[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?

Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?

Thường bắt đầu từ tháng thứ 4, bé đã bắt đầu mọc những nướu răng đầu tiên. Vì thế, có thể xem, mốc mọc răng sớm nhất của trẻ là 4 tháng tuổi.

Trình tự mọc răng của trẻ như sau:

Trước tiên bé sẽ mọc răng cửa trung tâm – có 2 chiếc ở giữa miệng và thường là cặp dưới cùng trước, sau đó là cặp trên. Tiếp theo, bé sẽ mọc răng cửa bên. Sau đó những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ nhú lên. Trình tự tiếp theo là răng nanh ( nằm ở 2 bên răng cửa bên) và răng hàm thứ 2 (ở phía sau).

Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng

Mỗi đứa trẻ sẽ có quá trình mọc răng khác nhau, các dấu hiệu mọc răng cũng đa dạng khác nhau. Ba mẹ nên quan sát con thật kỹ để có thể chăm sóc con chu đáo hơn nhé!

Bé chảy nước dãi

Hiện tượng chảy nước dãi là hiện tượng thường gặp khi bé bắt đầu giai đoạn mọc răng. Quá trình mọc răng sẽ kích thích bé tiết nhiều nước dãi. Hầu như bé từ 10 tuần đến 4 tháng tuổi đều sẽ có hiện tượng chảy nước dãi liên tục. Mẹ có thể buộc yếm sạch sẽ, giúp bé có cảm giác thoải mái để ngăn ngừa tình trạng nước dãi của con nhé!

Bé phát ban

Ngoài ra, hiện tượng phát ban cũng là dấu hiệu rất thường gặp. Bé thường phát ban sau khi sốt. Phát ban khi mọc răng có thể do một số nguyên nhân từ virus, do bé nóng, mồ hôi nhiều. Phát ban có rất nhiều mức độ, ba mẹ nên quan sát con kỹ hơn, chu đáo hơn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con.

Bé hay cắn đồ

Trong giai đoạn mọc răng này, bé có thể sẽ gặp vấn đề áp lực từ nướu gây ra, khiến cơ thể khó chịu. Điều này làm bé áp lực và xuất hiện hiện tượng nhai, cắn đồ vật.

Bé khóc và hay cáu

Việc mọc răng, khiến bé đau nướu, khó chịu, vì thế, bé sẽ hay khóc và cáu gắt. Đặc biệt là khi bé bị sưng nướu và bị sốt đau họng.

Bé biếng ăn

Khi bé mọc răng, đau nướu răng khiến bé lười nhai, lười ăn. Đây là một trong những vấn đề thường gặp của các bé khi bắt đầu quá trình mọc răng.

Nướu răng tụ máu

Trẻ em mọc răng sớm, đau ngứa và khó chịu. Vì thế, bé thường hay béo má, xoa má, thậm chí đụng cào vào lợi. Vì thế lâu dần, lợi sẽ bị tổn thương và tụ máu.

Bé hay kéo tai và xoa má

Bé bắt đầu mọc răng sẽ hay cọ má, giật mạnh tai, kéo má, cằm. Triệu chứng kéo tai, xoa má là dấu hiệu của việc bé đang thấy mệt mỏi, nhiễm trùng.

Cách giúp bé giảm đau khi mọc răng

Khi con xuất hiện những dấu hiệu đau, nhức, sốt khi mọc răng, mẹ nên nắm rõ một số phương pháp giúp con giảm đau hiệu quả.

Xoa dịu nướu cho con

Trước tiên, mẹ có thể xoa dịu nướu cho con bằng cách massage nhẹ nhàng, đúng cách. Mẹ có thể dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi, massage nướu nhẹ nhàng. Chú ý thực hiện đúng tần suất, đúng cách để không làm phản tác dụng khiến con khó chịu và bị tổn thương nướu.

Chườm lạnh

Cách giảm đau khó chịu răng miệng tốt nhất đó là chườm lạnh cho con. Mẹ có thể cho con uống một chút nước lạnh, dùng khăn hay dụng cụ massage để giúp con có thể cảm thấy dễ chịu hơn, giảm hiện tượng sưng nướu răng.

Dùng giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp khi con đau kéo dài, kèm nhiều hiện tượng sốt cao trên 38 độ, ho kéo dài và mệt mỏi, biếng ăn, ba mẹ nên chú ý đưa con đi thăm khám. Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Mẹ phải làm gì nếu con đến tháng nhưng chưa mọc răng?

Nếu sau 18 tháng, ba mẹ vẫn chưa thấy con có dấu hiệu mọc răng, thì đó là trường hợp mọc răng chậm bất thường. Đặc biệt là khi trẻ có các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Trong trường hợp này, ba mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ để tìm ra giải pháp.

  • Ba mẹ nên cải thiện dinh dưỡng đầy đủ cho con như bổ sung vi khoáng thiết yếu để có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con. Đặc biệt là việc bổ sung thêm vitamin A, D, K, giúp quá trình phát triển của con toàn diện hơn.

  • Đồng thời, việc vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho con là rất cần thiết. Ba mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh khoang miệng cho con, tránh các bệnh nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé.

Mẹ nên làm gì để con mọc răng đúng thời điểm?

Vấn đề mọc răng của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng quyết định phần lớn. Để con có thể phát triển toàn diện, mọc răng đúng thời điểm, ba mẹ cần lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, kết hợp cả bú sữa mẹ và ăn dặm để đảm bảo dưỡng chất đầy đủ theo từng tháng tuổi.

  • Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho con.

  • Cho con tắm nắng, hấp thụ vitamin tự nhiên, đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện.

Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Trẻ mọc răng có phát ban không

Bài viết trên đã chia sẻ về vấn đề trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng mà ba mẹ cần nắm rõ. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho ba mẹ đồng hành cùng con phát triển thể chất, Monkey cũng đem lại những phương pháp giúp bé phát triển ngôn ngữ và tri thức toàn diện thông qua hệ thống app học tập: Monkey Junior, Monkey Stories, … ba mẹ có thể tham khảo nhé!

[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?

Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?

Thường bắt đầu từ tháng thứ 4, bé đã bắt đầu mọc những nướu răng đầu tiên. Vì thế, có thể xem, mốc mọc răng sớm nhất của trẻ là 4 tháng tuổi.

Trình tự mọc răng của trẻ như sau:

Trước tiên bé sẽ mọc răng cửa trung tâm – có 2 chiếc ở giữa miệng và thường là cặp dưới cùng trước, sau đó là cặp trên. Tiếp theo, bé sẽ mọc răng cửa bên. Sau đó những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ nhú lên. Trình tự tiếp theo là răng nanh ( nằm ở 2 bên răng cửa bên) và răng hàm thứ 2 (ở phía sau).

Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng

Mỗi đứa trẻ sẽ có quá trình mọc răng khác nhau, các dấu hiệu mọc răng cũng đa dạng khác nhau. Ba mẹ nên quan sát con thật kỹ để có thể chăm sóc con chu đáo hơn nhé!

Bé chảy nước dãi

Hiện tượng chảy nước dãi là hiện tượng thường gặp khi bé bắt đầu giai đoạn mọc răng. Quá trình mọc răng sẽ kích thích bé tiết nhiều nước dãi. Hầu như bé từ 10 tuần đến 4 tháng tuổi đều sẽ có hiện tượng chảy nước dãi liên tục. Mẹ có thể buộc yếm sạch sẽ, giúp bé có cảm giác thoải mái để ngăn ngừa tình trạng nước dãi của con nhé!

Bé phát ban

Ngoài ra, hiện tượng phát ban cũng là dấu hiệu rất thường gặp. Bé thường phát ban sau khi sốt. Phát ban khi mọc răng có thể do một số nguyên nhân từ virus, do bé nóng, mồ hôi nhiều. Phát ban có rất nhiều mức độ, ba mẹ nên quan sát con kỹ hơn, chu đáo hơn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con.

Bé hay cắn đồ

Trong giai đoạn mọc răng này, bé có thể sẽ gặp vấn đề áp lực từ nướu gây ra, khiến cơ thể khó chịu. Điều này làm bé áp lực và xuất hiện hiện tượng nhai, cắn đồ vật.

Bé khóc và hay cáu

Việc mọc răng, khiến bé đau nướu, khó chịu, vì thế, bé sẽ hay khóc và cáu gắt. Đặc biệt là khi bé bị sưng nướu và bị sốt đau họng.

Bé biếng ăn

Khi bé mọc răng, đau nướu răng khiến bé lười nhai, lười ăn. Đây là một trong những vấn đề thường gặp của các bé khi bắt đầu quá trình mọc răng.

Nướu răng tụ máu

Trẻ em mọc răng sớm, đau ngứa và khó chịu. Vì thế, bé thường hay béo má, xoa má, thậm chí đụng cào vào lợi. Vì thế lâu dần, lợi sẽ bị tổn thương và tụ máu.

Bé hay kéo tai và xoa má

Bé bắt đầu mọc răng sẽ hay cọ má, giật mạnh tai, kéo má, cằm. Triệu chứng kéo tai, xoa má là dấu hiệu của việc bé đang thấy mệt mỏi, nhiễm trùng.

Cách giúp bé giảm đau khi mọc răng

Khi con xuất hiện những dấu hiệu đau, nhức, sốt khi mọc răng, mẹ nên nắm rõ một số phương pháp giúp con giảm đau hiệu quả.

Xoa dịu nướu cho con

Trước tiên, mẹ có thể xoa dịu nướu cho con bằng cách massage nhẹ nhàng, đúng cách. Mẹ có thể dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi, massage nướu nhẹ nhàng. Chú ý thực hiện đúng tần suất, đúng cách để không làm phản tác dụng khiến con khó chịu và bị tổn thương nướu.

Chườm lạnh

Cách giảm đau khó chịu răng miệng tốt nhất đó là chườm lạnh cho con. Mẹ có thể cho con uống một chút nước lạnh, dùng khăn hay dụng cụ massage để giúp con có thể cảm thấy dễ chịu hơn, giảm hiện tượng sưng nướu răng.

Dùng giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp khi con đau kéo dài, kèm nhiều hiện tượng sốt cao trên 38 độ, ho kéo dài và mệt mỏi, biếng ăn, ba mẹ nên chú ý đưa con đi thăm khám. Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Mẹ phải làm gì nếu con đến tháng nhưng chưa mọc răng?

Nếu sau 18 tháng, ba mẹ vẫn chưa thấy con có dấu hiệu mọc răng, thì đó là trường hợp mọc răng chậm bất thường. Đặc biệt là khi trẻ có các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Trong trường hợp này, ba mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ để tìm ra giải pháp.

  • Ba mẹ nên cải thiện dinh dưỡng đầy đủ cho con như bổ sung vi khoáng thiết yếu để có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con. Đặc biệt là việc bổ sung thêm vitamin A, D, K, giúp quá trình phát triển của con toàn diện hơn.

  • Đồng thời, việc vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho con là rất cần thiết. Ba mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh khoang miệng cho con, tránh các bệnh nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé.

Mẹ nên làm gì để con mọc răng đúng thời điểm?

Vấn đề mọc răng của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng quyết định phần lớn. Để con có thể phát triển toàn diện, mọc răng đúng thời điểm, ba mẹ cần lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, kết hợp cả bú sữa mẹ và ăn dặm để đảm bảo dưỡng chất đầy đủ theo từng tháng tuổi.

  • Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho con.

  • Cho con tắm nắng, hấp thụ vitamin tự nhiên, đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện.

Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Trẻ mọc răng có phát ban không

Bài viết trên đã chia sẻ về vấn đề trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng mà ba mẹ cần nắm rõ. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho ba mẹ đồng hành cùng con phát triển thể chất, Monkey cũng đem lại những phương pháp giúp bé phát triển ngôn ngữ và tri thức toàn diện thông qua hệ thống app học tập: Monkey Junior, Monkey Stories, … ba mẹ có thể tham khảo nhé!