Vì sao trẻ bị mụn nhọt? Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em nhanh nhất

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Việc điều trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ khá đơn giản. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần có kiến thức và hiểu rõ cách chữa mụn nhọt ở trẻ em bởi nếu không, những nốt mụn nhọt tưởng chỉ là “chuyện nhỏ” lại có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm cho bé.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em là gì? Khi thấy trẻ bị nổi mụn nhọt, dù có bị sốt hay không, tốt nhất bạn vẫn nên đưa con đi khám để được kê toa thuốc chữa mụn nhọt phù hợp nhất. Nhiều người nghĩ mụn nhọt chỉ là do nóng trong người hoặc là do côn trùng cắn nên có xu hướng để trẻ ở nhà chăm sóc hoặc tìm cách chữa mụn nhọt bằng lá cây. Tuy nhiên, phương pháp này không những không giảm các triệu chứng mà còn khiến trẻ bị viêm da và làm cho tình trạng mụn nhọt trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh việc điều trị và tránh lây lan, bạn cũng thể thử một số cách chữa mụn nhọt ở trẻ em sau:

  • Đối với cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, bạn cần lau sạch và vệ sinh da bé bằng nước ấm rồi băng lại vùng da bị nhọt bằng một miếng gạc vô trùng. Để tránh lây lan, hãy thay băng thường xuyên cho bé và bỏ chúng vào thùng rác ngay sau đó.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho bé dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, drap giường, khăn tắm và phơi dưới trời nắng, nhiệt độ cao.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi mụn nhọt cho trẻ mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Càng không nên sờ, nắn, nặn khiến mụn nhọt sưng tấy làm bé cảm thấy đau hơn.
  • Không nên tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh trị mụn nhọt khi con bị nổi mụn. Việc uống kháng sinh hay không, liều lượng thế nào cần theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám trực tiếp cho bé.
  • Không nên kỳ cọ quá mạnh khi tắm rửa, gội đầu, làm các mụn nhọt vỡ ra. Không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”. Việc nặn mụn nhọt nên được thực hiện trong môi trường vô trùng.
  • Không sử dụng sữa tắm lên vùng da bị mụn nhọt vì nhiều loại sữa tắm có chứa các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tạo bọt, bảo quản, làm sạch), khiến da bị viêm nhiễm.
  • Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu. Ngoài ra, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Đừng quên cho bé uống đủ nước mỗi ngày.

>>> Bạn có thể quan tâm: Điều trị mụn nhọt như nào để tránh nhiễm trùng? 6 dấu hiệu bạn nên gặp bác sĩ

Khi nào nên cho bé đi bác sĩ?

Mụn nhọt cũng có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp. Chẳng hạn như thay vì bé bị mụn nhọt ở mông, tay chân hoặc đùi thì trẻ lại bị nhọt “đinh râu” – mụn nhọt vùng hàm – mặt. Đây là loại mụn nhọt rất dễ lây nhiễm vào máu qua xoang hang, một không gian rỗng bên dưới não và đằng sau khóe mắt, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não cấp tính.

Do vậy, nếu thấy trẻ mọc một mụn nhọt vùng hàm – mặt, bạn cần đưa trẻ đi khám và chữa trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu gặp một số vấn đề sau đây, bạn cũng nên đưa bé đi khám để chữa mụn nhọt kịp thời:

  • Trẻ sốt cao khi nổi mụn nhọt.
  • Trẻ khó chịu và thường xuyên kêu đau ở chỗ nổi mụn nhọt.
  • Có nhiều nhọt hoặc mụn nhọt to trên 2 cm.
  • Mụn nhọt to dần nhưng không hóa mủ và không tiêu giảm sau 2 ngày.
  • Vùng da quanh mụn nhọt sưng đỏ lan rộng theo thời gian.
  • Trẻ nổi mụn nọt khi đang bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.

Vì sao trẻ bị mụn nhọt? Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em nhanh nhất

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Việc điều trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ khá đơn giản. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần có kiến thức và hiểu rõ cách chữa mụn nhọt ở trẻ em bởi nếu không, những nốt mụn nhọt tưởng chỉ là “chuyện nhỏ” lại có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm cho bé.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em là gì? Khi thấy trẻ bị nổi mụn nhọt, dù có bị sốt hay không, tốt nhất bạn vẫn nên đưa con đi khám để được kê toa thuốc chữa mụn nhọt phù hợp nhất. Nhiều người nghĩ mụn nhọt chỉ là do nóng trong người hoặc là do côn trùng cắn nên có xu hướng để trẻ ở nhà chăm sóc hoặc tìm cách chữa mụn nhọt bằng lá cây. Tuy nhiên, phương pháp này không những không giảm các triệu chứng mà còn khiến trẻ bị viêm da và làm cho tình trạng mụn nhọt trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh việc điều trị và tránh lây lan, bạn cũng thể thử một số cách chữa mụn nhọt ở trẻ em sau:

  • Đối với cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, bạn cần lau sạch và vệ sinh da bé bằng nước ấm rồi băng lại vùng da bị nhọt bằng một miếng gạc vô trùng. Để tránh lây lan, hãy thay băng thường xuyên cho bé và bỏ chúng vào thùng rác ngay sau đó.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho bé dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, drap giường, khăn tắm và phơi dưới trời nắng, nhiệt độ cao.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi mụn nhọt cho trẻ mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Càng không nên sờ, nắn, nặn khiến mụn nhọt sưng tấy làm bé cảm thấy đau hơn.
  • Không nên tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh trị mụn nhọt khi con bị nổi mụn. Việc uống kháng sinh hay không, liều lượng thế nào cần theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám trực tiếp cho bé.
  • Không nên kỳ cọ quá mạnh khi tắm rửa, gội đầu, làm các mụn nhọt vỡ ra. Không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”. Việc nặn mụn nhọt nên được thực hiện trong môi trường vô trùng.
  • Không sử dụng sữa tắm lên vùng da bị mụn nhọt vì nhiều loại sữa tắm có chứa các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tạo bọt, bảo quản, làm sạch), khiến da bị viêm nhiễm.
  • Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu. Ngoài ra, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Đừng quên cho bé uống đủ nước mỗi ngày.

>>> Bạn có thể quan tâm: Điều trị mụn nhọt như nào để tránh nhiễm trùng? 6 dấu hiệu bạn nên gặp bác sĩ

Khi nào nên cho bé đi bác sĩ?

Mụn nhọt cũng có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp. Chẳng hạn như thay vì bé bị mụn nhọt ở mông, tay chân hoặc đùi thì trẻ lại bị nhọt “đinh râu” – mụn nhọt vùng hàm – mặt. Đây là loại mụn nhọt rất dễ lây nhiễm vào máu qua xoang hang, một không gian rỗng bên dưới não và đằng sau khóe mắt, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não cấp tính.

Do vậy, nếu thấy trẻ mọc một mụn nhọt vùng hàm – mặt, bạn cần đưa trẻ đi khám và chữa trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu gặp một số vấn đề sau đây, bạn cũng nên đưa bé đi khám để chữa mụn nhọt kịp thời:

  • Trẻ sốt cao khi nổi mụn nhọt.
  • Trẻ khó chịu và thường xuyên kêu đau ở chỗ nổi mụn nhọt.
  • Có nhiều nhọt hoặc mụn nhọt to trên 2 cm.
  • Mụn nhọt to dần nhưng không hóa mủ và không tiêu giảm sau 2 ngày.
  • Vùng da quanh mụn nhọt sưng đỏ lan rộng theo thời gian.
  • Trẻ nổi mụn nọt khi đang bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.