Trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao?

Một trong những vấn đề khiến cha mẹ lo lắng nhất chính là việc ăn uống của con. Trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao? Cách nào để bé bú mẹ trở lại?… Đây là những câu hỏi được nhiều mẹ đề cập ở khắp các diễn đàn làm mẹ.

Có thể mẹ quan tâm:

  • Trẻ 3 – 4 tháng ăn được những gì để lớn nhanh và thông minh?
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 3 – 4 tháng kiểu Nhật đầy đủ dinh dưỡng nhất

Vì sao trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú?

Trẻ 3 – 4 tháng lười bú là tình trạng biếng ăn trong quá trình bé phát triển hoặc biến đổi thể chất. Giai đoạn biếng ăn thường diễn ra trong một thời gian ngắn, từ 1-2 tuần. Một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú có thể kể đến như:

Bé trong tuần hình thành kỹ năng (Wonder Week)

Mốc thời gian từ 14,5 – 19,5 tuần là giai đoạn trẻ phát triển mạnh kỹ năng vận động và trí tuệ. Trong khoảng thời gian này, bé thường chán ăn, lười bú và hay quấy khóc hơn. Đặc biệt là ở tuần 17, trẻ có thể rất lười ăn. Lượng sữa bé bú mỗi ngày sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu bé vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ, không rối loạn tiêu hóa… thì mẹ không cần quá lo lắng.

Bé đang bị bệnh

Hệ miễn dịch còn non yếu cho nên bé dễ bị mắc bệnh, Một số chứng bệnh về tai, mũi, họng khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú. Trong đó, chứng bệnh khiến bé thấy khó chịu nhất là tưa lưỡi. Bề mặt trên lưỡi xuất hiện màng giả mạc màu trắng do nấm candida albicans gây ra. Từ đó, mặt lưỡi của bé dày lên bởi các mảng bám. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ khó bú, sữa mẹ ít tiết ra. Do vậy, trẻ ít hấp thụ được sữa mẹ và bú ít đi.

Bé đang bị sưng lợi

Có rất nhiều bé bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 4. Lợi thế của bé bị sưng đau khiến bé hay quấy khóc, sốt và lười bú. Trong một số trường hợp, phần lợi chỗ mọc răng sẽ bị sưng nứt, viêm, tấy đỏ khiến bé bị đau đớn. Đồng thời, bé cũng chảy nước dãi nhiều hơn, khiến xung quanh miệng nổi mẩn đỏ, gây ngứa. Những triệu chứng khó chịu đó làm trẻ dễ mệt mỏi, cáu gắt và không muốn bú.

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Khi mẹ ăn những thức ăn lạ, có mùi, gia vị cay nóng sẽ ảnh hưởng đến sữa. Điều này rất quan trọng khi bé của bạn bú mẹ hoàn toàn. Bé rất nhạy cảm với sữa mẹ nên sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt. Để bé kích thích bú hơn, mẹ nên dùng những thực phẩm có lợi cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thử uống một số nước khác như: nước lá đinh lăng, nước chè vằng…

Tư thế bú sai

Cho con bú sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ càng ngày càng lười ăn hơn. Khi bú, nếu trẻ không ngậm bắt vú tốt thì sẽ dễ bị mỏi cơ miệng. Việc mỏi cơ thường xuyên khiến trẻ lười bú. Bởi vậy, mẹ cần lưu ý:

  • Đối với trẻ bú bình: ngậm đúng khớp
  • Đối với trẻ bú mẹ: Cần bế trẻ sao cho đầu và thân thẳng hàng, bụng áp sát bụng mẹ. Mẹ dùng tay đỡ vai, mông trẻ. Mũi trẻ phải đối diện vú mẹ.

Rối loạn tiêu hóa

Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những vấn đề tiêu hóa thường gặp. Tương tự như ốm, sốt, khi gặp các vấn đề này, cơ thể trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời bụng bé cũng sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn thêm gì cả.

Thiếu hụt các dưỡng chất

Các vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, Vitamin D, sắt, kẽm… vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Việc thiếu những dưỡng chất này đều có thể khiến trẻ lười bú, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Không cố định giờ bú cụ thể

Mẹ nên theo lịch cố định cho bé bú hàng ngày. Những cữ bú lộn xộn sẽ khiến bé hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả. Khi hệ tiêu hóa có vấn đề thì sẽ dẫn tới tình trạng bé lười bú.

Bầu ngực của mẹ có vấn đề

Như đã nói, bé rất nhạy cảm với sự thay đổi dù rất nhỏ trên cơ thể mẹ. Nếu mẹ dùng nước hoa, kem thoa ngực… đều khiến bé bỏ bú. Bên cạnh đó, nếu mẹ đang stress thì cũng có thể ảnh hưởng đến việc bé bú. Khi đó dòng sữa chảy mạnh, yếu thất thường cũng khiến bé lười bú. Hoặc đầu ti mẹ to gây khó khăn cho việc ngậm mút cũng khiến bé không thèm bú nữa.

Trẻ 3 – 4 tháng lười bú phải làm sao?

Trẻ 3 – 4 tháng lười bú phải làm sao? Để giải đáp thắc mắc này mẹ hãy tham khảo một số giải pháp dưới đây:

Hạ sốt khi cần thiết

Ốm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và không muốn bú. Điều đầu tiên mà các mẹ cần làm đó là hạ sốt thật nhanh cho trẻ. Hãy sử dụng khăn ấm chườm nách, đồng thời dùng một chiếc khăn khác để lau người cho bé.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng thuốc. Đối với trẻ 3 – 4 tháng tuổi thì có thể sử dụng Paracetamol với liều lượng khoảng 40mg – 60mg tùy theo cân nặng. Lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Sau khi hạ sốt, bé sẽ ăn uống trở lại bình thường và không còn biếng ăn nữa.

Nếu bé sốt cao (thân nhiệt trên 38 độ C) hoặc không hạ sốt dù đã sử dụng thuốc thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám và có phương thức điều trị phù hợp.

Giai đoạn chuẩn bị mọc răng

Mọc răng là một trong những phát triển sinh lý vô cùng bình thường ở trẻ. Tại thời điểm 3 – 4 tháng, trẻ sẽ chỉ bắt đầu có một số biểu hiện cho răng chuẩn bị mọc như sưng lợi, ngứa lợi… Bố mẹ không cần quá lo lắng trong khoảng thời gian này. Tương tự như trên, hãy vỗ về trẻ thật nhiều, không nên ép ăn và cung cấp đầy đủ nước cho trẻ.

Ngoài ra, hãy lau nước dãi cho bé, mặc cho bé thoáng nhưng đủ ấm cũng như hạ sốt cho trẻ. Tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc và bé sẽ ăn lại bình thường.

Tránh sữa có mùi vị lạ

Thời kỳ 3 – 4 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng đừng để sữa có mùi vị lạ. Các mẹ nên tránh ăn những thực phẩm nặng mùi, chứa nhiều gia vị… Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia… Đây là những thứ sẽ khiến sữa mẹ đổi vị mà không hề tốt cho trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh bầu ngực thật kỹ để không có mùi lạ khiến trẻ không quen. Tránh bôi các loại kem, gel dưỡng da, làm trắng… có mùi hương khác lạ. Thường xuyên vệ sinh bầu ngực bằng khăn mềm và nước ấm. Khi cho trẻ bú thì có thể bôi một chút sữa mẹ lên bầu ngực để tạo nên sự thân quen cho trẻ.

Xử lý vấn đề về hệ tiêu hóa

Nếu bé lười bú do đang bị ợ hơi, mẹ hãy bế bé và vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú. Để bé nằm sấp ngang cánh tay hoặc vác bé tựa vào vai rồi vỗ nhẹ lưng bé nhiều lần. Khi đó hơi và các bong bóng khí sẽ thoát ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Bé sẽ hết đầy bụng, khó tiêu, từ đó không còn lười bú nữa.

Nếu bé lười bú do bị táo bón hoặc tiêu chảy, thì việc cần thiết nhất mà mẹ phải làm đó là thay đổi chế độ ăn cho phù hợp vì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của con thông qua sữa mẹ. Mẹ hãy ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích, như thế trẻ sẽ dễ tiêu hóa hơn và không còn lười bú nữa.

Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Điều đầu tiên mà mẹ cần làm để giúp trẻ 3 – 4 tháng hết biếng ăn khi do thiếu dinh dưỡng là tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng giúp mẹ biết được trẻ bị thiếu dinh dưỡng không, cần bổ sung các dưỡng chất nào. Đồng thời, các mẹ sẽ được tư vấn về chế độ ăn, thực đơn và dưỡng chất cần thiết theo từng giai đoạn cụ thể.

Duy trì cữ bú hợp lý

Cữ bú hợp lý cũng là một phương pháp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ 3 – 4 tháng tuổi hiệu quả. Tần suất bú 5 – 6 lần/ ngày, với khoảng 3 tiếng là cữ bú phù hợp cho trẻ 3 – 4 tháng tuổi (có thể thay đổi theo cân nặng). Việc này còn tạo cho trẻ một thói quen bú hàng ngày, giúp hạn chế việc trẻ biếng ăn, chán ăn.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao?”. Các mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Hy vọng các mẹ tìm được phương pháp phù hợp để giúp trẻ ăn ngon hơn và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

  • Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao để bé ăn ngon trở lại?
  • Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao?

Một trong những vấn đề khiến cha mẹ lo lắng nhất chính là việc ăn uống của con. Trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao? Cách nào để bé bú mẹ trở lại?… Đây là những câu hỏi được nhiều mẹ đề cập ở khắp các diễn đàn làm mẹ.

Có thể mẹ quan tâm:

  • Trẻ 3 – 4 tháng ăn được những gì để lớn nhanh và thông minh?
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 3 – 4 tháng kiểu Nhật đầy đủ dinh dưỡng nhất

Vì sao trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú?

Trẻ 3 – 4 tháng lười bú là tình trạng biếng ăn trong quá trình bé phát triển hoặc biến đổi thể chất. Giai đoạn biếng ăn thường diễn ra trong một thời gian ngắn, từ 1-2 tuần. Một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú có thể kể đến như:

Bé trong tuần hình thành kỹ năng (Wonder Week)

Mốc thời gian từ 14,5 – 19,5 tuần là giai đoạn trẻ phát triển mạnh kỹ năng vận động và trí tuệ. Trong khoảng thời gian này, bé thường chán ăn, lười bú và hay quấy khóc hơn. Đặc biệt là ở tuần 17, trẻ có thể rất lười ăn. Lượng sữa bé bú mỗi ngày sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu bé vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ, không rối loạn tiêu hóa… thì mẹ không cần quá lo lắng.

Bé đang bị bệnh

Hệ miễn dịch còn non yếu cho nên bé dễ bị mắc bệnh, Một số chứng bệnh về tai, mũi, họng khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú. Trong đó, chứng bệnh khiến bé thấy khó chịu nhất là tưa lưỡi. Bề mặt trên lưỡi xuất hiện màng giả mạc màu trắng do nấm candida albicans gây ra. Từ đó, mặt lưỡi của bé dày lên bởi các mảng bám. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ khó bú, sữa mẹ ít tiết ra. Do vậy, trẻ ít hấp thụ được sữa mẹ và bú ít đi.

Bé đang bị sưng lợi

Có rất nhiều bé bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 4. Lợi thế của bé bị sưng đau khiến bé hay quấy khóc, sốt và lười bú. Trong một số trường hợp, phần lợi chỗ mọc răng sẽ bị sưng nứt, viêm, tấy đỏ khiến bé bị đau đớn. Đồng thời, bé cũng chảy nước dãi nhiều hơn, khiến xung quanh miệng nổi mẩn đỏ, gây ngứa. Những triệu chứng khó chịu đó làm trẻ dễ mệt mỏi, cáu gắt và không muốn bú.

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Khi mẹ ăn những thức ăn lạ, có mùi, gia vị cay nóng sẽ ảnh hưởng đến sữa. Điều này rất quan trọng khi bé của bạn bú mẹ hoàn toàn. Bé rất nhạy cảm với sữa mẹ nên sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt. Để bé kích thích bú hơn, mẹ nên dùng những thực phẩm có lợi cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thử uống một số nước khác như: nước lá đinh lăng, nước chè vằng…

Tư thế bú sai

Cho con bú sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ càng ngày càng lười ăn hơn. Khi bú, nếu trẻ không ngậm bắt vú tốt thì sẽ dễ bị mỏi cơ miệng. Việc mỏi cơ thường xuyên khiến trẻ lười bú. Bởi vậy, mẹ cần lưu ý:

  • Đối với trẻ bú bình: ngậm đúng khớp
  • Đối với trẻ bú mẹ: Cần bế trẻ sao cho đầu và thân thẳng hàng, bụng áp sát bụng mẹ. Mẹ dùng tay đỡ vai, mông trẻ. Mũi trẻ phải đối diện vú mẹ.

Rối loạn tiêu hóa

Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những vấn đề tiêu hóa thường gặp. Tương tự như ốm, sốt, khi gặp các vấn đề này, cơ thể trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời bụng bé cũng sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn thêm gì cả.

Thiếu hụt các dưỡng chất

Các vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, Vitamin D, sắt, kẽm… vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Việc thiếu những dưỡng chất này đều có thể khiến trẻ lười bú, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Không cố định giờ bú cụ thể

Mẹ nên theo lịch cố định cho bé bú hàng ngày. Những cữ bú lộn xộn sẽ khiến bé hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả. Khi hệ tiêu hóa có vấn đề thì sẽ dẫn tới tình trạng bé lười bú.

Bầu ngực của mẹ có vấn đề

Như đã nói, bé rất nhạy cảm với sự thay đổi dù rất nhỏ trên cơ thể mẹ. Nếu mẹ dùng nước hoa, kem thoa ngực… đều khiến bé bỏ bú. Bên cạnh đó, nếu mẹ đang stress thì cũng có thể ảnh hưởng đến việc bé bú. Khi đó dòng sữa chảy mạnh, yếu thất thường cũng khiến bé lười bú. Hoặc đầu ti mẹ to gây khó khăn cho việc ngậm mút cũng khiến bé không thèm bú nữa.

Trẻ 3 – 4 tháng lười bú phải làm sao?

Trẻ 3 – 4 tháng lười bú phải làm sao? Để giải đáp thắc mắc này mẹ hãy tham khảo một số giải pháp dưới đây:

Hạ sốt khi cần thiết

Ốm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và không muốn bú. Điều đầu tiên mà các mẹ cần làm đó là hạ sốt thật nhanh cho trẻ. Hãy sử dụng khăn ấm chườm nách, đồng thời dùng một chiếc khăn khác để lau người cho bé.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng thuốc. Đối với trẻ 3 – 4 tháng tuổi thì có thể sử dụng Paracetamol với liều lượng khoảng 40mg – 60mg tùy theo cân nặng. Lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Sau khi hạ sốt, bé sẽ ăn uống trở lại bình thường và không còn biếng ăn nữa.

Nếu bé sốt cao (thân nhiệt trên 38 độ C) hoặc không hạ sốt dù đã sử dụng thuốc thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám và có phương thức điều trị phù hợp.

Giai đoạn chuẩn bị mọc răng

Mọc răng là một trong những phát triển sinh lý vô cùng bình thường ở trẻ. Tại thời điểm 3 – 4 tháng, trẻ sẽ chỉ bắt đầu có một số biểu hiện cho răng chuẩn bị mọc như sưng lợi, ngứa lợi… Bố mẹ không cần quá lo lắng trong khoảng thời gian này. Tương tự như trên, hãy vỗ về trẻ thật nhiều, không nên ép ăn và cung cấp đầy đủ nước cho trẻ.

Ngoài ra, hãy lau nước dãi cho bé, mặc cho bé thoáng nhưng đủ ấm cũng như hạ sốt cho trẻ. Tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc và bé sẽ ăn lại bình thường.

Tránh sữa có mùi vị lạ

Thời kỳ 3 – 4 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng đừng để sữa có mùi vị lạ. Các mẹ nên tránh ăn những thực phẩm nặng mùi, chứa nhiều gia vị… Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia… Đây là những thứ sẽ khiến sữa mẹ đổi vị mà không hề tốt cho trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh bầu ngực thật kỹ để không có mùi lạ khiến trẻ không quen. Tránh bôi các loại kem, gel dưỡng da, làm trắng… có mùi hương khác lạ. Thường xuyên vệ sinh bầu ngực bằng khăn mềm và nước ấm. Khi cho trẻ bú thì có thể bôi một chút sữa mẹ lên bầu ngực để tạo nên sự thân quen cho trẻ.

Xử lý vấn đề về hệ tiêu hóa

Nếu bé lười bú do đang bị ợ hơi, mẹ hãy bế bé và vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú. Để bé nằm sấp ngang cánh tay hoặc vác bé tựa vào vai rồi vỗ nhẹ lưng bé nhiều lần. Khi đó hơi và các bong bóng khí sẽ thoát ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Bé sẽ hết đầy bụng, khó tiêu, từ đó không còn lười bú nữa.

Nếu bé lười bú do bị táo bón hoặc tiêu chảy, thì việc cần thiết nhất mà mẹ phải làm đó là thay đổi chế độ ăn cho phù hợp vì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của con thông qua sữa mẹ. Mẹ hãy ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích, như thế trẻ sẽ dễ tiêu hóa hơn và không còn lười bú nữa.

Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Điều đầu tiên mà mẹ cần làm để giúp trẻ 3 – 4 tháng hết biếng ăn khi do thiếu dinh dưỡng là tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng giúp mẹ biết được trẻ bị thiếu dinh dưỡng không, cần bổ sung các dưỡng chất nào. Đồng thời, các mẹ sẽ được tư vấn về chế độ ăn, thực đơn và dưỡng chất cần thiết theo từng giai đoạn cụ thể.

Duy trì cữ bú hợp lý

Cữ bú hợp lý cũng là một phương pháp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ 3 – 4 tháng tuổi hiệu quả. Tần suất bú 5 – 6 lần/ ngày, với khoảng 3 tiếng là cữ bú phù hợp cho trẻ 3 – 4 tháng tuổi (có thể thay đổi theo cân nặng). Việc này còn tạo cho trẻ một thói quen bú hàng ngày, giúp hạn chế việc trẻ biếng ăn, chán ăn.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ 3 – 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao?”. Các mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Hy vọng các mẹ tìm được phương pháp phù hợp để giúp trẻ ăn ngon hơn và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

  • Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao để bé ăn ngon trở lại?
  • Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao?