Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tốt nhất nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 4 đến 6 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã được cải thiện. Đồng thời làm sao để biết trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa? Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cần bổ sung những gì?
Dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu có thể ăn dặm
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, đến tháng thứ 4 hoặc 5, nhiều bé có thể bắt đầu tập ăn dặm. Ăn dặm được coi là hình thức bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ bên cạnh sữa mẹ. Điều quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là nên lựa chọn nhóm thực phẩm nào để cung cấp dưỡng chất đầy đủ và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Khi trẻ bước sang tháng thứ 5 và có các dấu hiệu dưới đây mẹ có thể cho bé ăn dặm.
- Cân nặng gấp đôi trọng lượng của bé so với lúc mới sinh.
- Khi bé biết tự giữ đầu thẳng và ngồi dậy.
- Bé học cách đưa miệng về phía trước để lấy thức ăn.
- Bé thích thú với thức ăn của người lớn.
- Bé đòi bú nhiều hơn, nhu cầu dinh dưỡng tăng.
- Bé thường nhai tóp tép miệng.
Bé 5 tháng tuổi có thể ăn những nhóm thực phẩm nào?
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc là nhóm thực phẩm có thể cho bé ăn dặm đầu tiên vì mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh độ đặc hay sệt của món ăn. Nếu bé đã quen với việc ăn cháo loãng ở tháng thứ 4 thì việc cho trẻ 5 tháng tuổi làm quen với thức ăn đặc là điều khá dễ dàng. Mẹ có thể nấu cháo đặc hơn hoặc chuyển sang các loại ngũ cốc khác như bột yến mạch, khoai lang xay nhuyễn. Khoảng thời gian để trẻ làm quen từng loại thực phẩm khác nhau là 3 – 5 ngày.
Các loại rau củ, trái cây
Ăn trái cây và rau quả có thể giúp em bé hấp thụ đa dạng các vitamin quan trọng. Đồng thời, tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé. Nhưng không phải loại rau củ nào cũng cho bé ăn. Trẻ 5 tháng tuổi có thể ăn các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, rau bina, bơ và bông cải xanh,… Rau và trái cây nên được rửa sạch, luộc chín và nghiền nhuyễn. Hoặc mẹ có thể chọn các loại trái cây mềm như bơ và chuối chín chỉ cần nghiền nhuyễn là có ngay món ăn bổ dưỡng cho bé.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Thịt, các loại đậu, trứng, tôm, cá là những thực phẩm giàu protein rất tốt cho trẻ mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng. Tuy nhiên, do tính chất dai của thịt, mẹ nên cho bé tập làm quen với ngũ cốc hoặc rau củ xay nhuyễn trước khi cho bé ăn thịt, cá. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn thịt gà, thịt heo, thịt bò xay nhuyễn hoặc kết hợp với khoai lang, bí đỏ, đậu hà lan,…
Liều lượng thực phẩm ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Khi chuẩn bị thực đơn cho bé 5 tháng tập ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ hoặc sữa công thức tùy theo nhu cầu của bé.
- Số bữa ăn dặm: 1 bữa / ngày.
- Thời gian: Nên ăn vào buổi sáng lúc 10 giờ sáng cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi ăn thêm bữa khác trước 7 giờ tối.
- Hình thức ăn: Lỏng hoặc xay nhuyễn.
- Lượng thức ăn dặm: Bắt đầu với 1 muỗng canh cho đến khi bé làm quen với thức ăn mới và tăng dần theo mức độ hứng thú và thời gian thích nghi. Nhưng tối đa cho con ăn khoảng 7 thìa một bữa ăn.
- Thứ tự nhóm thực phẩm cho trẻ khi ăn dặm: Ngũ cốc, rau củ quả, cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ. Tất cả thực phẩm phải được nghiền hoặc xay mịn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
Nếu bạn đã biết bé ăn được những gì nhưng còn đang băn khoăn không biết nên lên thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 5 tháng như thế nào thì có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây:
Tuần thứ nhất: Cháo trắng
Đối với bé 5 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm, tuần đầu tiên mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo trắng thôi. Cách thực hiện như sau:
- Cho 1 muỗng gạo nấu với 10 muỗng nước.
- Khi cháo chín mẹ đem cháo rây nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn cho thật mịn. Mẹ cho bé nếm thử 1 – 2 muỗng cháo để bé làm quen với thực phẩm mới.
Tuần thứ 2: Cháo trắng và trái cây
Ngoài cháo trắng xay nhuyễn, mẹ bắt đầu cho bé nếm thử lần lượt các loại rau củ như lê, táo, chuối, kiwi,… theo từng ngày. Các loại trái cây này nên gọt vỏ, bỏ hạt và xay mịn. Ban đầu mẹ cho trẻ nếm thử riêng biệt từng loại trái cây để cảm nhận hương vị sau đó cho ăn kết hợp cháo và các loại trái cây này.
Tuần thứ 3: Cháo trắng và rau củ quả
Bước vào tuần thứ 3 sau khi đã quen với các loại trái cây vị ngọt mẹ cho trẻ nếm các loại rau củ quả như cà rốt, cà chua, khoai lang, bí đỏ,… Các mẹ cho bé ăn nhiều hơn và chia mỗi ngày ăn một loại thực phẩm khác nhau để đa dạng bữa ăn và trẻ làm quen được với nhiều loại thực phẩm.
Tuần thứ 4: Cháo trắng với thịt, cá
Ở tuần thứ 4 mẹ có thể cho bé làm quen với thịt, cá để nhận biết hương vị của đạm động vật. Các nguyên liệu phải được nghiền nhuyễn để trẻ ăn.
Những lưu ý cho mẹ khi nấu thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm của bé 5 tháng tuổi rất dễ chế biến và chủ yếu gồm các món cháo. Tuy nhiên, để không bị mất chất dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không nên nấu cháo cho bé bằng nước lạnh mà nên dùng nước ấm nấu cháo để tiết kiệm thời gian và bảo toàn chất dinh dưỡng.
- Chỉ nấu một lượng cháo vừa đủ cho bữa ăn. Mẹ không nên hâm cháo nhiều lần vì sẽ làm thay đổi mùi vị, mất đi chất dinh dưỡng.
- Mẹ nên chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng khiến thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn và mất dinh dưỡng.
Tóm lại mẹ phải nhớ một nguyên tắc nấu thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng là từ ít đến nhiều, từ nhuyễn đến thô, từ 1 nhóm đến nhiều loại thực phẩm. Khi trẻ thích nghi, mẹ chuyển nhanh từ bột ăn dặm vị ngọt sang bột mặn với đủ 4 nhóm chất. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tốt nhất nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 4 đến 6 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã được cải thiện. Đồng thời làm sao để biết trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa? Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cần bổ sung những gì?
Dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu có thể ăn dặm
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, đến tháng thứ 4 hoặc 5, nhiều bé có thể bắt đầu tập ăn dặm. Ăn dặm được coi là hình thức bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ bên cạnh sữa mẹ. Điều quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là nên lựa chọn nhóm thực phẩm nào để cung cấp dưỡng chất đầy đủ và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Khi trẻ bước sang tháng thứ 5 và có các dấu hiệu dưới đây mẹ có thể cho bé ăn dặm.
- Cân nặng gấp đôi trọng lượng của bé so với lúc mới sinh.
- Khi bé biết tự giữ đầu thẳng và ngồi dậy.
- Bé học cách đưa miệng về phía trước để lấy thức ăn.
- Bé thích thú với thức ăn của người lớn.
- Bé đòi bú nhiều hơn, nhu cầu dinh dưỡng tăng.
- Bé thường nhai tóp tép miệng.
Bé 5 tháng tuổi có thể ăn những nhóm thực phẩm nào?
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc là nhóm thực phẩm có thể cho bé ăn dặm đầu tiên vì mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh độ đặc hay sệt của món ăn. Nếu bé đã quen với việc ăn cháo loãng ở tháng thứ 4 thì việc cho trẻ 5 tháng tuổi làm quen với thức ăn đặc là điều khá dễ dàng. Mẹ có thể nấu cháo đặc hơn hoặc chuyển sang các loại ngũ cốc khác như bột yến mạch, khoai lang xay nhuyễn. Khoảng thời gian để trẻ làm quen từng loại thực phẩm khác nhau là 3 – 5 ngày.
Các loại rau củ, trái cây
Ăn trái cây và rau quả có thể giúp em bé hấp thụ đa dạng các vitamin quan trọng. Đồng thời, tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé. Nhưng không phải loại rau củ nào cũng cho bé ăn. Trẻ 5 tháng tuổi có thể ăn các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, rau bina, bơ và bông cải xanh,… Rau và trái cây nên được rửa sạch, luộc chín và nghiền nhuyễn. Hoặc mẹ có thể chọn các loại trái cây mềm như bơ và chuối chín chỉ cần nghiền nhuyễn là có ngay món ăn bổ dưỡng cho bé.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Thịt, các loại đậu, trứng, tôm, cá là những thực phẩm giàu protein rất tốt cho trẻ mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng. Tuy nhiên, do tính chất dai của thịt, mẹ nên cho bé tập làm quen với ngũ cốc hoặc rau củ xay nhuyễn trước khi cho bé ăn thịt, cá. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn thịt gà, thịt heo, thịt bò xay nhuyễn hoặc kết hợp với khoai lang, bí đỏ, đậu hà lan,…
Liều lượng thực phẩm ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Khi chuẩn bị thực đơn cho bé 5 tháng tập ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ hoặc sữa công thức tùy theo nhu cầu của bé.
- Số bữa ăn dặm: 1 bữa / ngày.
- Thời gian: Nên ăn vào buổi sáng lúc 10 giờ sáng cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi ăn thêm bữa khác trước 7 giờ tối.
- Hình thức ăn: Lỏng hoặc xay nhuyễn.
- Lượng thức ăn dặm: Bắt đầu với 1 muỗng canh cho đến khi bé làm quen với thức ăn mới và tăng dần theo mức độ hứng thú và thời gian thích nghi. Nhưng tối đa cho con ăn khoảng 7 thìa một bữa ăn.
- Thứ tự nhóm thực phẩm cho trẻ khi ăn dặm: Ngũ cốc, rau củ quả, cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ. Tất cả thực phẩm phải được nghiền hoặc xay mịn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
Nếu bạn đã biết bé ăn được những gì nhưng còn đang băn khoăn không biết nên lên thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 5 tháng như thế nào thì có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây:
Tuần thứ nhất: Cháo trắng
Đối với bé 5 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm, tuần đầu tiên mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo trắng thôi. Cách thực hiện như sau:
- Cho 1 muỗng gạo nấu với 10 muỗng nước.
- Khi cháo chín mẹ đem cháo rây nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn cho thật mịn. Mẹ cho bé nếm thử 1 – 2 muỗng cháo để bé làm quen với thực phẩm mới.
Tuần thứ 2: Cháo trắng và trái cây
Ngoài cháo trắng xay nhuyễn, mẹ bắt đầu cho bé nếm thử lần lượt các loại rau củ như lê, táo, chuối, kiwi,… theo từng ngày. Các loại trái cây này nên gọt vỏ, bỏ hạt và xay mịn. Ban đầu mẹ cho trẻ nếm thử riêng biệt từng loại trái cây để cảm nhận hương vị sau đó cho ăn kết hợp cháo và các loại trái cây này.
Tuần thứ 3: Cháo trắng và rau củ quả
Bước vào tuần thứ 3 sau khi đã quen với các loại trái cây vị ngọt mẹ cho trẻ nếm các loại rau củ quả như cà rốt, cà chua, khoai lang, bí đỏ,… Các mẹ cho bé ăn nhiều hơn và chia mỗi ngày ăn một loại thực phẩm khác nhau để đa dạng bữa ăn và trẻ làm quen được với nhiều loại thực phẩm.
Tuần thứ 4: Cháo trắng với thịt, cá
Ở tuần thứ 4 mẹ có thể cho bé làm quen với thịt, cá để nhận biết hương vị của đạm động vật. Các nguyên liệu phải được nghiền nhuyễn để trẻ ăn.
Những lưu ý cho mẹ khi nấu thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm của bé 5 tháng tuổi rất dễ chế biến và chủ yếu gồm các món cháo. Tuy nhiên, để không bị mất chất dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không nên nấu cháo cho bé bằng nước lạnh mà nên dùng nước ấm nấu cháo để tiết kiệm thời gian và bảo toàn chất dinh dưỡng.
- Chỉ nấu một lượng cháo vừa đủ cho bữa ăn. Mẹ không nên hâm cháo nhiều lần vì sẽ làm thay đổi mùi vị, mất đi chất dinh dưỡng.
- Mẹ nên chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng khiến thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn và mất dinh dưỡng.
Tóm lại mẹ phải nhớ một nguyên tắc nấu thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng là từ ít đến nhiều, từ nhuyễn đến thô, từ 1 nhóm đến nhiều loại thực phẩm. Khi trẻ thích nghi, mẹ chuyển nhanh từ bột ăn dặm vị ngọt sang bột mặn với đủ 4 nhóm chất. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi