2. Nên thêm gì để sữa chua ngon hơn?
Bạn có thể thêm hương vị và chất dinh dưỡng vào sữa chua bằng cách trộn trái cây hoặc rau. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, hãy bắt đầu bằng trái cây xay nhuyễn và rau cải đã nấu chín. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể thêm vài loại trái cây và rau đã được cắt nhỏ. Bơ, táo, bột yến mạch và mầm lúa mì là một số thực phẩm có thể làm tăng hương vị cho sữa chua cũng như đem đến cho các bé nhiều chất dinh dưỡng.
3. Nên cho con ăn sữa chua có chứa men vi sinh
Một số loại sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi còn được gọi là men vi sinh. Đây là các vi sinh vật sống (vi khuẩn) được hình thành trong quá trình lên men từ sữa thành sữa chua. Các vi khuẩn sống này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột và kích thích tiêu hóa.
Thông thường, trên bao bì sản phẩm sẽ ghi rõ sữa chua có chứa các vi sinh vật có lợi không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ qua quá trình chế biến. Tuy nhiên, một số sản phẩm khác lại ghi rằng sữa chua này được làm bằng cách lên men vi sinh, có nghĩa là không có các vi sinh vật có lợi mà chỉ được chế biến từ các sinh vật đó. Chính vì thế, bạn nên đọc kỹ khi chọn mua để biết được sữa chua chứa vi khuẩn có lợi nhiều hay ít.
4. Phải làm thế nào khi bé bị dị ứng sữa hoặc khó tiêu hóa lactose?
Nếu con bị dị ứng sữa hoặc có dấu hiệu nổi chàm, bạn không nên tiếp tục cho bé ăn sữa chua đến khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, hãy đợi ít nhất 3 ngày sau khi cho bé ăn sữa chua rồi mới tới các loại thực phẩm khác. Bằng cách đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong viêc xác định nguyên nhân khi con có dấu hiệu dị ứng.
Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng là xuất hiện các đốm đỏ hoặc vết loét ngứa, sưng quanh môi hoặc mắt, nôn mửa trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Nếu bạn nhận thấy bé có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng kể trên thì không nên cho con ăn gì trước khi có ý kiến từ bác sĩ.
Không tiêu hóa được đường lactose là một chứng bệnh rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bé mắc chứng bệnh này, việc ăn sữa chua sẽ mang đến nhiều lợi ích bởi đường lactose đã bị phân hủy trong quá trình sản xuất. Điều này khiến cho sữa chua tốt hơn các sản phẩm làm từ sữa khác.
5. Tại sao ăn sữa chua lại tốt trong khi không được uống sữa bò?
Bạn sẽ thắc mắc là trẻ dưới 12 tháng tuổi sao có thể ăn sữa chua nhưng lại không được uống sữa bò. Điều này rất dễ hiểu vì trên thực tế, trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa bò dễ dàng như sữa mẹ hoặc sữa bột. Quan trọng hơn, sữa bò không có tỷ lệ chất béo và chất dinh dưỡng phù hợp cho các bé. Vì vậy, bạn không nên dùng sữa bò thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa bột.
Sữa chua rất tốt cho các bé, chính vì vậy bạn nên thường xuyên cho các bé ăn để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý để chọn cho bé những sản phẩm sữa chua tốt nhất nhé.
2. Nên thêm gì để sữa chua ngon hơn?
Bạn có thể thêm hương vị và chất dinh dưỡng vào sữa chua bằng cách trộn trái cây hoặc rau. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, hãy bắt đầu bằng trái cây xay nhuyễn và rau cải đã nấu chín. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể thêm vài loại trái cây và rau đã được cắt nhỏ. Bơ, táo, bột yến mạch và mầm lúa mì là một số thực phẩm có thể làm tăng hương vị cho sữa chua cũng như đem đến cho các bé nhiều chất dinh dưỡng.
3. Nên cho con ăn sữa chua có chứa men vi sinh
Một số loại sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi còn được gọi là men vi sinh. Đây là các vi sinh vật sống (vi khuẩn) được hình thành trong quá trình lên men từ sữa thành sữa chua. Các vi khuẩn sống này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột và kích thích tiêu hóa.
Thông thường, trên bao bì sản phẩm sẽ ghi rõ sữa chua có chứa các vi sinh vật có lợi không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ qua quá trình chế biến. Tuy nhiên, một số sản phẩm khác lại ghi rằng sữa chua này được làm bằng cách lên men vi sinh, có nghĩa là không có các vi sinh vật có lợi mà chỉ được chế biến từ các sinh vật đó. Chính vì thế, bạn nên đọc kỹ khi chọn mua để biết được sữa chua chứa vi khuẩn có lợi nhiều hay ít.
4. Phải làm thế nào khi bé bị dị ứng sữa hoặc khó tiêu hóa lactose?
Nếu con bị dị ứng sữa hoặc có dấu hiệu nổi chàm, bạn không nên tiếp tục cho bé ăn sữa chua đến khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, hãy đợi ít nhất 3 ngày sau khi cho bé ăn sữa chua rồi mới tới các loại thực phẩm khác. Bằng cách đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong viêc xác định nguyên nhân khi con có dấu hiệu dị ứng.
Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng là xuất hiện các đốm đỏ hoặc vết loét ngứa, sưng quanh môi hoặc mắt, nôn mửa trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Nếu bạn nhận thấy bé có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng kể trên thì không nên cho con ăn gì trước khi có ý kiến từ bác sĩ.
Không tiêu hóa được đường lactose là một chứng bệnh rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bé mắc chứng bệnh này, việc ăn sữa chua sẽ mang đến nhiều lợi ích bởi đường lactose đã bị phân hủy trong quá trình sản xuất. Điều này khiến cho sữa chua tốt hơn các sản phẩm làm từ sữa khác.
5. Tại sao ăn sữa chua lại tốt trong khi không được uống sữa bò?
Bạn sẽ thắc mắc là trẻ dưới 12 tháng tuổi sao có thể ăn sữa chua nhưng lại không được uống sữa bò. Điều này rất dễ hiểu vì trên thực tế, trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa bò dễ dàng như sữa mẹ hoặc sữa bột. Quan trọng hơn, sữa bò không có tỷ lệ chất béo và chất dinh dưỡng phù hợp cho các bé. Vì vậy, bạn không nên dùng sữa bò thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa bột.
Sữa chua rất tốt cho các bé, chính vì vậy bạn nên thường xuyên cho các bé ăn để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý để chọn cho bé những sản phẩm sữa chua tốt nhất nhé.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi