Trẻ mấy tháng biết ngồi? Có nên cho trẻ tập ngồi sớm? – Fitobimbi

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” là câu nói dân gian nói đến cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh. Vậy còn trẻ mấy tháng biết ngồi? Đây chắc hẳn là băn khoăn lớn của nhiều phụ huynh lần đầu làm bố mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp em bé mấy tháng biết ngồi và những thông tin bổ ích liên quan tới mốc phát triển này. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn con mình nhanh nhẹn, phát triển khỏe mạnh. Giai đoạn bé biết lẫy, ngồi, bò,… đều là những khoảnh khắc mà gia đình rất đón chờ. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết bé mấy tháng biết ngồi hay lo lắng không biết vì sao trẻ mãi không ngồi được.

Trẻ sẵn sàng tập ngồi khi cơ cổ và phần đầu phải cứng cáp. Những cơ bắp này được hình thành và phát triển ngay từ khi trẻ mới sinh. Và mẹ có thể huấn luyện khả năng này cho bé bằng các bài tập nằm sấp.

Vậy mấy tháng trẻ biết ngồi? Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu tập từ lẫy từ tháng thứ 3. Sau đó bé sẽ nhanh chóng học được cách chống tay và tự ngồi dậy vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 7. Trong giai đoạn này, mặc dù bé chưa thể ngồi vững nhưng nếu có mẹ hỗ trợ đỡ phần lưng thì bé sẽ thấy thoải mái và không bị đung đưa hay đổ xiên xẹo, nhưng vẫn được coi là bé đang phát triển thể chất đúng theo tiến trình bình thường.

Nếu hỏi mấy tháng bé biết ngồi vững thì đó là khi trẻ được 8 tháng tuổi. Lúc này không cần đến sự hỗ trợ từ mẹ, bé vẫn có thể ngồi ngay ngắn.

Mỗi một kỹ năng mới bao giờ cũng là thử thách lớn lao đối với trẻ. Và đối với cột mốc phát triển này cũng vậy, trong những ai đầu tập làm quen với tư thế ngồi, bé giống như “ngọn cây trước gió” vậy. Bất kỳ một tác động nhỏ nào cũng có thể khiến bé ngã ngay. Vì thế bố mẹ cần sát sao, hỗ trợ con khi cần thiết và đừng quên đặt một chiếc gối mềm xung quanh để bảo vệ an toàn cho bé, tránh bị va đập nhé!

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói?

Có nên cho trẻ ngồi sớm

Khi nào cho bé tập ngồi cũng là điều mà không ít bố mẹ quan tâm bởi lo sợ con sẽ chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, việc biết ngồi sớm có thực sự mang lại lợi ích cho sự phát triển của trẻ hay không?

Các chuyên gia cho rằng, cho trẻ ngồi sớm sẽ không giúp bé trở nên nhanh nhẹn hay thông minh hay biết đi sớm hơn như nhiều phụ huynh suy nghĩ. Ngược lại, điều này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mang lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.

Khi còn ở trong bụng mẹ, không gian dành cho trẻ rất hạn hẹp. Lúc này xương của trẻ sẽ rất mềm để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Sau khi ra đời, hệ cơ xương của trẻ mới dần phát triển, trở lên cứng cấp và dài ra hơn.

Do vậy. vét về độ cứng và độ đàn hồi, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi còn rất yếu, có nguy cao bị biến dạng. Trong khi đó, cơ bắp của trẻ còn chữa được hoàn thiện, chúng không thể chịu đựng được sự di chuyển quá nhiều từ quá sớm. Vì vậy, bố mẹ không nên tập cho bé ngồi từ sớm sẽ dễ gây nguy cơ biến dạng cột sống.

Nhiều trẻ bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi, nhiều mẹ đã lo sốt vó không biết con có bị bệnh lý gì không.

Nhưng thực tế, Ngồi và bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Bé không ngồi vững hay chậm biết bò thậm chí không trải qua giai đoạn biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ.

Vì vậy khi nào bé biết ngồi không quá quan trọng, bố mẹ chỉ nắm được mốc phát triển này để hỗ trợ bé tốt hơn. Nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng hay áp đặt quá mức mong muốn của mình vào trẻ hay dạy bé tập ngồi khi bé chưa sẵn sàng. Đôi khi bé chậm biết ngồi là do bé thích “nhảy cóc”. Bởi không ít trường hợp trẻ bỏ qua giai đoạn học ngồi và tiến thẳng tới giai đoạn học đi.

Khi nào mẹ nên lo lắng về việc chậm ngồi của trẻ

Bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi kèm theo các biểu hiện này rất có khả năng trẻ đang bị chậm phát triển thể chất:

  • Bé không thể ngồi vững, phần cổ và đầu lắc lư mặc dù đã có điểm tựa hoặc được đỡ từ sau lưng.
  • Bé luôn cúi đầu xuống, không mấy khi ngẩng cao. Nếu đưa đồ chơi, trẻ ít khi với tay lấy hoặc không thể cầm lắm.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trẻ cần được đi khám bác sĩ ngay.

Xem thêm: Các Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Tuổi

5 bài tập cho bé ngồi

Mấy tháng cho bé tập ngồi cần tuân theo sự phát triển của trẻ. Ngoài việc căn cứ vào thời điểm trẻ bao nhiêu tháng biết ngồi, mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của trẻ trước khi tập cho bé ngồi. Lúc đó, ít nhất xương trẻ đã cứng cáp, có thể giữ thẳng được đầu và cổ mà không bị lắc lư thì mẹ mới nên hướng dẫn cho bé những bài tập ngồi đầu tiên.

Vậy cụ thể, trẻ mấy tháng tập ngồi được? Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện trẻ ngồi là từ tháng thứ 6. Tại thời điểm này, mẹ nên rèn cho trẻ ở tư thế ngồi từ 20-30 giây mỗi ngày, với những bài tập dưới đây.

1. Tập cho bé nằm sấp

Khi đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi, để hoàn thiện kỹ năng này tốt hơn trẻ cần rèn luyện cơ cổ và cơ lưng. Đây là yếu tố quan trọng để bé có thể giữ được đầu ổn định, đồng thời cho tư thế ngồi đúng. Để nâng cao khả năng này, mẹ hãy rèn cho bé bằng bài tập nằm sấp.

Mẹ hãy đặt bé nằm sấp, để đồ chơi trước mặt để kích thích bé phải nâng đầu lên. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp cổ bé cứng cáp hơn.

2. Tập cho bé di chuyển

Ngoài ra, khi biết trẻ em mấy tháng biết ngồi, mẹ đặt bé nằm ở bề mặt mềm mại như nệm hoặc tấm thảm trải dưới sàn. Sau đó cho bé lăn qua lại một cách nhẹ nhàng. Động tác này sẽ cho bé làm quen dần với cảm giác được vận động.

3. Cho bé tựa vào mẹ

Trẻ bao nhiêu tháng thì biết ngồi đã được đề cập ở phần đầu của bài viết, từ tháng thứ 6 mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé ngồi bằng cách cho bé tựa vào người mẹ. Bài tập này sẽ giúp bé làm quen với tư thế ngồi, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ lưng.

4. Kích thích trí tò mò của trẻ

Thực tế, trẻ bao nhiêu tháng thì biết ngồi vững vàng phải là từ tháng thứ 9. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần khuyến khích bé tự ngồi nhiều hơn. Để làm được điều này, mẹ hãy đặt những món đồ vật mà bé yêu thích ngay trước mắt để kích thích bé với tay lấy. Mẹ có thể ngồi cạnh chơi cùng và cổ vũ cho bé khi chạm được đồ vật.

5. Tăng cường sức mạnh các cơ

Mấy tháng thì trẻ biết ngồi sẽ phụ thuộc vào khả năng vận động của cơ. Do đó, mẹ cần tăng cường sức mạnh của các cơ bằng bài tập mát xa đơn giản hay những trò chơi như bò, lăn, nằm sấp,… Cho bé luyện tập đều đặn chắc chắn sẽ giúp ích đến kỹ năng tập ngồi của trẻ đó!

Trên đây là giải đáp “trẻ mấy tháng biết ngồi?”. Nhìn chung, không có cột mốc rõ ràng để xác định bé mấy tháng thì biết ngồi, bởi điều này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của mỗi bé. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 trở đi là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu rèn luyện cho bé bằng những bài tập ngồi. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết “Giải đáp: Trẻ mấy tháng biết ngồi?” này sẽ giúp ích được cho mẹ trong việc chăm sóc bé yêu.

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Có nên cho trẻ tập ngồi sớm? – Fitobimbi

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” là câu nói dân gian nói đến cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh. Vậy còn trẻ mấy tháng biết ngồi? Đây chắc hẳn là băn khoăn lớn của nhiều phụ huynh lần đầu làm bố mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp em bé mấy tháng biết ngồi và những thông tin bổ ích liên quan tới mốc phát triển này. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn con mình nhanh nhẹn, phát triển khỏe mạnh. Giai đoạn bé biết lẫy, ngồi, bò,… đều là những khoảnh khắc mà gia đình rất đón chờ. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết bé mấy tháng biết ngồi hay lo lắng không biết vì sao trẻ mãi không ngồi được.

Trẻ sẵn sàng tập ngồi khi cơ cổ và phần đầu phải cứng cáp. Những cơ bắp này được hình thành và phát triển ngay từ khi trẻ mới sinh. Và mẹ có thể huấn luyện khả năng này cho bé bằng các bài tập nằm sấp.

Vậy mấy tháng trẻ biết ngồi? Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu tập từ lẫy từ tháng thứ 3. Sau đó bé sẽ nhanh chóng học được cách chống tay và tự ngồi dậy vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 7. Trong giai đoạn này, mặc dù bé chưa thể ngồi vững nhưng nếu có mẹ hỗ trợ đỡ phần lưng thì bé sẽ thấy thoải mái và không bị đung đưa hay đổ xiên xẹo, nhưng vẫn được coi là bé đang phát triển thể chất đúng theo tiến trình bình thường.

Nếu hỏi mấy tháng bé biết ngồi vững thì đó là khi trẻ được 8 tháng tuổi. Lúc này không cần đến sự hỗ trợ từ mẹ, bé vẫn có thể ngồi ngay ngắn.

Mỗi một kỹ năng mới bao giờ cũng là thử thách lớn lao đối với trẻ. Và đối với cột mốc phát triển này cũng vậy, trong những ai đầu tập làm quen với tư thế ngồi, bé giống như “ngọn cây trước gió” vậy. Bất kỳ một tác động nhỏ nào cũng có thể khiến bé ngã ngay. Vì thế bố mẹ cần sát sao, hỗ trợ con khi cần thiết và đừng quên đặt một chiếc gối mềm xung quanh để bảo vệ an toàn cho bé, tránh bị va đập nhé!

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói?

Có nên cho trẻ ngồi sớm

Khi nào cho bé tập ngồi cũng là điều mà không ít bố mẹ quan tâm bởi lo sợ con sẽ chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, việc biết ngồi sớm có thực sự mang lại lợi ích cho sự phát triển của trẻ hay không?

Các chuyên gia cho rằng, cho trẻ ngồi sớm sẽ không giúp bé trở nên nhanh nhẹn hay thông minh hay biết đi sớm hơn như nhiều phụ huynh suy nghĩ. Ngược lại, điều này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mang lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.

Khi còn ở trong bụng mẹ, không gian dành cho trẻ rất hạn hẹp. Lúc này xương của trẻ sẽ rất mềm để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Sau khi ra đời, hệ cơ xương của trẻ mới dần phát triển, trở lên cứng cấp và dài ra hơn.

Do vậy. vét về độ cứng và độ đàn hồi, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi còn rất yếu, có nguy cao bị biến dạng. Trong khi đó, cơ bắp của trẻ còn chữa được hoàn thiện, chúng không thể chịu đựng được sự di chuyển quá nhiều từ quá sớm. Vì vậy, bố mẹ không nên tập cho bé ngồi từ sớm sẽ dễ gây nguy cơ biến dạng cột sống.

Nhiều trẻ bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi, nhiều mẹ đã lo sốt vó không biết con có bị bệnh lý gì không.

Nhưng thực tế, Ngồi và bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Bé không ngồi vững hay chậm biết bò thậm chí không trải qua giai đoạn biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ.

Vì vậy khi nào bé biết ngồi không quá quan trọng, bố mẹ chỉ nắm được mốc phát triển này để hỗ trợ bé tốt hơn. Nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng hay áp đặt quá mức mong muốn của mình vào trẻ hay dạy bé tập ngồi khi bé chưa sẵn sàng. Đôi khi bé chậm biết ngồi là do bé thích “nhảy cóc”. Bởi không ít trường hợp trẻ bỏ qua giai đoạn học ngồi và tiến thẳng tới giai đoạn học đi.

Khi nào mẹ nên lo lắng về việc chậm ngồi của trẻ

Bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi kèm theo các biểu hiện này rất có khả năng trẻ đang bị chậm phát triển thể chất:

  • Bé không thể ngồi vững, phần cổ và đầu lắc lư mặc dù đã có điểm tựa hoặc được đỡ từ sau lưng.
  • Bé luôn cúi đầu xuống, không mấy khi ngẩng cao. Nếu đưa đồ chơi, trẻ ít khi với tay lấy hoặc không thể cầm lắm.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trẻ cần được đi khám bác sĩ ngay.

Xem thêm: Các Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Tuổi

5 bài tập cho bé ngồi

Mấy tháng cho bé tập ngồi cần tuân theo sự phát triển của trẻ. Ngoài việc căn cứ vào thời điểm trẻ bao nhiêu tháng biết ngồi, mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của trẻ trước khi tập cho bé ngồi. Lúc đó, ít nhất xương trẻ đã cứng cáp, có thể giữ thẳng được đầu và cổ mà không bị lắc lư thì mẹ mới nên hướng dẫn cho bé những bài tập ngồi đầu tiên.

Vậy cụ thể, trẻ mấy tháng tập ngồi được? Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện trẻ ngồi là từ tháng thứ 6. Tại thời điểm này, mẹ nên rèn cho trẻ ở tư thế ngồi từ 20-30 giây mỗi ngày, với những bài tập dưới đây.

1. Tập cho bé nằm sấp

Khi đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi, để hoàn thiện kỹ năng này tốt hơn trẻ cần rèn luyện cơ cổ và cơ lưng. Đây là yếu tố quan trọng để bé có thể giữ được đầu ổn định, đồng thời cho tư thế ngồi đúng. Để nâng cao khả năng này, mẹ hãy rèn cho bé bằng bài tập nằm sấp.

Mẹ hãy đặt bé nằm sấp, để đồ chơi trước mặt để kích thích bé phải nâng đầu lên. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp cổ bé cứng cáp hơn.

2. Tập cho bé di chuyển

Ngoài ra, khi biết trẻ em mấy tháng biết ngồi, mẹ đặt bé nằm ở bề mặt mềm mại như nệm hoặc tấm thảm trải dưới sàn. Sau đó cho bé lăn qua lại một cách nhẹ nhàng. Động tác này sẽ cho bé làm quen dần với cảm giác được vận động.

3. Cho bé tựa vào mẹ

Trẻ bao nhiêu tháng thì biết ngồi đã được đề cập ở phần đầu của bài viết, từ tháng thứ 6 mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé ngồi bằng cách cho bé tựa vào người mẹ. Bài tập này sẽ giúp bé làm quen với tư thế ngồi, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ lưng.

4. Kích thích trí tò mò của trẻ

Thực tế, trẻ bao nhiêu tháng thì biết ngồi vững vàng phải là từ tháng thứ 9. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần khuyến khích bé tự ngồi nhiều hơn. Để làm được điều này, mẹ hãy đặt những món đồ vật mà bé yêu thích ngay trước mắt để kích thích bé với tay lấy. Mẹ có thể ngồi cạnh chơi cùng và cổ vũ cho bé khi chạm được đồ vật.

5. Tăng cường sức mạnh các cơ

Mấy tháng thì trẻ biết ngồi sẽ phụ thuộc vào khả năng vận động của cơ. Do đó, mẹ cần tăng cường sức mạnh của các cơ bằng bài tập mát xa đơn giản hay những trò chơi như bò, lăn, nằm sấp,… Cho bé luyện tập đều đặn chắc chắn sẽ giúp ích đến kỹ năng tập ngồi của trẻ đó!

Trên đây là giải đáp “trẻ mấy tháng biết ngồi?”. Nhìn chung, không có cột mốc rõ ràng để xác định bé mấy tháng thì biết ngồi, bởi điều này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của mỗi bé. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 trở đi là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu rèn luyện cho bé bằng những bài tập ngồi. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết “Giải đáp: Trẻ mấy tháng biết ngồi?” này sẽ giúp ích được cho mẹ trong việc chăm sóc bé yêu.