Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn: Cha mẹ phải làm gì?

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ 3 tháng tuổi là sữa mẹ. Thế nhưng có rất nhiều trường hợp trẻ biếng bú, lười ăn ở giai đoạn này, khiến bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, lười bú và phải làm sao khắc phục tình trạng này?

Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn
Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn

1. Nguyên nhân bé 3 tháng tuổi biếng ăn, lười bú

Để con chăm bú và nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, trước tiên mẹ cần tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ không chịu bú, từ đó có biện pháp giải quyết triệt để, hiệu quả và nhanh nhất.

1.1. Tiêu hóa kém

Các vấn đề về tiêu hóa như chứng loạn khuẩn đường ruột, khó hấp thu, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ… đều làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Mặt khác, những triệu chứng trên khiến bé thấy khó, quấy khóc và lười bú mẹ.

1.2. Bạn có cho trẻ bú đúng cách

Tư thế cho con bú không đúng cách khiến bé không thoải mái khi ăn. Hoặc sữa mẹ chảy nhanh và nhiều sẽ dễ làm bé bị sặc, gây tâm lý sợ và không muốn bú nữa. Mặt khác, mẹ không đủ sữa, sữa ra chậm làm trẻ không nhận được sữa nên bé cáu gắt và chán nản dẫn đến tình trạng bé biếng bú. Ngoài ra, kích cỡ đầu ti của mẹ quá to, ti có mùi lạ hoặc đầu ti bị thụt sâu cũng khiến bé không chịu bú sữa.

1.3. Bé 3 tuổi biếng ăn do tiêm vacxin

Ở những tháng đầu đời, bé sẽ được chỉ định tiêm phòng các loại vacxin cần thiết. Thông thường, sau khi tiêm bé sẽ có một số phản ứng phụ như sốt, tiêu chảy, quấy khóc, không chịu bú mẹ… Tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ tự hết trong thời gian ngắn, sau vài ngày bé sẽ bú mẹ bình thường.

1.4. Bé đang tập lẫy

Trẻ sơ sinh biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển (biếng ăn sinh lý). Hiện tượng này thường gắn liền với các thời điểm bé tập lẫy, ngồi, đứng hoặc tập đi,… Sau đó trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý biểu hiện của con, bởi có bé không chịu bú kéo dài và dễ hình thành thói quen biếng ăn, lười bú nếu không được khắc phục kịp thời.

1.5. Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Một số trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một số bệnh tai, mũi, họng… cũng sẽ có biểu hiện lười bú. Bởi loại thuốc này có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn tới một số rối loạn tiêu hóa như đi ngoài, khó tiêu… Vì thế, bố mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc và cho bé sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng không hòa thuốc vào sữa của con, bởi nó làm thay đổi vị sữa, khiến trẻ sợ bú.

1.6. Do mùi vị sữa mẹ thay đổi

Sữa mẹ có mùi lạ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú. Khi mẹ ăn thức ăn chứa quá nhiều gia vị, nặng mùi… cũng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Bé chưa quen với sự thay đổi này nên không chịu bú hoặc bỏ bú.

1.7. Trẻ biếng ăn bẩm sinh

Một số ít trẻ biếng ăn lười bú là do bẩm sinh. Ngay từ khi sinh ra, các bé chỉ ham ngủ, chơi mà không đòi bú hay đòi ăn.

Ngoài ra, khi bé đang gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa hoặc mắc phải một số bệnh lý như: viêm tai giữa, viêm họng, trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng… sẽ khiến cho trẻ bị đau và không thoải mái khi bú sữa.

Trẻ 3 tháng biếng ăn
Trẻ 3 tháng biếng ăn

2. Giải pháp cho trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn

Để hạn chế việc trẻ 3 tháng lười bú, mẹ nên âu yếm và ôm bé nhiều hơn để bé quen thuộc với hơi ấm của mẹ. Điều này giúp mẹ dễ dàng cho bé ti sữa khi bé thấy đói. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:

2.1. Cho bé bú đúng cách

Mẹ cần cho bé bú đúng tư thế nhưng cần đảm bảo sự thoải mái cho cả 2 mẹ con. Đồng thời, mẹ cũng nên thay đổi vị trí và tư thế khi cho trẻ bú thường xuyên để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Hạn chế cho bé bú nằm để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt, khiến bé không bú kịp. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé bú ở không gian yên tĩnh, ít người, tránh tiếng ồn sẽ giúp bé không bị mất tập trung khi bú.

2.2. Tập cho trẻ thói quen bú sữa hằng ngày

Mẹ nên tập cho bé thói quen bú sữa hàng ngày. Điều này giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt, đồng thời hạn chế tình trạng lười bú ở trẻ. Đối với trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức thì mẹ cũng nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày, khoảng cách giữa 2 cữ bú hợp lý nhất là khoảng 2,5 tiếng. Tránh để tình trạng cho bé bú quá mau hoặc để bé quấy khóc đòi bú.

Ngoài ra, khi trẻ ngủ đêm mẹ cũng cần đánh thức bé dậy để bú đúng cữ, bởi việc bỏ qua cữ bú đêm sẽ khiến sữa mẹ bị giảm và trẻ không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết.

2.3. Cho bé ngủ đủ giấc

Đối với trẻ 3 tháng tuổi thì phần lớn thời gian của trẻ đều dành để ăn và ngủ. Vì thế, mẹ cần tạo điều kiện cho bé có giấc ngủ ngon và sâu. Điều này cũng giúp trẻ bú mẹ tích cực hơn.

2.4. Nhận biết dấu hiệu bé đã bú no

Khi trẻ đang bú bỗng mút chậm lại, ngủ gật, nhả ti hoặc quay đầu ra ngoài không muốn bú nữa… là những dấu hiệu cho thấy bé đã bú no. Lúc này, mẹ không nên ép bé bú tiếp mà để con chơi ngoan hoặc ngủ ngon giấc. Việc bú no không chỉ giúp bé nhận đủ dinh dưỡng mà còn giúp bé ngoan hơn và không quấy khóc.

2.5. Mẹ phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ ăn cung đủ chất không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng sữa cho con. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp con phát triển tốt nhất trong những năm đầu đời. Do đó, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, các bữa ăn cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất sắt, kẽm, magie, vitamin D, vitamin E và acid folic… để cơ thể sản sinh đủ sữa cho con bú Bên cạnh đó, mẹ cùng đừng quên bổ sung các vitamin cần thiết cho bản thân theo chỉ dẫn của bác sĩ để cơ thể luôn khỏe mạnh, đồng thời chất lượng sữa cho bé cũng tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong thời gian cho con bú mẹ không nên ăn uống kiêng khem quá mức để giảm cân. Điều này dễ gây thiếu vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cả hai mẹ con. Nếu muốn giảm cân và nhanh lấy lại vóc dáng, mẹ nên tham khảo chế độ dinh dưỡng của chuyên gia.

2.6. Điều trị bệnh bé đang mắc phải

Bé bị mắc bệnh thường mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn và lười bú. Vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện khó chịu, mẹ cần theo dõi và cho bé đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Từ đó, có phương án điều trị kịp thời để bé có thể bú mẹ trở lại. Trường hợp trẻ trẻ bị các vấn đề về răng miệng như mọc răng, tưa lưỡi… mẹ hãy lấy nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh nhẹ nhàng lưỡi và vùng khoang miệng cho bé.

2.7. Đối với trẻ bú ngoài

Trường hợp mẹ ít sữa hoặc mất sữa, mẹ có thể cho bé uống sữa ngoài. Tuy nhiên, cần chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở những tháng đầu đời.

Bé 3 tháng tuổi quá biếng ăn
Bé 3 tháng tuổi quá biếng ăn

2.8. Cải thiện tình trạng biếng bú của bé bằng cách bổ sung men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc

Để cải thiện tình trạng trẻ lười bú, mẹ có thể tham khảo cho trẻ dùng các sản phẩm men vi sinh để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và giúp trẻ hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé ăn ngon và bú mẹ nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn men vi sinh chứa cả probiotics (lợi khuẩn) và prebiotics (chất xơ hòa tan), được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho bé. Ngoài những công dụng trên, sản phẩm này còn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột, hạn chế những rối loạn tiêu hóa táo bón, đi ngoài phân sống, tiêu chảy,… Chi tiết sản phẩm xem thêm tại đây.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ và cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé. Chúc các bậc cha mẹ nuôi con khỏe mạnh thành công!

Phần tiếp theo: Trẻ 4 tháng tuổi biếng ăn