Trẻ 8 tháng ăn được gì? – Dinh dưỡng cho con đủ chất

Sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tuyệt vời

Theo WHO và UNICEF, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì sữa mẹ ít nhất là 12 tháng đầu đời, tốt nhất là 24 tháng tuổi. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, giàu dưỡng chất tuyệt vời nhất không gì có thể thay thế được. Do đó khi con được 8 tháng tuổi thì mẹ vẫn cho con bú sữa kết hợp cùng chế độ ăn dặm hợp lý, bởi khi trẻ được 5-6 tháng tuổi trở lên, nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên, sữa mẹ không đủ để con phát triển.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết trong ít nhất 1 năm đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết trong ít nhất 1 năm đầu

Trẻ 8 tháng ăn được gì?

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ nên được làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi. Trẻ đã có thể ăn được các loại cháo loãng, tập gặm các thức ăn rắn kể rèn luyện khả năng nhai, nuốt. Do vậy khi đến 8 tháng, trẻ đã có thể hoàn toàn thuần thục việc ăn dặm và nhận biết được mùi vị của món ăn yêu thích hay không. Vậy trẻ 8 tháng ăn được gì? Mẹ có thể tham khảo danh sách các thực phẩm an toàn cho sự phát triển của con sau đây:

  • Thức ăn tinh bột: Gồm bột ăn liền, gạo, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
  • Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì – Thức ăn giàu đạm: Ức gà, đùi gà, thịt lợn, phi lê bò, cá hồi, đậu hũ, lòng đỏ trứng, sữa chua, phô mai,…
  • Thức ăn giàu chất béo: Cá béo như cá hồi, dầu gấc, bơ lạt, dầu oliu,…
  • Thức ăn giàu vitamin và chất xơ: Là các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, các loại đậu đỗ, bí ngô, bí xanh,…
  • Trẻ 8 tháng ăn gì? – Các loại trái cây: Chuối, cam, táo, lê, đu đủ, dưa hấu, dâu tây, bơ, xoài, nho,…

Cho trẻ ăn đủ các nhóm chất để bữa ăn dặm hoàn chỉnh và giàu dưỡng chất

Cho trẻ ăn đủ các nhóm chất để bữa ăn dặm hoàn chỉnh và giàu dưỡng chất

Trẻ 8 tháng không nên ăn gì?

Ngoài thắc mắc trẻ 8 tháng ăn được gì, cha mẹ cũng nên biết được các loại thực phẩm cần tránh khi chế biến cho con yêu để không làm ảnh hưởng hay gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đó là:

  • Thực phẩm giàu calo: Như socola, bơ đậu phộng, các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị rối loạn.
  • Đồ ăn quá mặn hoặc ngọt: Trẻ 8 tháng ăn gia vị được chưa? Trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi tốt nhất là chưa cho gia vị (ngoài thêm dầu các loại hạt) bởi đường hay muối có thể khiến cho thận của trẻ gặp nguy hiểm do chưa hoàn thiện để lọc muối, đồ ngọt gây sâu răng, tạo cảm giác no và ít năng lượng.
  • Mật ong: Có chứa hàm lượng đường cao không tốt cho trẻ và chứa cả bào tử Clostridium botulinum có khả năng gây ngộ độc, táo bón, thậm chí hôn mê ở trẻ sơ sinh.
  • Sữa bò: Trong 1 năm đầu đời, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tuy nhiên với những mẹ thiếu sữa thì sữa công thức sẽ là thay thế phù hợp. Sữa bò khi này chưa nên dùng vì có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng thận và hệ tiêu hoá của con.
  • Hải sản: Tuy rất giàu dinh dưỡng nhưng các loại hải sản như cua, hàu, ốc, sò,… lại có chứa các protein lạ có khả năng gây dị ứng và rối loạn tiêu hoá ở trẻ 8 tháng. Do đó nếu mẹ băn khoăn trẻ 8 tháng ăn ghẹ được chưa thì lời khuyên là chưa nên mẹ nhé.
  • Ngoài ra cũng có mẹ hỏi rằng trẻ 8 tháng ăn yến được không, thì câu trả lời tốt nhất là trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưa nên cho con ăn yến mà chỉ tập ăn các thực phẩm quen thuộc.

Chọn lựa thực phẩm phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và thận của trẻ

Chọn lựa thực phẩm phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và thận của trẻ

Trẻ 8 tháng ăn dặm mấy bữa là đủ?

Ngoài băn khoăn trẻ 8 tháng ăn được gì thì trẻ ăn bao nhiêu là đủ cũng được nhiều mẹ quan tâm. Trẻ bú sữa mẹ thường khó đong đếm được lượng uống trong ngày, tuy nhiên trung bình, lượng sữa trung bình từ 6 tháng tuổi là 750-1000ml. Trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ giảm dần lượng sữa và tăng bột/cháo trong ngày với sự kết hợp các thực phẩm nên dùng cho trẻ.

Trẻ 8 tháng ngày ăn mấy bữa cháo? Với trẻ 8 tháng, mẹ có thể cho con ăn 2-3 bữa cháo thêm 1-2 bữa phụ một ngày. Các bữa phụ mẹ nên chọn sữa chua, hoa quả xay, trái cây, trứng luộc băm nhỏ,… Trẻ nhỏ thường tự biết việc ăn bao nhiêu là đủ, vậy nên người chăm sóc trẻ không nên ép bé ăn quá no dẫn tới việc ăn uống thụ động, thừa cân, nôn trớ.

Trẻ vẫn bú sữa trong quá trình ăn dặm lúc 8 tháng

Trẻ vẫn bú sữa trong quá trình ăn dặm lúc 8 tháng

Gợi ý lịch ăn cho trẻ 8 tháng

Bữa ăn được lên lịch vào một khung giờ cố định sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn đúng giờ giấc. Đồng thời tạo nên phản xạ có điều kiện cho hệ tiêu hoá của con, đến giờ ăn trẻ sẽ đói, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị để xử lý thức ăn tốt hơn. Mẹ co thể tham khảo khung thời gian sau đây:

  • Bữa sáng: 8h:00 (chính)
  • Bữa giữa: 10h00-11h00 (phụ)
  • Bữa trưa: 13h00 (chính)
  • Bữa giữa: 15h00 – 16h00 (phụ)
  • Bữa chiều: 18h00 (chính)
  • Bữa tối: 20h30 – 21h30 (phụ)

Một số lưu ý sau mẹ nên để tâm

  • Trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu thịt 1 ngày? Mẹ nên dùng 50-60g thịt, gồm cả cá, tôm,…
  • Trẻ 8 tháng ăn được sữa chua không? Mẹ hoàn toàn có thể dùng sản phẩm này cho con nhưng nên chọn loại không đường.
  • Ngoài ra, lượng thực phẩm khác trong một bữa là 50 – 60g gạo tẻ trắng hoặc tinh bột khác, các loại trái cây, rau xanh,…
  • Cho trẻ uống sữa khoảng 720ml lượng sữa một ngày, nên chia làm 6 cữ, mỗi cữ 120ml. Nếu trẻ bú sữa mẹ thì cứ 3-4 tiếng mẹ cho con bú một lần.

Gợi ý thực đơn cho trẻ 8 tháng

Mẹ có thể biến hoá đa dạng các món ăn để con có thể thử tất cả các thực phẩm. Dưới đây là các món gợi ý:

Cháo bí đỏ thịt heo

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: bột gạo, bí đỏ gọt vỏ rồi cắt thành các miếng nhỏ, thịt nạc heo, dầu gấc.

Cách làm:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 5 nước.
  • Luộc thịt và cho bí đỏ vào, sau khi chín thì vớt cả 2 ra chén rồi để nguội.
  • Đem thịt xảy nhỏ, bí đỏ nghiền nhuyễn, cho vào cháo lúc gần được.
  • Cho 1/2 thìa dầu gấc vào cùng rồi tắt bếp.

Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Cháo bông cải xanh thịt bò

Nguyên liệu gồm: bột gạo, bông cải xanh, thịt bò nạc, dầu oliu.

Cách làm:

  • Nấu cháo.
  • Hấp thịt bò và súp lơ rồi để nguội, xay nhỏ.
  • Cho thịt và bông cải xanh đã xay nhỏ vào nồi cháo, sau đó thêm 1/2 thìa dầu oliu và tắt bếp.

Cháo đậu xanh cá hồi

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: bột gạo, đậu xanh tách vỏ ngâm với nước lạnh 30 phút, cá hồi cắt khúc nhỏ ngâm cùng sữa tươi, dầu oliu.

Cách làm như sau:

  • Hấp hoặc luộc cá chín rồi lấy ra để nguội.
  • Nấu cháo bằng bột gạo và đậu xanh
  • Cá xay nhuyễn, cho vào cháo, thêm 1/2 thìa dầu oliu rồi tắt bếp.

Cháo rong biển tôm

Chuẩn bị nguyên liệu gồm bột gạo, tôm tươi, rong biển.

Cách làm như sau:

  • Tôm rửa sạch, luộc chín rồi băm nhỏ.
  • Nấu chín bột gạo rồi cho rong biển và tôm vào đun sôi.
  • Khi nồi cháo sôi lại thì tắt bếp, thêm dầu oliu thì cho bé ăn.

Cháo tôm rong biển đủ chất, thơm lừng cho bé

Cháo tôm rong biển đủ chất, thơm lừng cho bé

Súp đậu hũ non, sữa trứng

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Bột gạo, đậu hũ non, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 50ml sữa tươi.

Cách chế biến như sau:

  • Cho sữa vào nồi rồi cho lòng đỏ trứng vào, đun sôi với lửa vừa, đến khi sôi thì cho một chút bột gạo vào để tạo độ đặc sánh.
  • Nghiền nhỏ đậu hũ non rồi cho vào phần sốt sữa trứng, cho bé thưởng thức. Có thể cho bé ăn cùng bánh mì mềm.

Cháo tôm cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: bột gạo, tôm tươi lột vỏ bỏ đầu, cà rốt, dầu óc chó.

Cách làm như sau:

  • Cạo sạch vỏ cà rốt, cắt khúc rồi luộc chín, nghiền nhỏ mịn.
  • Tôm luộc chín, xay nhỏ.
  • Bột gạo nấu cháo, gần chín thì cho cà rốt và tôm đã xay nhỏ vào, để sôi thì thêm 1/2 thìa dầu, tắt bếp.

Thịt gà khoai tây nghiền

Cần chuẩn bị nguyên liệu: khoai tây 70g, thịt ức gà 30g, bột gạo.

Cách chế biến như sau:

  • Khoai tây làm sạch, bỏ vỏ, luộc hoặc hấp đến khi chín, xay mịn hoặc nghiền nhỏ.
  • Thịt gà băm nhỏ, cho vào nồi nấu, thêm khoai tây nghiền vào đến khi sôi đều thì cho chút bột gạo vào tạo độ sánh.

Lời khuyên khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm

Những lưu ý này có thể mẹ đã tham khảo từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhưng khi con 8 tháng vẫn cần rất nhiều nỗ lực và phối hợp giữa mẹ và bé. Mẹ hãy chú trọng những điều sau:

  • Nếu bố mẹ hoặc trong gia đình có người bị dị ứng với thực phẩm, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi chọn cho con.
  • Ngoài các bữa ăn chính, mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây, các loại ngũ cốc, bánh quy bổ sung thêm chất và tăng độ ngon miệng.
  • Trong bữa ăn nên cho con ngồi ngay ngắn tại ghế, không để trẻ bò hay bế con giúp tạo thói quen tốt trong ăn uống.
  • Cho trẻ ăn vào khung giờ nhất định, không để trẻ ăn vặt trước khi ăn dặm.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều bởi ngoài cháo/bột, trẻ còn ăn thêm sữa chua, hoa quả và bú sữa.
  • Nếu trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm, chậm lớn, biếng ăn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân và cho con bổ sung thêm các vi chất như lysine, kẽm, selen, crom, vitamin nhóm B… để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng.

Có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ biếng ăn

Có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ biếng ăn

Trên đây là những gợi ý cho mẹ khi đang thắc mắc trẻ 8 tháng ăn được gì. Hệ tiêu hoá của trẻ đang rất non nớt nhưng nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này lại khá cao, vậy nên mẹ hãy thông thái trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến khoa học để giữ lại hàm lượng dưỡng chất tuyệt vời cho con yêu.

Trẻ 8 tháng ăn được gì? – Dinh dưỡng cho con đủ chất

Sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tuyệt vời

Theo WHO và UNICEF, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì sữa mẹ ít nhất là 12 tháng đầu đời, tốt nhất là 24 tháng tuổi. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, giàu dưỡng chất tuyệt vời nhất không gì có thể thay thế được. Do đó khi con được 8 tháng tuổi thì mẹ vẫn cho con bú sữa kết hợp cùng chế độ ăn dặm hợp lý, bởi khi trẻ được 5-6 tháng tuổi trở lên, nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên, sữa mẹ không đủ để con phát triển.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết trong ít nhất 1 năm đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết trong ít nhất 1 năm đầu

Trẻ 8 tháng ăn được gì?

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ nên được làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi. Trẻ đã có thể ăn được các loại cháo loãng, tập gặm các thức ăn rắn kể rèn luyện khả năng nhai, nuốt. Do vậy khi đến 8 tháng, trẻ đã có thể hoàn toàn thuần thục việc ăn dặm và nhận biết được mùi vị của món ăn yêu thích hay không. Vậy trẻ 8 tháng ăn được gì? Mẹ có thể tham khảo danh sách các thực phẩm an toàn cho sự phát triển của con sau đây:

  • Thức ăn tinh bột: Gồm bột ăn liền, gạo, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
  • Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì – Thức ăn giàu đạm: Ức gà, đùi gà, thịt lợn, phi lê bò, cá hồi, đậu hũ, lòng đỏ trứng, sữa chua, phô mai,…
  • Thức ăn giàu chất béo: Cá béo như cá hồi, dầu gấc, bơ lạt, dầu oliu,…
  • Thức ăn giàu vitamin và chất xơ: Là các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, các loại đậu đỗ, bí ngô, bí xanh,…
  • Trẻ 8 tháng ăn gì? – Các loại trái cây: Chuối, cam, táo, lê, đu đủ, dưa hấu, dâu tây, bơ, xoài, nho,…

Cho trẻ ăn đủ các nhóm chất để bữa ăn dặm hoàn chỉnh và giàu dưỡng chất

Cho trẻ ăn đủ các nhóm chất để bữa ăn dặm hoàn chỉnh và giàu dưỡng chất

Trẻ 8 tháng không nên ăn gì?

Ngoài thắc mắc trẻ 8 tháng ăn được gì, cha mẹ cũng nên biết được các loại thực phẩm cần tránh khi chế biến cho con yêu để không làm ảnh hưởng hay gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đó là:

  • Thực phẩm giàu calo: Như socola, bơ đậu phộng, các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị rối loạn.
  • Đồ ăn quá mặn hoặc ngọt: Trẻ 8 tháng ăn gia vị được chưa? Trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi tốt nhất là chưa cho gia vị (ngoài thêm dầu các loại hạt) bởi đường hay muối có thể khiến cho thận của trẻ gặp nguy hiểm do chưa hoàn thiện để lọc muối, đồ ngọt gây sâu răng, tạo cảm giác no và ít năng lượng.
  • Mật ong: Có chứa hàm lượng đường cao không tốt cho trẻ và chứa cả bào tử Clostridium botulinum có khả năng gây ngộ độc, táo bón, thậm chí hôn mê ở trẻ sơ sinh.
  • Sữa bò: Trong 1 năm đầu đời, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tuy nhiên với những mẹ thiếu sữa thì sữa công thức sẽ là thay thế phù hợp. Sữa bò khi này chưa nên dùng vì có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng thận và hệ tiêu hoá của con.
  • Hải sản: Tuy rất giàu dinh dưỡng nhưng các loại hải sản như cua, hàu, ốc, sò,… lại có chứa các protein lạ có khả năng gây dị ứng và rối loạn tiêu hoá ở trẻ 8 tháng. Do đó nếu mẹ băn khoăn trẻ 8 tháng ăn ghẹ được chưa thì lời khuyên là chưa nên mẹ nhé.
  • Ngoài ra cũng có mẹ hỏi rằng trẻ 8 tháng ăn yến được không, thì câu trả lời tốt nhất là trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưa nên cho con ăn yến mà chỉ tập ăn các thực phẩm quen thuộc.

Chọn lựa thực phẩm phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và thận của trẻ

Chọn lựa thực phẩm phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và thận của trẻ

Trẻ 8 tháng ăn dặm mấy bữa là đủ?

Ngoài băn khoăn trẻ 8 tháng ăn được gì thì trẻ ăn bao nhiêu là đủ cũng được nhiều mẹ quan tâm. Trẻ bú sữa mẹ thường khó đong đếm được lượng uống trong ngày, tuy nhiên trung bình, lượng sữa trung bình từ 6 tháng tuổi là 750-1000ml. Trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ giảm dần lượng sữa và tăng bột/cháo trong ngày với sự kết hợp các thực phẩm nên dùng cho trẻ.

Trẻ 8 tháng ngày ăn mấy bữa cháo? Với trẻ 8 tháng, mẹ có thể cho con ăn 2-3 bữa cháo thêm 1-2 bữa phụ một ngày. Các bữa phụ mẹ nên chọn sữa chua, hoa quả xay, trái cây, trứng luộc băm nhỏ,… Trẻ nhỏ thường tự biết việc ăn bao nhiêu là đủ, vậy nên người chăm sóc trẻ không nên ép bé ăn quá no dẫn tới việc ăn uống thụ động, thừa cân, nôn trớ.

Trẻ vẫn bú sữa trong quá trình ăn dặm lúc 8 tháng

Trẻ vẫn bú sữa trong quá trình ăn dặm lúc 8 tháng

Gợi ý lịch ăn cho trẻ 8 tháng

Bữa ăn được lên lịch vào một khung giờ cố định sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn đúng giờ giấc. Đồng thời tạo nên phản xạ có điều kiện cho hệ tiêu hoá của con, đến giờ ăn trẻ sẽ đói, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị để xử lý thức ăn tốt hơn. Mẹ co thể tham khảo khung thời gian sau đây:

  • Bữa sáng: 8h:00 (chính)
  • Bữa giữa: 10h00-11h00 (phụ)
  • Bữa trưa: 13h00 (chính)
  • Bữa giữa: 15h00 – 16h00 (phụ)
  • Bữa chiều: 18h00 (chính)
  • Bữa tối: 20h30 – 21h30 (phụ)

Một số lưu ý sau mẹ nên để tâm

  • Trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu thịt 1 ngày? Mẹ nên dùng 50-60g thịt, gồm cả cá, tôm,…
  • Trẻ 8 tháng ăn được sữa chua không? Mẹ hoàn toàn có thể dùng sản phẩm này cho con nhưng nên chọn loại không đường.
  • Ngoài ra, lượng thực phẩm khác trong một bữa là 50 – 60g gạo tẻ trắng hoặc tinh bột khác, các loại trái cây, rau xanh,…
  • Cho trẻ uống sữa khoảng 720ml lượng sữa một ngày, nên chia làm 6 cữ, mỗi cữ 120ml. Nếu trẻ bú sữa mẹ thì cứ 3-4 tiếng mẹ cho con bú một lần.

Gợi ý thực đơn cho trẻ 8 tháng

Mẹ có thể biến hoá đa dạng các món ăn để con có thể thử tất cả các thực phẩm. Dưới đây là các món gợi ý:

Cháo bí đỏ thịt heo

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: bột gạo, bí đỏ gọt vỏ rồi cắt thành các miếng nhỏ, thịt nạc heo, dầu gấc.

Cách làm:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 5 nước.
  • Luộc thịt và cho bí đỏ vào, sau khi chín thì vớt cả 2 ra chén rồi để nguội.
  • Đem thịt xảy nhỏ, bí đỏ nghiền nhuyễn, cho vào cháo lúc gần được.
  • Cho 1/2 thìa dầu gấc vào cùng rồi tắt bếp.

Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Cháo bông cải xanh thịt bò

Nguyên liệu gồm: bột gạo, bông cải xanh, thịt bò nạc, dầu oliu.

Cách làm:

  • Nấu cháo.
  • Hấp thịt bò và súp lơ rồi để nguội, xay nhỏ.
  • Cho thịt và bông cải xanh đã xay nhỏ vào nồi cháo, sau đó thêm 1/2 thìa dầu oliu và tắt bếp.

Cháo đậu xanh cá hồi

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: bột gạo, đậu xanh tách vỏ ngâm với nước lạnh 30 phút, cá hồi cắt khúc nhỏ ngâm cùng sữa tươi, dầu oliu.

Cách làm như sau:

  • Hấp hoặc luộc cá chín rồi lấy ra để nguội.
  • Nấu cháo bằng bột gạo và đậu xanh
  • Cá xay nhuyễn, cho vào cháo, thêm 1/2 thìa dầu oliu rồi tắt bếp.

Cháo rong biển tôm

Chuẩn bị nguyên liệu gồm bột gạo, tôm tươi, rong biển.

Cách làm như sau:

  • Tôm rửa sạch, luộc chín rồi băm nhỏ.
  • Nấu chín bột gạo rồi cho rong biển và tôm vào đun sôi.
  • Khi nồi cháo sôi lại thì tắt bếp, thêm dầu oliu thì cho bé ăn.

Cháo tôm rong biển đủ chất, thơm lừng cho bé

Cháo tôm rong biển đủ chất, thơm lừng cho bé

Súp đậu hũ non, sữa trứng

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Bột gạo, đậu hũ non, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 50ml sữa tươi.

Cách chế biến như sau:

  • Cho sữa vào nồi rồi cho lòng đỏ trứng vào, đun sôi với lửa vừa, đến khi sôi thì cho một chút bột gạo vào để tạo độ đặc sánh.
  • Nghiền nhỏ đậu hũ non rồi cho vào phần sốt sữa trứng, cho bé thưởng thức. Có thể cho bé ăn cùng bánh mì mềm.

Cháo tôm cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: bột gạo, tôm tươi lột vỏ bỏ đầu, cà rốt, dầu óc chó.

Cách làm như sau:

  • Cạo sạch vỏ cà rốt, cắt khúc rồi luộc chín, nghiền nhỏ mịn.
  • Tôm luộc chín, xay nhỏ.
  • Bột gạo nấu cháo, gần chín thì cho cà rốt và tôm đã xay nhỏ vào, để sôi thì thêm 1/2 thìa dầu, tắt bếp.

Thịt gà khoai tây nghiền

Cần chuẩn bị nguyên liệu: khoai tây 70g, thịt ức gà 30g, bột gạo.

Cách chế biến như sau:

  • Khoai tây làm sạch, bỏ vỏ, luộc hoặc hấp đến khi chín, xay mịn hoặc nghiền nhỏ.
  • Thịt gà băm nhỏ, cho vào nồi nấu, thêm khoai tây nghiền vào đến khi sôi đều thì cho chút bột gạo vào tạo độ sánh.

Lời khuyên khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm

Những lưu ý này có thể mẹ đã tham khảo từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhưng khi con 8 tháng vẫn cần rất nhiều nỗ lực và phối hợp giữa mẹ và bé. Mẹ hãy chú trọng những điều sau:

  • Nếu bố mẹ hoặc trong gia đình có người bị dị ứng với thực phẩm, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi chọn cho con.
  • Ngoài các bữa ăn chính, mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây, các loại ngũ cốc, bánh quy bổ sung thêm chất và tăng độ ngon miệng.
  • Trong bữa ăn nên cho con ngồi ngay ngắn tại ghế, không để trẻ bò hay bế con giúp tạo thói quen tốt trong ăn uống.
  • Cho trẻ ăn vào khung giờ nhất định, không để trẻ ăn vặt trước khi ăn dặm.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều bởi ngoài cháo/bột, trẻ còn ăn thêm sữa chua, hoa quả và bú sữa.
  • Nếu trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm, chậm lớn, biếng ăn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân và cho con bổ sung thêm các vi chất như lysine, kẽm, selen, crom, vitamin nhóm B… để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng.

Có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ biếng ăn

Có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ biếng ăn

Trên đây là những gợi ý cho mẹ khi đang thắc mắc trẻ 8 tháng ăn được gì. Hệ tiêu hoá của trẻ đang rất non nớt nhưng nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này lại khá cao, vậy nên mẹ hãy thông thái trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến khoa học để giữ lại hàm lượng dưỡng chất tuyệt vời cho con yêu.