Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt trong những năm tháng đầu đời, kèm theo sợ hãi, căng thẳng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến mẹ không biết phải xử trí ra sao? Cùng tìm hiểu tình trạng giật mình hoảng hốt ở trẻ cảnh báo điều gì và giải pháp khắc phục ra sao qua bài viết dưới đây.
1. Quá trình trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt diễn ra như thế nào?
Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh sẽ giật mình khi có cảm giác rơi tự do, đột ngột. Điều này thật sự đáng sợ và khiến bé hoảng hốt, sau đó tỉnh dậy và khóc ré lên.
Quá trình này biểu hiện qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: 2 Tay bé mở rộng và vung cao như muốn với lấy tay mẹ. Chân cũng giơ cao như đang ở tư thế ngã.
– Giai đoạn 2: Khi cảm thấy đã an toàn, bé sẽ hạ 2 tay và chân xuống hoặc co lại như tư thế nằm trong bụng mẹ.
Thực chất, việc trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt được coi như sự phát triển của hệ thần kinh khỏe mạnh. Tuy nhiên đôi khi đây là vấn đề gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý.
2. Vì sao trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt?
2.1 Phản xạ sinh lý
Giật mình là một trong 9 phản xạ sinh lý ở trẻ sơ sinh, được gọi là phản xạ Moro. Trẻ giật mình hoảng hốt do đáp ứng với các âm thanh lớn bên ngoài môi trường. Bé sẽ có biểu hiện ngửa đầu ra sau, tay chân duỗi đạp lung tung và khóc lớn.
Đây là sự phát triển bình thường và có lợi cho bé. Phản xạ giật mình thường kéo dài đến khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt do phản xạ Moro sinh lý
2.2 Xảy ra cơn hoảng hốt trong giấc ngủ NREM
Cơn hoảng hốt khi ngủ diễn ra ở giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm (NREM). Trong trạng thái này, bé sẽ hoảng hốt, khóc thét, vã nhiều mồ hôi nhưng không thể hiện sự đau đớn, cũng không đáp ứng với sự dỗ dành của mẹ.
Ngoài ra, trẻ có thể dễ gặp cơn hoảng hốt khi bị sốt, căng thẳng, ngủ không đủ giấc hoặc hoạt động thể chất quá mạnh.
Xem thêm: Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên – Cảnh báo bệnh gì?
2.3 Trẻ giật mình để tự bảo vệ cơ thể
Ở trẻ sơ sinh, các giác quan đều rất nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ của môi trường cũng khiến bé giật mình hoảng hốt tỉnh dậy (phòng ngủ quá sáng, trẻ quá nóng, quá lạnh hoặc có sự va chạm bất ngờ đến trẻ trong khi ngủ, mẹ đặt bé xuống giường đột ngột).
Thông thường các yếu tố này có thể dễ dàng loại bỏ và trẻ không có biểu hiện nào khác thường sau khi giật mình.
2.4 Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt do thiếu Vitamin D3
Chế độ ăn từ sữa mẹ và sữa công thức không thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D3 400IU/ngày cho trẻ sơ sinh. Tình trạng thiếu vitamin D3 ở mức độ nhẹ và vừa chính là lý do điển hình khiến bé ngủ hay giật mình hoảng hốt.
Hơn nữa, việc thiếu hụt vitamin D3 còn gây ảnh hưởng sự dẫn truyền thần kinh. Dẫn đến tình trạng bé hay cáu gắt, khó ngủ, trằn trọc, thậm chí là bỏ bú, suy giảm nhận thức.
Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm
3. Cách giúp trẻ sơ sinh hết giật mình hoảng hốt
3.1. Cho bé bú sữa mẹ vừa đủ trước khi ngủ
Căn chỉnh cữ sữa trước khi ngủ là điều rất quan trọng hạn chế giật mình tỉnh giấc ở trẻ.
Lượng sữa mẹ lý tưởng cho trẻ sơ sinh trước khi ngủ là 45 – 88 ml tùy nhu cầu từng bé. Đặc biệt, trong sữa mẹ còn chứa melatonin giúp bé ngủ ngon hơn, giảm khó chịu do việc sữa ứ đọng không tiêu hóa hết.
Có thể mẹ quan tâm: Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình
3.2. Đặt bé xuống giường khi đang thiu thiu ngủ
Mẹ cần đặt bé xuống giường ngay khi con có dấu hiệu buồn ngủ. Hạn chế thay đổi vị trí ngủ tránh được tình trạng bé giật mình hoảng hốt khi đã ngủ say. Hơn nữa đây cũng là cách giúp bé không bị phụ thuộc vào “hơi mẹ”.
Chú ý khi đặt bé xuống giường cần áp sát bé vào người mẹ. Từ từ hạ người và nhẹ nhàng thả bé ra khi lưng bé đã chạm đệm hoặc nôi. Điều này giúp bé thoát khỏi cảm giác rơi bất ngờ và hạn chế phản xạ giật mình ở bé.
Đặt bé xuống giường khi bé đang ở giai đoạn 1,2 của giấc ngủ NREM
3.4. Để bé ngủ ở không gian thoải mái
Quan tâm đến cảm giác thoải mái ở bé là một yếu tố rất nhỏ nhưng nếu mẹ không chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của con. Điều cần thiết phải giữ phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng nhẹ nhàng hoặc tối hẳn để bé nhận biết đây là giờ đi ngủ. Mẹ cũng đừng quên kiểm tra tã để bé có giấc ngủ ngon hơn.
Lựa chọn quần áo không quá rộng đối với bé cũng là điều cần chú ý.
3.5 Chữa trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt bằng cách quấn khăn
Đối với trẻ sơ sinh, việc quấn khăn hạn chế giật mình hoảng hốt do tạo cho bé cảm giác ấm áp, an toàn như trong bụng mẹ. Tinh thần của bé cũng được xoa dịu và bình tĩnh hơn. Giảm bớt tình trạng giật mình, đau, khó chịu do ốm hay do các bệnh lý.
Mặc dù việc này có thể đem lại hiệu quả cho giấc ngủ, tuy nhiên mẹ cũng chỉ nên áp dụng phương pháp này đến khi bé 4 tháng tuổi. Qua thời gian này hãy để bé làm quen dần với không gian ngủ bên ngoài.
Mời mẹ xem thêm các sản phẩm giúp bé ngủ ngon
Mẹ có thể thực hiện quấn khăn cho bé theo các bước như sau để giúp trẻ dễ vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên khi quấn khăn cho bé cần chú ý không quấn bé quá chặt. Đảm bảo phần chân của bé có thể cử động thoải mái. Việc quấn quá chặt có nguy cơ gây loạn sản xương hông hoặc trật khớp cho bé. Mẹ cũng đừng quên kiểm tra thường xuyên tránh để bé bị nóng quá.
3.6. Tập vận động cho bé
Vận động cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết để tăng sức mạnh các nhóm cơ. Từ đó giúp bé kiểm soát phản xạ giật mình hoảng hốt khi ngủ. Một số động tác co duỗi tay, chân, cho bé tập nằm sấp… là những bài tập cơ bản mẹ có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh.
3.7 Hạn chế tối đa yếu tố khác khiến trẻ dễ hoảng sợ ngủ giật mình
Âm thanh là yếu tố cần loại bỏ ngay khi bé bắt đầu vào giấc ngủ. Cố gắng hạn chế mọi tiếng ồn để giảm kích thích phản xạ giật mình ở bé.
Mẹ cũng có thể giảm sự hoảng hốt sợ hãi cho bé bằng cách thể hiện sự yêu thương với con:
– Vỗ về, xoa lưng và massage bụng.
– Dành 10-30 phút đọc sách cho bé nghe hoặc rủ ngủ con bằng những bài hát ru.
3.8. Bổ sung Vitamin D3
Một sai lầm phổ biến của rất nhiều bố mẹ khi thấy con quấy khóc đêm là bổ sung thật nhiều Canxi. Tuy nhiên vitamin D3 mới là “thủ phạm” gây nên vấn đề này. Do vậy, điều tốt nhất là bổ sung Vitamin D3 trực tiếp cho trẻ càng sớm càng tốt.
Hơn nữa để D3 có khả năng phát huy tác dụng hiệu quả nhất, chuyên gia khuyên mẹ bổ sung cùng vitamin K2-MK7. Sự kết hợp này tạo ra tác động kép giúp hấp thu Canxi vào ruột và điều hướng Canxi trúng đích tại xương. Điều này không những giúp bé hết giật mình hoảng hốt, mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa cho bé từ những năm tháng đầu đời.
BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7 hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả cho bé
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cần nhanh chóng liên hệ hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ khi thấy trẻ giật mình hoảng hốt nhiều lần trong đêm kèm theo sốt, nôn trớ, quấy khóc nhiều hoặc khó thở.
Những tháng đầu tiên trong giai đoạn sơ sinh là quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ sau này. Giấc ngủ lại đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng về thể chất và tinh thần của bé. Một giấc ngủ ngon đem lại cho bé tinh thần sảng khoái, cùng với đó là hormone tăng trưởng tiết ra nhiều lần. Vì thế, giấc ngủ là rất quan trọng, giúp con ngủ lại sau khi giật mình bằng cái ôm nhẹ nhàng để vỗ về an ủi bé là những điều đơn giản mẹ có thể làm.
Trên đây là những kiến thức về tình trạng trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ trực tiếp. Và đừng quên truy cập Website của BioAmicus. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, hoạt bát và hạnh phúc bên cha mẹ.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/parenting/startle-reflex-in-babies
https://www.medicalnewstoday.com/articles/night-terrors-in-babies-signs-causes-and-treatment