Nhổ tóc bệnh lý thường bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Một trong những mối lo lắng hàng đầu chính là khả năng mọc lại của các sợi tóc.
Bệnh nhổ tóc là bệnh gì?
Bệnh nhổ tóc xuất hiện khá phổ biến và có cái tên gọi khác là trichotillomania, rối loạn nhổ tóc hay chứng nghiện nhổ tóc. Theo nhiều nghiên cứu và báo cáo cho thấy, cứ 20 người trên thế giới sẽ xuất hiện 1 người có thói quen xấu nhổ tóc. Bệnh nhổ tóc thực chất là một loại rối loạn tâm thần có liên quan đến các vấn đề thôi thúc sự lặp đi lặp lại. Điều này khiến các bệnh nhân không thể cưỡng lại việc nhổ tóc trên da đầu của mình. Đôi lúc, họ cũng có thể nhổ các phần lông khác trên cơ thể.
Có thể nói rằng những thói quen này phần lớn đến từ tư tưởng “tóc sâu” gây cảm giác ngứa ngáy hay những loại tóc màu trắng mọc lên được gọi là “tóc bạc”. Nếu như những thanh thiếu niên có xu hướng nhổ những cọng “tóc sâu” thì người trung niên và người già lại có thói quen nhổ đi đám “tóc bạc”. Nhiều trường hợp nhổ tóc đến từ các nguyên nhân như căng thẳng, áp lực từ cuộc sống thường ngày.
Chính những lý do trên đã không ngừng thôi thúc việc nhổ tóc. Sau một thời gian, nhổ tóc đã trở thành thói quen xấu khó bỏ của rất nhiều người. Điều này gây ra những tổn hại rất lớn mà chính họ có thể không nhận ra.
Tác hại không ngờ của bệnh nhổ tóc
Chứng rối loạn nhổ tóc có thể gây ra những tác hại vô cùng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Những tác hại có thể kể đến như:
- Da và nang tóc bị tổn hại: Nhổ tóc có thể làm mất đi chu kỳ mọc tóc tự nhiên của các nang tóc khiến chúng dần teo lại. Hậu quả là có thể làm tóc của bệnh nhân vĩnh viễn không mọc lại được. Hành động nhổ tóc thường xuyên cung có thể dẫn đến những tổn thương khác như nhiễm trùng da, hói đầu, sẹo đầu, chàm da,…
- Gây ra áp lực, cảm xúc xấu hổ: Rất nhiều người mắc phải căn bệnh trichotillomania trải lòng rằng họ cảm thấy rất áp lực, tự ti và xấu hổ. Họ rơi vào tình trạng lo lắng và hoang mang từng ngày.
- Ảnh hưởng công việc và học tập: Do thói quen nhổ tóc khiến tóc rụng quá nhiều và mất đi vẻ đẹp vốn có, bệnh nhân dần trở nên mất tự tin. Thậm chí một số trường hợp còn cố gắng đội tóc giả để che đi những mảng hói, rụng tóc. Họ rất sợ những người xung quanh phát hiện nên thường thu mình lại và không tham gia nhiều các hoạt động tập thể và xã hội.
- Xuất hiện khối u tóc trong ruột: Được biết, nhiều người mắc chứng rối loạn rụng tóc có thể thường xuyên nhổ tóc và thậm chí là ăn tóc của họ. Qua thời gian, trong đường tiêu hóa của người bệnh sẽ xuất hiện một khối u tóc lớn. Điều này gây ra những biến chứng cực kỳ khôn lường nếu không được xử lý kịp thời.
Nhổ tóc có mọc lại được không?
Vậy nếu nhổ tóc có mọc lại được không? Như đã đề cập ở phía trên, bệnh nhổ tóc có thể gây ra những tổn thương đến nang tóc. Không chỉ vậy, chứng rối loạn nhổ tóc này còn ảnh hưởng đến khả năng mọc cùng sự phát triển của sợi tóc sau này.
Đương nhiên, các sợi tóc sau khi nhổ vẫn có khả năng mọc lại nếu như chứng nhổ tóc của bạn không quá nghiêm trọng hay chưa gây ra những tổn thương lâu dài cho mái tóc. Mặt khác, chỉ một số nang tóc bị tổn hại quá mức mới mất đi cơ hội phục hồi hoàn toàn. Thế nên, bạn cũng không nên quá lo lắng về việc nhổ tóc có mọc lại được không.
Sau khi tóc bị nhổ, thông thường để sự hồi sinh yếu ớt này diễn ra sẽ mất tới 3 tháng. Đây cũng là thời điểm cực kỳ nhạy cảm của mái tóc với sự xuất hiện của tóc tơ. Trong thời gian này, bạn không nên để mái tóc tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay nhiệt độ cao từ việc uốn, nhuộm hay tạo kiểu tóc,…
Nếu thấy những dấu hiệu mọc tóc tích cực này, bạn nên cố gắng chữa bệnh và tìm kiếm phương pháp chăm sóc tóc thật hợp lý và khoa học. Còn nếu sau 3 tháng vẫn không nhìn thấy sự hiện diện của tóc tơ thì không may những nang tóc này có thể đã mất đi khả năng mọc lại.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra loại thuốc điều trị trực tiếp căn bệnh nhổ tóc này. Hầu hết các phương pháp để điều trị chứng rối loạn nhổ tóc này là thực hiện điều chỉnh hành vi. Điều này cần sự hỗ trợ rất lớn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ được bệnh lý rối loạn nhổ tóc và việc nhổ tóc có mọc lại được không. Ngay khi phát hiện bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cần tìm kiếm sự can thiệp của các bác sĩ để không phải rơi vào những tình huống rủi ro không đáng có nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Nhổ tóc bệnh lý thường bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Một trong những mối lo lắng hàng đầu chính là khả năng mọc lại của các sợi tóc.
Bệnh nhổ tóc là bệnh gì?
Bệnh nhổ tóc xuất hiện khá phổ biến và có cái tên gọi khác là trichotillomania, rối loạn nhổ tóc hay chứng nghiện nhổ tóc. Theo nhiều nghiên cứu và báo cáo cho thấy, cứ 20 người trên thế giới sẽ xuất hiện 1 người có thói quen xấu nhổ tóc. Bệnh nhổ tóc thực chất là một loại rối loạn tâm thần có liên quan đến các vấn đề thôi thúc sự lặp đi lặp lại. Điều này khiến các bệnh nhân không thể cưỡng lại việc nhổ tóc trên da đầu của mình. Đôi lúc, họ cũng có thể nhổ các phần lông khác trên cơ thể.
Có thể nói rằng những thói quen này phần lớn đến từ tư tưởng “tóc sâu” gây cảm giác ngứa ngáy hay những loại tóc màu trắng mọc lên được gọi là “tóc bạc”. Nếu như những thanh thiếu niên có xu hướng nhổ những cọng “tóc sâu” thì người trung niên và người già lại có thói quen nhổ đi đám “tóc bạc”. Nhiều trường hợp nhổ tóc đến từ các nguyên nhân như căng thẳng, áp lực từ cuộc sống thường ngày.
Chính những lý do trên đã không ngừng thôi thúc việc nhổ tóc. Sau một thời gian, nhổ tóc đã trở thành thói quen xấu khó bỏ của rất nhiều người. Điều này gây ra những tổn hại rất lớn mà chính họ có thể không nhận ra.
Tác hại không ngờ của bệnh nhổ tóc
Chứng rối loạn nhổ tóc có thể gây ra những tác hại vô cùng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Những tác hại có thể kể đến như:
- Da và nang tóc bị tổn hại: Nhổ tóc có thể làm mất đi chu kỳ mọc tóc tự nhiên của các nang tóc khiến chúng dần teo lại. Hậu quả là có thể làm tóc của bệnh nhân vĩnh viễn không mọc lại được. Hành động nhổ tóc thường xuyên cung có thể dẫn đến những tổn thương khác như nhiễm trùng da, hói đầu, sẹo đầu, chàm da,…
- Gây ra áp lực, cảm xúc xấu hổ: Rất nhiều người mắc phải căn bệnh trichotillomania trải lòng rằng họ cảm thấy rất áp lực, tự ti và xấu hổ. Họ rơi vào tình trạng lo lắng và hoang mang từng ngày.
- Ảnh hưởng công việc và học tập: Do thói quen nhổ tóc khiến tóc rụng quá nhiều và mất đi vẻ đẹp vốn có, bệnh nhân dần trở nên mất tự tin. Thậm chí một số trường hợp còn cố gắng đội tóc giả để che đi những mảng hói, rụng tóc. Họ rất sợ những người xung quanh phát hiện nên thường thu mình lại và không tham gia nhiều các hoạt động tập thể và xã hội.
- Xuất hiện khối u tóc trong ruột: Được biết, nhiều người mắc chứng rối loạn rụng tóc có thể thường xuyên nhổ tóc và thậm chí là ăn tóc của họ. Qua thời gian, trong đường tiêu hóa của người bệnh sẽ xuất hiện một khối u tóc lớn. Điều này gây ra những biến chứng cực kỳ khôn lường nếu không được xử lý kịp thời.
Nhổ tóc có mọc lại được không?
Vậy nếu nhổ tóc có mọc lại được không? Như đã đề cập ở phía trên, bệnh nhổ tóc có thể gây ra những tổn thương đến nang tóc. Không chỉ vậy, chứng rối loạn nhổ tóc này còn ảnh hưởng đến khả năng mọc cùng sự phát triển của sợi tóc sau này.
Đương nhiên, các sợi tóc sau khi nhổ vẫn có khả năng mọc lại nếu như chứng nhổ tóc của bạn không quá nghiêm trọng hay chưa gây ra những tổn thương lâu dài cho mái tóc. Mặt khác, chỉ một số nang tóc bị tổn hại quá mức mới mất đi cơ hội phục hồi hoàn toàn. Thế nên, bạn cũng không nên quá lo lắng về việc nhổ tóc có mọc lại được không.
Sau khi tóc bị nhổ, thông thường để sự hồi sinh yếu ớt này diễn ra sẽ mất tới 3 tháng. Đây cũng là thời điểm cực kỳ nhạy cảm của mái tóc với sự xuất hiện của tóc tơ. Trong thời gian này, bạn không nên để mái tóc tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay nhiệt độ cao từ việc uốn, nhuộm hay tạo kiểu tóc,…
Nếu thấy những dấu hiệu mọc tóc tích cực này, bạn nên cố gắng chữa bệnh và tìm kiếm phương pháp chăm sóc tóc thật hợp lý và khoa học. Còn nếu sau 3 tháng vẫn không nhìn thấy sự hiện diện của tóc tơ thì không may những nang tóc này có thể đã mất đi khả năng mọc lại.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra loại thuốc điều trị trực tiếp căn bệnh nhổ tóc này. Hầu hết các phương pháp để điều trị chứng rối loạn nhổ tóc này là thực hiện điều chỉnh hành vi. Điều này cần sự hỗ trợ rất lớn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ được bệnh lý rối loạn nhổ tóc và việc nhổ tóc có mọc lại được không. Ngay khi phát hiện bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cần tìm kiếm sự can thiệp của các bác sĩ để không phải rơi vào những tình huống rủi ro không đáng có nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi