Tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Liệu nguyên nhân là do đâu và làm sao để khắc phục hiện tượng này là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ho và nôn về đêm ở trẻ ngay dưới đây nhé.
1. Tại sao trẻ bị ho và nôn?
Ho là phản xạ của cơ thể, hình thành khi đường thở bị ứ đọng vật lạ hoặc các dịch tiết. Phản xạ ho hình thành để bảo vệ đường thở, khai thông và giúp hệ hô hấp hoạt động trở lại như bình thường.
Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược chất, thức ăn có trong dạ dày lên miệng trẻ. Ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa thông với cuống họng vẫn là đường thẳng nên việc nôn diễn ra thường xuyên hơn.
Ho hay nôn trớ không phải là các hiện tượng lạ ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Các biểu hiện này có thể hình thành từ những tác nhân sinh lý hoặc bệnh lý của trẻ.
2. Trẻ bị ho và nôn về đêm do đâu?
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Xét về yếu tố sinh lý, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ hô hấp và tiêu hóa nên việc xuất hiện các tình trạng ho, nôn trớ xảy ra rất phổ biến. Lúc này, hệ tiêu hóa thông với cuống họng trẻ thành một đường thẳng nên khi trẻ ăn quá no, không tiêu hóa hết thức ăn thì có thể xuất hiện tình trạng nôn ói. Trẻ ho nhiều quá cũng có thể kích thích lên hệ tiêu hóa khiến cơ thể phản xạ gây ra nôn trớ.
Chưa kể, bố mẹ bế hoặc rung lắc quá mạnh có thể khiến dạ dày bé co thắt gây nôn. Đồng thời, mẹ cho bé bú không đúng cách cũng là một nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng này.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Xét về yếu tố bệnh lý, ho, nôn trớ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa ở trẻ. Cha mẹ nên lưu ý tới các nguyên nhân bệnh lý thường gây nên các hiện tượng ho và nôn ở con như:
– Các bệnh lý về hô hấp: Virus, vi khuẩn hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ gây nên những căn bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản… Đây là những bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh và có xu hướng tăng nặng do hệ miễn dịch còn non nớt. Biểu hiện thường thấy của các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ đó là: Ho, nôn trớ, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, sốt nhẹ, người uể oải…
– Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Ho, nôn trớ là biểu hiện thường thấy nhất ở những trẻ có các bệnh về đường tiêu hóa như: Viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày… Do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt nên thường mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Đôi khi, một số sai lầm trong chế độ ăn và cách ăn cũng khiến bé bị nôn, trớ.
– Các bệnh lý về thần kinh: Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như viêm não, viêm màng não… cũng là những tác nhân khiến trẻ khó thở, ho, nôn…
3. Cách chăm sóc trẻ bị ho và nôn về đêm
3.1. Lưu ý khi bé đang ho, nôn trớ
– Tuyệt đối không được bế xốc khi bé đang nôn vì dịch nôn có thể tràn vào đường thở gây suy hô hấp.
– Không cáu gắt, quát mắng khiến bé sợ hãi, mất bình tĩnh khiến tình trạng ho và nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, mẹ nên dỗ và vuốt nhẹ lưng bé theo chiều xuôi để giảm thiểu tình trạng nôn và ho.
– Bổ sung đủ lượng nước hoặc bù nước để tránh hiện tượng mất nước do nôn trớ. Mẹ có thể cho bé uống Oresol, nước lọc hoặc nước trái cây loãng. Nên cho con uống từ từ từng chút một.
3.2. Điều chỉnh tư thế trẻ
– Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại tư thế để đầu bé cao hơn thân người một góc khoảng 30 độ, tránh trào ngược dạ dày. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần để bình nghiêng nhưng không quá dốc để áp lực sữa chảy xuống vừa với khả năng nuốt của trẻ.
– Đối với trẻ nhỏ, việc điều chỉnh tư thế nằm và gối đầu cũng rất cần thiết để làm giảm hiện tượng ho và nôn khi ngủ. Kê gối cao vừa phải để con dễ dàng thở hơn khi ngủ.
– Sau khi bú hoặc ăn xong, bố mẹ có thể bế đứng con, vỗ nhẹ vào lưng để con ợ hơi nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.3. Giữ ấm cho bé
– Giữ ấm cơ thể bé bằng việc chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc đóng cửa sổ để tránh gió lạnh lùa vào; đắp chăn hoặc cho bé mặc quần áo dài tay. Lưu ý nên chọn quần áo có chất vải mềm, rộng để không làm bé khó thở.
– Để con nghỉ ngơi nhiều hơn ở nơi thoáng đãng. Cha mẹ nên lưu ý thường xuyên dọn dẹp không gian sống để ngăn chặn các tác nhân như bụi, vi khuẩn… làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con.
3.4. Cân đối chế độ dinh dưỡng cho bé
– Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày và nên hạn chế lượng thức ăn con nạp vào buổi tối.
– Cho con uống đủ lượng nước cần nạp trong ngày. Không nên chiều hoặc dỗ con bằng nước ngọt, nước uống có gas.
– Nên cho con ăn thức ăn lành mạnh, nhiều dinh dưỡng và dễ nuốt. Cha mẹ đừng quên bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho con để tăng cường sức đề kháng.
Giai đoạn đầu đời là thời gian trẻ đang hoàn thiện các cơ quan và hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ xuất hiện tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm. Khi có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh để có các phương pháp xử lý phù hợp.
Tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Liệu nguyên nhân là do đâu và làm sao để khắc phục hiện tượng này là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ho và nôn về đêm ở trẻ ngay dưới đây nhé.
1. Tại sao trẻ bị ho và nôn?
Ho là phản xạ của cơ thể, hình thành khi đường thở bị ứ đọng vật lạ hoặc các dịch tiết. Phản xạ ho hình thành để bảo vệ đường thở, khai thông và giúp hệ hô hấp hoạt động trở lại như bình thường.
Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược chất, thức ăn có trong dạ dày lên miệng trẻ. Ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa thông với cuống họng vẫn là đường thẳng nên việc nôn diễn ra thường xuyên hơn.
Ho hay nôn trớ không phải là các hiện tượng lạ ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Các biểu hiện này có thể hình thành từ những tác nhân sinh lý hoặc bệnh lý của trẻ.
2. Trẻ bị ho và nôn về đêm do đâu?
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Xét về yếu tố sinh lý, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ hô hấp và tiêu hóa nên việc xuất hiện các tình trạng ho, nôn trớ xảy ra rất phổ biến. Lúc này, hệ tiêu hóa thông với cuống họng trẻ thành một đường thẳng nên khi trẻ ăn quá no, không tiêu hóa hết thức ăn thì có thể xuất hiện tình trạng nôn ói. Trẻ ho nhiều quá cũng có thể kích thích lên hệ tiêu hóa khiến cơ thể phản xạ gây ra nôn trớ.
Chưa kể, bố mẹ bế hoặc rung lắc quá mạnh có thể khiến dạ dày bé co thắt gây nôn. Đồng thời, mẹ cho bé bú không đúng cách cũng là một nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng này.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Xét về yếu tố bệnh lý, ho, nôn trớ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa ở trẻ. Cha mẹ nên lưu ý tới các nguyên nhân bệnh lý thường gây nên các hiện tượng ho và nôn ở con như:
– Các bệnh lý về hô hấp: Virus, vi khuẩn hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ gây nên những căn bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản… Đây là những bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh và có xu hướng tăng nặng do hệ miễn dịch còn non nớt. Biểu hiện thường thấy của các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ đó là: Ho, nôn trớ, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, sốt nhẹ, người uể oải…
– Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Ho, nôn trớ là biểu hiện thường thấy nhất ở những trẻ có các bệnh về đường tiêu hóa như: Viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày… Do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt nên thường mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Đôi khi, một số sai lầm trong chế độ ăn và cách ăn cũng khiến bé bị nôn, trớ.
– Các bệnh lý về thần kinh: Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như viêm não, viêm màng não… cũng là những tác nhân khiến trẻ khó thở, ho, nôn…
3. Cách chăm sóc trẻ bị ho và nôn về đêm
3.1. Lưu ý khi bé đang ho, nôn trớ
– Tuyệt đối không được bế xốc khi bé đang nôn vì dịch nôn có thể tràn vào đường thở gây suy hô hấp.
– Không cáu gắt, quát mắng khiến bé sợ hãi, mất bình tĩnh khiến tình trạng ho và nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, mẹ nên dỗ và vuốt nhẹ lưng bé theo chiều xuôi để giảm thiểu tình trạng nôn và ho.
– Bổ sung đủ lượng nước hoặc bù nước để tránh hiện tượng mất nước do nôn trớ. Mẹ có thể cho bé uống Oresol, nước lọc hoặc nước trái cây loãng. Nên cho con uống từ từ từng chút một.
3.2. Điều chỉnh tư thế trẻ
– Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại tư thế để đầu bé cao hơn thân người một góc khoảng 30 độ, tránh trào ngược dạ dày. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần để bình nghiêng nhưng không quá dốc để áp lực sữa chảy xuống vừa với khả năng nuốt của trẻ.
– Đối với trẻ nhỏ, việc điều chỉnh tư thế nằm và gối đầu cũng rất cần thiết để làm giảm hiện tượng ho và nôn khi ngủ. Kê gối cao vừa phải để con dễ dàng thở hơn khi ngủ.
– Sau khi bú hoặc ăn xong, bố mẹ có thể bế đứng con, vỗ nhẹ vào lưng để con ợ hơi nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.3. Giữ ấm cho bé
– Giữ ấm cơ thể bé bằng việc chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc đóng cửa sổ để tránh gió lạnh lùa vào; đắp chăn hoặc cho bé mặc quần áo dài tay. Lưu ý nên chọn quần áo có chất vải mềm, rộng để không làm bé khó thở.
– Để con nghỉ ngơi nhiều hơn ở nơi thoáng đãng. Cha mẹ nên lưu ý thường xuyên dọn dẹp không gian sống để ngăn chặn các tác nhân như bụi, vi khuẩn… làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con.
3.4. Cân đối chế độ dinh dưỡng cho bé
– Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày và nên hạn chế lượng thức ăn con nạp vào buổi tối.
– Cho con uống đủ lượng nước cần nạp trong ngày. Không nên chiều hoặc dỗ con bằng nước ngọt, nước uống có gas.
– Nên cho con ăn thức ăn lành mạnh, nhiều dinh dưỡng và dễ nuốt. Cha mẹ đừng quên bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho con để tăng cường sức đề kháng.
Giai đoạn đầu đời là thời gian trẻ đang hoàn thiện các cơ quan và hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ xuất hiện tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm. Khi có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh để có các phương pháp xử lý phù hợp.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi