Trẻ bú đêm có tốt không? Trẻ bú đêm cần lưu ý những gì và khi nào nên dừng việc cho trẻ bú đêm? Làm thế nào để cai bú đêm cho trẻ?… là một trong vô vàn câu hỏi thắc mắc của các cha mẹ khi nuôi con nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết dưới đây.
Những hiểu lầm về việc trẻ không bú đêm
Hiểu lầm 1: Trẻ không bú đêm sẽ bị đói, ngủ không sâu giấc và lâu sẽ bị suy dinh dưỡng: Điều này chưa chính xác hoàn toàn. Bởi việc trẻ bú đêm sẽ tùy vào độ tuổi phát triển và cân nặng cũng như nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, giấc ngủ của trẻ cũng cực kỳ quan trọng trong việc phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Vì thế, bạn không nên cố đánh thức trẻ nhiều lần, gượng ép chuyện bú đêm. Sau 3 tháng tuổi, nếu trẻ có nhu cầu ngủ liền một mạch, không quấy khóc thì đừng đánh thức bé chỉ để cho bú.
Không nên cố gắng đánh thức trẻ để dậy bú vào ban đêm
Hiểu lầm 2: 6 tháng tuổi vẫn cần bú đêm: Thời điểm này, trẻ sẽ bắt đầu sang giai đoạn ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn này, bạn có thể ngừng cho trẻ bú đêm hoặc giảm cữ bú đêm xuống. Điều này sẽ có lợi cho quá trình ăn dặm cũng như ăn sữa vào ban ngày của bé.
Những lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh bú đêm
Có nên cho trẻ bú đêm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Như đã nói, việc bú đêm phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, nhu cầu của trẻ. Bên cạnh những hiểu lầm về việc bú đêm thì không thể phủ nhận vai trò của việc bú đêm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi. Bên cạnh đó, việc bú đêm sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Hãy cùng lý giải tại sao cần cho trẻ sơ sinh bú đêm dưới đây
- Đối với trẻ sinh non: thì việc bú đêm là cần thiết để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Vì thế, bạn nên cho trẻ ăn đúng cữ để bé phát triển toàn diện.
- Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ: Khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ chứa được khoảng 20ml chất lỏng và sẽ tăng dần sau đó. Như vậy, trong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau khi bú mẹ, dạ dày của bé sẽ trống trở lại. Điều đó có nghĩa, trẻ cần được bú đêm. Nếu không cho trẻ bú đêm, ngủ liền mạch 5 – 6 tiếng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ở những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, cần cho trẻ bú đủ, chứ không cần quá no sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
- Giúp trẻ ngủ sâu giấc: Theo nghiên cứu khoa học, sữa mẹ có chứa chất tryptophan – được cơ thể sử dụng để tạo ra melatonin. Đây chính là hormone tác dụng điều hòa giấc ngủ.
- Giúp mẹ kích thích tạo sữa nhiều hơn ban ngày: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, vào ban đêm, mức độ prolactin – một hormone kích thích sản xuất sữa trong cơ thể sẽ ở nồng độ cao. Do đó, nếu cho trẻ bú vào thời điểm này, nguồn sữa sẽ được thúc đẩy sản xuất nhiều hơn so với việ cho bé bú vào ban ngày.
Những lưu ý cho mẹ khi cho trẻ sơ sinh bú đêm
- Tránh cho bú nằm không kiểm soát, có thể dẫn đến việc trẻ bị sặc, trớ, thậm chí nghẹt thở nếu mẹ vô tình ngủ quên.
- Trẻ ăn theo nhu cầu. Nếu trẻ không có nhu cầu ăn đêm, chỉ mút theo phản xạ tự nhiên thì mẹ cần để bé ngủ, không cố ép trẻ ăn đủ số lượng. Vì thế, mẹ cần theo dõi nhu cầu của con để biết có nên cho trẻ bú đêm không.
- Cho trẻ bú đêm không cần bật đèn: hãy giữ phòng tối hoặc chỉ bật đèn ngủ để giúp trẻ có lại giấc ngủ sau khi đã bú no.
- Mặc quần áo thoải mái cho con và mẹ: Để thuận tiện cho mẹ và con, hai mẹ con cũng cần mặc đồ ngủ thoải mái để mẹ cho bú dễ dàng.
Khi cho trẻ bú đêm cần có những lưu ý nhất định
Khi nào ngừng cho con bú đêm?
Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ vì nhu cầu mỗi đứa trẻ một khác, sự phát triển của trẻ không giống nhau. Tuy nhiên, thông thường vào giai đoạn trẻ ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) thì bạn nên cân nhắc việc giãn cữ đêm hoặc bỏ bú đêm cho trẻ. Sau đây là một vài mẹo để cai bú đêm cho trẻ:
- Giãn cữ dần để trẻ làm quen: Không nên cai ti đêm đột ngột cho trẻ, sẽ dẫn đến sự phản ứng của trẻ. Bạn có thể tiến hành giảm thời gian cho bú đêm đi 2- 5 phút theo từng đêm. Đối với trẻ bú bình thì giảm lượng sữa trong bình. Và bú bình hay bú mẹ thì mẹ có thể giãn cữ theo giờ.
- Luyện ngủ xuyên đêm: Hiện nay có nhiều phương pháp luyện ngủ, bạn có thể tham khảo và chọn cách phù hợp nhất cho con.
- Cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con vào ban ngày, để đêm con giảm nhu cầu uống sữa.
Những nguy cơ tiềm ẩn nếu cho trẻ sau 6 tháng tuổi bú đêm
- Trẻ trở nên mập, béo phì: Điều này dễ hiểu khi trẻ ăn đêm mặc dù đã bước sang giai đoạn ăn dặm hoặc đã đủ lượng sữa vào ban ngày. Việc bú đêm chỉ là theo thói quen, phản xạ mút do mẹ vô tình tạo ra.
- Trẻ khó ngủ hơn: nếu bạn đánh thức bé dậy để bú đêm, con sẽ no bụng, dẫn đến khó ngủ. Nhiều trẻ bị đánh thức nửa đêm sẽ quấy khóc, khó chịu. Và nếu giấc ngủ của trẻ không đảm bảo, vì theo nghiên cứu giấc ngủ từ 22h đến 2h giờ sáng là lúc hormone tăng trưởng chiều cao tiết ra mạnh mẽ nhất. Nếu bạn đánh thức trẻ dậy ăn chỉ để con tăng cân tốt, thì có thể sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và trí thông minh của trẻ.
- Tăng nguy cơ sâu răng: Việc ăn đêm mà không được vệ sinh răng miệng thì rất dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng ở trẻ. Có thể là nấm lưỡi, viêm miệng…
Trẻ bú đêm có tốt không? Trẻ bú đêm cần lưu ý những gì và khi nào nên dừng việc cho trẻ bú đêm? Làm thế nào để cai bú đêm cho trẻ?… là một trong vô vàn câu hỏi thắc mắc của các cha mẹ khi nuôi con nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết dưới đây.
Những hiểu lầm về việc trẻ không bú đêm
Hiểu lầm 1: Trẻ không bú đêm sẽ bị đói, ngủ không sâu giấc và lâu sẽ bị suy dinh dưỡng: Điều này chưa chính xác hoàn toàn. Bởi việc trẻ bú đêm sẽ tùy vào độ tuổi phát triển và cân nặng cũng như nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, giấc ngủ của trẻ cũng cực kỳ quan trọng trong việc phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Vì thế, bạn không nên cố đánh thức trẻ nhiều lần, gượng ép chuyện bú đêm. Sau 3 tháng tuổi, nếu trẻ có nhu cầu ngủ liền một mạch, không quấy khóc thì đừng đánh thức bé chỉ để cho bú.
Không nên cố gắng đánh thức trẻ để dậy bú vào ban đêm
Hiểu lầm 2: 6 tháng tuổi vẫn cần bú đêm: Thời điểm này, trẻ sẽ bắt đầu sang giai đoạn ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn này, bạn có thể ngừng cho trẻ bú đêm hoặc giảm cữ bú đêm xuống. Điều này sẽ có lợi cho quá trình ăn dặm cũng như ăn sữa vào ban ngày của bé.
Những lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh bú đêm
Có nên cho trẻ bú đêm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Như đã nói, việc bú đêm phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, nhu cầu của trẻ. Bên cạnh những hiểu lầm về việc bú đêm thì không thể phủ nhận vai trò của việc bú đêm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi. Bên cạnh đó, việc bú đêm sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Hãy cùng lý giải tại sao cần cho trẻ sơ sinh bú đêm dưới đây
- Đối với trẻ sinh non: thì việc bú đêm là cần thiết để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Vì thế, bạn nên cho trẻ ăn đúng cữ để bé phát triển toàn diện.
- Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ: Khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ chứa được khoảng 20ml chất lỏng và sẽ tăng dần sau đó. Như vậy, trong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau khi bú mẹ, dạ dày của bé sẽ trống trở lại. Điều đó có nghĩa, trẻ cần được bú đêm. Nếu không cho trẻ bú đêm, ngủ liền mạch 5 – 6 tiếng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ở những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, cần cho trẻ bú đủ, chứ không cần quá no sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
- Giúp trẻ ngủ sâu giấc: Theo nghiên cứu khoa học, sữa mẹ có chứa chất tryptophan – được cơ thể sử dụng để tạo ra melatonin. Đây chính là hormone tác dụng điều hòa giấc ngủ.
- Giúp mẹ kích thích tạo sữa nhiều hơn ban ngày: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, vào ban đêm, mức độ prolactin – một hormone kích thích sản xuất sữa trong cơ thể sẽ ở nồng độ cao. Do đó, nếu cho trẻ bú vào thời điểm này, nguồn sữa sẽ được thúc đẩy sản xuất nhiều hơn so với việ cho bé bú vào ban ngày.
Những lưu ý cho mẹ khi cho trẻ sơ sinh bú đêm
- Tránh cho bú nằm không kiểm soát, có thể dẫn đến việc trẻ bị sặc, trớ, thậm chí nghẹt thở nếu mẹ vô tình ngủ quên.
- Trẻ ăn theo nhu cầu. Nếu trẻ không có nhu cầu ăn đêm, chỉ mút theo phản xạ tự nhiên thì mẹ cần để bé ngủ, không cố ép trẻ ăn đủ số lượng. Vì thế, mẹ cần theo dõi nhu cầu của con để biết có nên cho trẻ bú đêm không.
- Cho trẻ bú đêm không cần bật đèn: hãy giữ phòng tối hoặc chỉ bật đèn ngủ để giúp trẻ có lại giấc ngủ sau khi đã bú no.
- Mặc quần áo thoải mái cho con và mẹ: Để thuận tiện cho mẹ và con, hai mẹ con cũng cần mặc đồ ngủ thoải mái để mẹ cho bú dễ dàng.
Khi cho trẻ bú đêm cần có những lưu ý nhất định
Khi nào ngừng cho con bú đêm?
Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ vì nhu cầu mỗi đứa trẻ một khác, sự phát triển của trẻ không giống nhau. Tuy nhiên, thông thường vào giai đoạn trẻ ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) thì bạn nên cân nhắc việc giãn cữ đêm hoặc bỏ bú đêm cho trẻ. Sau đây là một vài mẹo để cai bú đêm cho trẻ:
- Giãn cữ dần để trẻ làm quen: Không nên cai ti đêm đột ngột cho trẻ, sẽ dẫn đến sự phản ứng của trẻ. Bạn có thể tiến hành giảm thời gian cho bú đêm đi 2- 5 phút theo từng đêm. Đối với trẻ bú bình thì giảm lượng sữa trong bình. Và bú bình hay bú mẹ thì mẹ có thể giãn cữ theo giờ.
- Luyện ngủ xuyên đêm: Hiện nay có nhiều phương pháp luyện ngủ, bạn có thể tham khảo và chọn cách phù hợp nhất cho con.
- Cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con vào ban ngày, để đêm con giảm nhu cầu uống sữa.
Những nguy cơ tiềm ẩn nếu cho trẻ sau 6 tháng tuổi bú đêm
- Trẻ trở nên mập, béo phì: Điều này dễ hiểu khi trẻ ăn đêm mặc dù đã bước sang giai đoạn ăn dặm hoặc đã đủ lượng sữa vào ban ngày. Việc bú đêm chỉ là theo thói quen, phản xạ mút do mẹ vô tình tạo ra.
- Trẻ khó ngủ hơn: nếu bạn đánh thức bé dậy để bú đêm, con sẽ no bụng, dẫn đến khó ngủ. Nhiều trẻ bị đánh thức nửa đêm sẽ quấy khóc, khó chịu. Và nếu giấc ngủ của trẻ không đảm bảo, vì theo nghiên cứu giấc ngủ từ 22h đến 2h giờ sáng là lúc hormone tăng trưởng chiều cao tiết ra mạnh mẽ nhất. Nếu bạn đánh thức trẻ dậy ăn chỉ để con tăng cân tốt, thì có thể sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và trí thông minh của trẻ.
- Tăng nguy cơ sâu răng: Việc ăn đêm mà không được vệ sinh răng miệng thì rất dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng ở trẻ. Có thể là nấm lưỡi, viêm miệng…
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi