Bé bị tiêu chảy có nên uống sữa không? | TCI Hospital

Lưu ý khi bé bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trung bình, mỗi trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần/năm. Tỷ lệ này cao hơn ở những khu vực nông thôn là 5-6 lần/năm. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách, bồi bổ đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong đối với các trường hợp tiêu chảy cấp không được điều trị sớm.

Dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề vô cùng quan trọng bởi nó cung cấp năng lượng giúp trẻ “chiến đấu” với bệnh tật. Bé bị tiêu chảy có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nếu có kiêng thì nên hạn chế cho bé ăn các đồ tươi sống như hải sản như cua, cá,… Nhưng đối với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, ăn ngoài, bé chưa đến tuổi ăn dặm, hay trẻ lớn thích uống sữa nhiều ba mẹ còn lo lắng khi bé bị tiêu chảy uống sữa sẽ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của con, liệu điều này có đúng không?

Bé bị tiêu chảy có nên uống sữa không?

Mẹ cần biết, khi bị tiêu chảy, men lactase trong ruột, một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thu đường lactose bị suy giảm. Trong hầu hết các loại sữa động vật (cả sữa tươi lẫn sữa công thức các loại) có chứa loại đường lactose này. Khi đường lactose không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển hóa thành acid lactic gây tiêu chảy. Do đó việc nhiều bậc phụ huỵn cho rằng trẻ bị tiêu chảy không nên uống sữa không phải là không có căn cứ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp tiêu chảy nào cũng không được uống sữa. Theo thống kê có đến 50-70% trẻ bị tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện không dung nạp đường lactose. Vì vậy bé bị tiêu chảy ăn uống ít, ba mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm sữa cho con. Nhưng việt bổ sung cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ như nếu thấy con có dấu hiệu không dung nạp lactose: trẻ nôn ói, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng có mũi chua, có bọt,… thì không nên cho bé dùng sữa nữa hoặc có thể xem xét đổi loại sữa khác phù hợp cho trẻ. Và cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để bé được thăm khám và xử trí tốt nhất.

Một điều đáng lưu ý là đối với trẻ sơ sinh, vẫn còn bú mẹ, trẻ bú ngoài, con chưa đến tuổi ăn dặm thì khi bé bị tiêu chảy mẹ không nên dừng cho bé bú, mà cần phải tăng cường cho con bú nhiều hơn. Điều này là do có một điều đặc biệt là lactose trong sữa mẹ hoàn toàn vô hại với đường ruột của bé, trẻ bú mẹ là cách tự nhiên nhất để cung cấp kháng thể và dinh dưỡng giúp bé hết tiêu chảy.

Đối với trẻ uống sữa công thức, cần lựa chọn loại sữa phù hợp, hàm lượng pha nên loãng hơn so với bình thường. Ví dụ trẻ đang uống 3 thìa sữa với 180 ml nước thì khi bé bị tiêu chảy mẹ nên pha 1,5 thìa sữa với 180 ml nước. Hoặc cho bé uống các loại sữa có hàm lượng lactose thấp dành riêng cho bé bị tiêu chảy (ví dụ như sữa tinh chế từ đạm đậu nành). Sau khi bé hết tiêu chảy thì nên quay trở lại chế độ ăn như trước để đảm bảo dinh dưỡng.

Chăm sóc bé bị tiêu chảy

Về bản chất, điều trị tiêu chảy khá đơn giản với nguyên tắc chính là bù nước, bù khoáng và dinh dưỡng đầy đủ. Các loại thuốc như: kháng sinh, cầm tiêu chảy… không được tùy ý sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ vẫn có thể cho bé uống sưa và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Cho con uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước do tiêu chảy gây ra.
  • Cho bé ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, lượng ăn vừa phải, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không ép bé ăn nhiều một lúc.
  • Vệ sinh cơ thể và vệ sinh tay, mũi, miệng sạch sẽ cho trẻ.
  • Không tùy tiện dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
  • Nên cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ để được xử trí tốt nhất.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh. Nếu mẹ cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bé bị tiêu chảy có nên uống sữa không? | TCI Hospital

Lưu ý khi bé bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trung bình, mỗi trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần/năm. Tỷ lệ này cao hơn ở những khu vực nông thôn là 5-6 lần/năm. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách, bồi bổ đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong đối với các trường hợp tiêu chảy cấp không được điều trị sớm.

Dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề vô cùng quan trọng bởi nó cung cấp năng lượng giúp trẻ “chiến đấu” với bệnh tật. Bé bị tiêu chảy có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nếu có kiêng thì nên hạn chế cho bé ăn các đồ tươi sống như hải sản như cua, cá,… Nhưng đối với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, ăn ngoài, bé chưa đến tuổi ăn dặm, hay trẻ lớn thích uống sữa nhiều ba mẹ còn lo lắng khi bé bị tiêu chảy uống sữa sẽ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của con, liệu điều này có đúng không?

Bé bị tiêu chảy có nên uống sữa không?

Mẹ cần biết, khi bị tiêu chảy, men lactase trong ruột, một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thu đường lactose bị suy giảm. Trong hầu hết các loại sữa động vật (cả sữa tươi lẫn sữa công thức các loại) có chứa loại đường lactose này. Khi đường lactose không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển hóa thành acid lactic gây tiêu chảy. Do đó việc nhiều bậc phụ huỵn cho rằng trẻ bị tiêu chảy không nên uống sữa không phải là không có căn cứ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp tiêu chảy nào cũng không được uống sữa. Theo thống kê có đến 50-70% trẻ bị tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện không dung nạp đường lactose. Vì vậy bé bị tiêu chảy ăn uống ít, ba mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm sữa cho con. Nhưng việt bổ sung cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ như nếu thấy con có dấu hiệu không dung nạp lactose: trẻ nôn ói, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng có mũi chua, có bọt,… thì không nên cho bé dùng sữa nữa hoặc có thể xem xét đổi loại sữa khác phù hợp cho trẻ. Và cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để bé được thăm khám và xử trí tốt nhất.

Một điều đáng lưu ý là đối với trẻ sơ sinh, vẫn còn bú mẹ, trẻ bú ngoài, con chưa đến tuổi ăn dặm thì khi bé bị tiêu chảy mẹ không nên dừng cho bé bú, mà cần phải tăng cường cho con bú nhiều hơn. Điều này là do có một điều đặc biệt là lactose trong sữa mẹ hoàn toàn vô hại với đường ruột của bé, trẻ bú mẹ là cách tự nhiên nhất để cung cấp kháng thể và dinh dưỡng giúp bé hết tiêu chảy.

Đối với trẻ uống sữa công thức, cần lựa chọn loại sữa phù hợp, hàm lượng pha nên loãng hơn so với bình thường. Ví dụ trẻ đang uống 3 thìa sữa với 180 ml nước thì khi bé bị tiêu chảy mẹ nên pha 1,5 thìa sữa với 180 ml nước. Hoặc cho bé uống các loại sữa có hàm lượng lactose thấp dành riêng cho bé bị tiêu chảy (ví dụ như sữa tinh chế từ đạm đậu nành). Sau khi bé hết tiêu chảy thì nên quay trở lại chế độ ăn như trước để đảm bảo dinh dưỡng.

Chăm sóc bé bị tiêu chảy

Về bản chất, điều trị tiêu chảy khá đơn giản với nguyên tắc chính là bù nước, bù khoáng và dinh dưỡng đầy đủ. Các loại thuốc như: kháng sinh, cầm tiêu chảy… không được tùy ý sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ vẫn có thể cho bé uống sưa và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Cho con uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước do tiêu chảy gây ra.
  • Cho bé ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, lượng ăn vừa phải, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không ép bé ăn nhiều một lúc.
  • Vệ sinh cơ thể và vệ sinh tay, mũi, miệng sạch sẽ cho trẻ.
  • Không tùy tiện dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
  • Nên cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ để được xử trí tốt nhất.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh. Nếu mẹ cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.