Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không? Mẹ nên làm gì khi bé lắc đầu liên

>> Mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon bạn biết chưa?

3. Trẻ hay lắc đầu như một cách bé muốn nói chuyện với mẹ

Em bé có thể sử dụng hành động lắc đầu như một phương thức giao tiếp không lời. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể lắc đầu cùng với việc phát ra âm thanh, cử chỉ thích thú để thể hiện cảm xúc hoặc yêu cầu mong muốn mẹ cho ăn hoặc bế bé đi chơi.

4. Trẻ lắc đầu khi chơi đùa

Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy em bé lắc đầu liên tục khi nằm sấp hoặc ngửa và đôi khi hành động này cũng là cách bé tương tác với mọi người. Trong khoảng thời gian trẻ từ 6 đến 8 tháng, mẹ có thể sẽ bắt gặp trẻ bắt chước hành động của mọi người trong nhà.

5. Trẻ sơ sinh hay lắc đầu trong quá trình ăn

Trong khi bú mẹ, trẻ có thể lắc đầu để ngậm ti. Đây có thể là một trong những cử động đầu đầu tiên mà con có thể thực hiện nhằm bấu víu vào bầu ngực của mẹ.

Mặc dù em bé của mẹ có thể di chuyển đầu của chúng sang bên, mẹ vẫn nên đỡ đầu con trong khi bú cho đến khi trẻ được ba tháng tuổi để giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách cầm bám dễ dàng hơn.

>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Trẻ sơ sinh hay lắc đầu có sao không – Khi nào mẹ cần đưa con đến bệnh viện?

Trẻ hay lắc đầu không phải là biểu hiện nguy hiểm khi mẹ thấy con vẫn thoải mái sinh hoạt và vui chơi bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên quan sát trẻ sơ sinh hay lắc đầu có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào không, để có thể kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ điều trị.

Một vài dấu hiệu cho thấy con có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm:

  • Bé hay lắc đầu liên tục kèm theo các biểu hiện viêm hô hấp trên, mắt có ghèn, hay kéo tai,… thì rất có thể con bị viêm tai giữa. Sở dĩ như vậy là do khi bé nằm ngủ, chất dịch trong tai sẽ đổ về màng nhĩ khiến bé cảm thấy khó chịu. Mà trẻ sơ sinh chưa thể nói được, do đó bé sẽ biểu hiện bằng cách lắc đầu liên tục như một cách giúp con giảm bớt tình trạng ngứa ngáy.
  • Nếu mẹ thấy bé hay lắc đầu liên tục, kèm theo các biểu hiện không biết tiếp xúc bằng ánh mắt, không biểu lộ cảm xúc, không thích giao tiếp, chậm nói, không phát triển các kỹ năng (bò, đứng, ngồi,…) như các bạn đồng trang lứa. Thì rất có thể trẻ đã bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Ba mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa liên quan, để được kiểm tra bệnh một cách chính xác nhất.
  • Trẻ sơ sinh hay lắc đầu có thể do trẻ bị thiếu canxi, khi bệnh đi kèm theo dấu hiệu tay chân mềm, còi xương, chậm phát triển, chậm lật, bò hay đi,… Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần hết sức cẩn trọng. Để an toàn, mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ sớm, để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
trẻ ngủ hay lắc đầu
Khi trẻ hay lắc đầu kèm theo dấu hiệu bất thường nêu trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh.

Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không? Mẹ nên làm gì khi bé lắc đầu liên

>> Mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon bạn biết chưa?

3. Trẻ hay lắc đầu như một cách bé muốn nói chuyện với mẹ

Em bé có thể sử dụng hành động lắc đầu như một phương thức giao tiếp không lời. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể lắc đầu cùng với việc phát ra âm thanh, cử chỉ thích thú để thể hiện cảm xúc hoặc yêu cầu mong muốn mẹ cho ăn hoặc bế bé đi chơi.

4. Trẻ lắc đầu khi chơi đùa

Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy em bé lắc đầu liên tục khi nằm sấp hoặc ngửa và đôi khi hành động này cũng là cách bé tương tác với mọi người. Trong khoảng thời gian trẻ từ 6 đến 8 tháng, mẹ có thể sẽ bắt gặp trẻ bắt chước hành động của mọi người trong nhà.

5. Trẻ sơ sinh hay lắc đầu trong quá trình ăn

Trong khi bú mẹ, trẻ có thể lắc đầu để ngậm ti. Đây có thể là một trong những cử động đầu đầu tiên mà con có thể thực hiện nhằm bấu víu vào bầu ngực của mẹ.

Mặc dù em bé của mẹ có thể di chuyển đầu của chúng sang bên, mẹ vẫn nên đỡ đầu con trong khi bú cho đến khi trẻ được ba tháng tuổi để giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách cầm bám dễ dàng hơn.

>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Trẻ sơ sinh hay lắc đầu có sao không – Khi nào mẹ cần đưa con đến bệnh viện?

Trẻ hay lắc đầu không phải là biểu hiện nguy hiểm khi mẹ thấy con vẫn thoải mái sinh hoạt và vui chơi bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên quan sát trẻ sơ sinh hay lắc đầu có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào không, để có thể kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ điều trị.

Một vài dấu hiệu cho thấy con có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm:

  • Bé hay lắc đầu liên tục kèm theo các biểu hiện viêm hô hấp trên, mắt có ghèn, hay kéo tai,… thì rất có thể con bị viêm tai giữa. Sở dĩ như vậy là do khi bé nằm ngủ, chất dịch trong tai sẽ đổ về màng nhĩ khiến bé cảm thấy khó chịu. Mà trẻ sơ sinh chưa thể nói được, do đó bé sẽ biểu hiện bằng cách lắc đầu liên tục như một cách giúp con giảm bớt tình trạng ngứa ngáy.
  • Nếu mẹ thấy bé hay lắc đầu liên tục, kèm theo các biểu hiện không biết tiếp xúc bằng ánh mắt, không biểu lộ cảm xúc, không thích giao tiếp, chậm nói, không phát triển các kỹ năng (bò, đứng, ngồi,…) như các bạn đồng trang lứa. Thì rất có thể trẻ đã bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Ba mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa liên quan, để được kiểm tra bệnh một cách chính xác nhất.
  • Trẻ sơ sinh hay lắc đầu có thể do trẻ bị thiếu canxi, khi bệnh đi kèm theo dấu hiệu tay chân mềm, còi xương, chậm phát triển, chậm lật, bò hay đi,… Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần hết sức cẩn trọng. Để an toàn, mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ sớm, để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
trẻ ngủ hay lắc đầu
Khi trẻ hay lắc đầu kèm theo dấu hiệu bất thường nêu trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh.