mẹ bầu ăn trái cây là sau 11 giờ sáng hoặc vào lúc 5 giờ chiều.
2. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
2.1. Những chất dinh dưỡng có trong chuối
Chuối là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho các mẹ bầu:
-
Vitamin A: giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì, tốt cho mắt và ngăn cản quá trình hình thành các gốc tự do giảm nguy cơ gây ung thư;
-
Vitamin B6: giảm stress, cải thiện tinh thần;
-
Vitamin C: đẹp da và củng cố hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé;
-
Kali: giảm hiện tượng phù nề, chống chuột rút;
-
Chất xơ: có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tránh hiện tượng táo bón;
-
Sắt: giúp hỗ trợ và thúc đẩy quá trình sản xuất hemoglobin, kích thích sản sinh huyết cầu trong máu giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu thai kỳ cho sản phụ;
-
Chất TNF (Tumor Necrosis Factor): đây là chất giúp tăng khả năng miễn dịch, rất có lợi cho mẹ bầu.
2.2. Những lưu ý khi ăn chuối dành cho mẹ bầu
Với các thông tin trên thì chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi: “tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?”. Mặc dù mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể ăn chuối nhưng cũng cần lưu ý ăn như thế nào mới là đúng cách để duy trì mức ổn định của đường huyết và không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
-
Lượng chuối nên bổ sung hàng ngày: Một quả chuối nhỏ (dài khoảng 10cm) trung bình sẽ chứa khoảng 18,5g carbohydrate/100g. Một quả chuối dài 15cm sẽ chứa 27g carb. Trong khi đó đối với quả nào mà dài tầm 20cm thì sẽ chứa khoảng 35g carb. Do vậy mẹ bầu nên ăn quả có kích thước nhỏ để tránh hấp thu quá nhiều carbohydrate;
-
Không nên chế biến chuối thành các món bánh ngọt hoặc sinh tố, hay ăn cùng với tinh bột, bánh kẹo cũng như những đồ ngọt khác để tránh việc gia tăng lượng đường lên gấp nhiều lần;
Không nên chế biến chuối thành sinh tố, chè hay các món ăn khác có thêm thắt gia vị
-
Mỗi ngày thai phụ chỉ nên ăn khoảng 1 quả chuối chia thành 2 bữa vì dù sao đây cũng là loại quả có chứa đường đơn, khi dung nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình trao đổi chất;
-
Nên kết hợp chuối ăn cùng những thực phẩm lành mạnh khác như các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua hoặc yến mạch. Thói quen này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường;
-
Chuối tươi sẽ tốt hơn chuối bảo quản lâu trong tủ lạnh;
-
Nên ăn chuối không quá chín vì hàm lượng đường của những quả này sẽ thấp hơn. Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết (GI) trung bình là 60. Trong khi đó một quả chuối chín ương GI chỉ tầm 40. Mẹ bầu tốt nhất vẫn là ăn chuối vừa tầm, không quá xanh cũng không quá chín vì nếu chuối quá xanh thì lại chứa nhiều tinh bột phản tính (đây là loại carbohydrate không tiêu hóa được);
-
Thời điểm tốt nhất để ăn chuối là vào bữa phụ sau khi ăn sáng hoặc sau bữa trưa khoảng 2 tiếng. Điều này có tác dụng giảm lượng đường huyết dư thừa và cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn;
-
Nếu mẹ bầu cảm giác rất muốn ăn chuối trong bữa ăn thì hãy ăn một quả chuối thay thế cho một bát cơm.
Mẹ bầu có thể kết hợp chuối với ngũ cốc hoặc sữa không đường để hương vị thơm ngon hơn
Đối với những thai phụ vẫn còn e dè liệu tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không thì hãy yên tâm rằng các mẹ vẫn có thể ăn chuối nhưng cần lưu ý là hãy ăn đúng cách và điều độ, có chừng mực để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, ngay cả khi mẹ bầu đang không bị tiểu đường thai kỳ thì cũng nên thiết lập một thực đơn ăn uống ít đường để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong tương lai.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng lựa chọn. Đến với MEDLATEC, bạn có thể yên tâm về các dịch vụ thăm khám tại đây vì Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành chuyên môn giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại cùng công nghệ xét nghiệm đạt tiêu chuẩn CAP và ISO 15189:2012 sẽ giúp bạn có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Liên hệ trực tiếp tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ tại viện hoặc đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay bạn nhé!
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi