Trẻ ho nôn trớ về đêm: 2 nguyên nhân & 5 cách chăm sóc cho trẻ

Trẻ ho nôn trớ về đêm gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của trẻ nếu không được xử trí kịp thời. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây bệnh, biện pháp xử lý và cách chăm sóc để hạn chế nôn trớ về đêm cho bé.

trẻ ho nôn trớ về đêm

1. Nguyên nhân trẻ ho nôn trớ về đêm

Ho và nôn trớ về đêm ở trẻ nhỏ thường gây ra do 2 nguyên nhân chính là bệnh lý và thay đổi sinh lý. Các bậc phụ huynh nên phân biệt được 2 nguyên nhân gây bệnh để chăm sóc trẻ đúng cách.

1.1. Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ ho nôn trớ về đêm

Ho nôn trớ về đêm có thể là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ, xảy ra do:

– Khi ngủ, dạ dày của trẻ ở tư thế nằm ngang nên thức ăn dễ bị đẩy ngược lên thực quản. Đồng thời, phản xạ rướn người vặn mình lúc ngủ của trẻ, khiến cơ thể thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho ho và nôn trớ dễ xảy ra hơn.

– Nếu mẹ cho bé ăn tối quá muộn, thức ăn chưa kịp tiêu hoá. Dẫn đến bé đầy bụng, thức ăn trào ngược lên miệng, gây ho và nôn trớ.

– Khi về đêm, nhiệt độ hạ xuống thấp hoặc cha mẹ bật điều hoà khiến trẻ hít phải không khí lạnh, gây ho. Mùa hè và thời tiết hanh khô là thời điểm triệu chứng ho xảy ra phổ biến do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn và sử dụng điều hòa nhiều hơn.

trẻ ho nôn trớ về đêm

Trẻ ho nôn trớ về đêm do sinh lý

1.2. Trẻ ho và nôn trớ về đêm do bệnh lý

Ho khan hoặc ho có đờm

Triệu chứng ho và nôn sữa về đêm có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị ho khan hoặc ho có đờm. Tình trạng ho có thể nhẹ vào ban ngày, nhưng thường nặng hơn vào ban đêm, có thể kèm theo nôn. Ngoài ra, khi ho có đờm, trẻ có thể nuốt chất nhầy vào bụng gây rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn…

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ gây ho và nôn trớ về đêm ở trẻ nhỏ. Bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào đường hô hấp, kích thích niêm mạc đường thở tăng tiết chất nhầy. Cơ thể tăng phản xạ ho để tống chất nhầy ra ngoài.

trẻ ho nôn trớ về đêm do cảm cúm

Trào ngược dạ dày – thực quản

Khi trẻ có các triệu chứng: ho, nôn trớ về đêm kèm theo ợ nóng, ợ chua, quấy khóc, biếng ăn, không tăng cân có thể là các dấu hiệu thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Khi mắc bệnh, acid từ dịch vị trào ngược lên họng, gây cảm giác nóng bỏng và kích ứng niêm mạc họng gây ho và nôn trớ ở trẻ. Nếu mẹ cho bé ăn trước khi đi ngủ, thức ăn làm dạ dày tăng tiết dịch vị, tăng trào ngược dẫn đến trẻ ho và nôn trớ nhiều hơn.

Hen suyễn

Khi trẻ mắc bệnh hen suyễn, triệu chứng ho và nôn trớ sẽ nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện khác như: tức ngực, khó thở, quấy khóc về đêm.

Mẹ có thể tham khảo thêm: 10 nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Trẻ bị ho nôn trớ về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ bị ho nôn trớ khi về đêm thường xảy ra do sự thay đổi sinh lý bình thường của trẻ nhỏ. Do đó, tình trạng này thường không nguy hiểm.

trẻ ho nôn trớ về đêm không nguy hiểm

Trẻ ho và nôn trớ về đêm do sinh lý thường không đáng lo

Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho, nôn trớ ở trẻ tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần thì cha mẹ nên cân nhắc đến nguyên nhân do bệnh lý. Lúc này, các bậc phụ huynh nên cho con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu để tình trạng kéo dài khiến trẻ mất ngủ nhiều, kèm thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Trẻ ho nôn trớ về đêm: 2 nguyên nhân & 5 cách chăm sóc cho trẻ

Trẻ ho nôn trớ về đêm gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của trẻ nếu không được xử trí kịp thời. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây bệnh, biện pháp xử lý và cách chăm sóc để hạn chế nôn trớ về đêm cho bé.

trẻ ho nôn trớ về đêm

1. Nguyên nhân trẻ ho nôn trớ về đêm

Ho và nôn trớ về đêm ở trẻ nhỏ thường gây ra do 2 nguyên nhân chính là bệnh lý và thay đổi sinh lý. Các bậc phụ huynh nên phân biệt được 2 nguyên nhân gây bệnh để chăm sóc trẻ đúng cách.

1.1. Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ ho nôn trớ về đêm

Ho nôn trớ về đêm có thể là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ, xảy ra do:

– Khi ngủ, dạ dày của trẻ ở tư thế nằm ngang nên thức ăn dễ bị đẩy ngược lên thực quản. Đồng thời, phản xạ rướn người vặn mình lúc ngủ của trẻ, khiến cơ thể thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho ho và nôn trớ dễ xảy ra hơn.

– Nếu mẹ cho bé ăn tối quá muộn, thức ăn chưa kịp tiêu hoá. Dẫn đến bé đầy bụng, thức ăn trào ngược lên miệng, gây ho và nôn trớ.

– Khi về đêm, nhiệt độ hạ xuống thấp hoặc cha mẹ bật điều hoà khiến trẻ hít phải không khí lạnh, gây ho. Mùa hè và thời tiết hanh khô là thời điểm triệu chứng ho xảy ra phổ biến do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn và sử dụng điều hòa nhiều hơn.

trẻ ho nôn trớ về đêm

Trẻ ho nôn trớ về đêm do sinh lý

1.2. Trẻ ho và nôn trớ về đêm do bệnh lý

Ho khan hoặc ho có đờm

Triệu chứng ho và nôn sữa về đêm có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị ho khan hoặc ho có đờm. Tình trạng ho có thể nhẹ vào ban ngày, nhưng thường nặng hơn vào ban đêm, có thể kèm theo nôn. Ngoài ra, khi ho có đờm, trẻ có thể nuốt chất nhầy vào bụng gây rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn…

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ gây ho và nôn trớ về đêm ở trẻ nhỏ. Bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào đường hô hấp, kích thích niêm mạc đường thở tăng tiết chất nhầy. Cơ thể tăng phản xạ ho để tống chất nhầy ra ngoài.

trẻ ho nôn trớ về đêm do cảm cúm

Trào ngược dạ dày – thực quản

Khi trẻ có các triệu chứng: ho, nôn trớ về đêm kèm theo ợ nóng, ợ chua, quấy khóc, biếng ăn, không tăng cân có thể là các dấu hiệu thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Khi mắc bệnh, acid từ dịch vị trào ngược lên họng, gây cảm giác nóng bỏng và kích ứng niêm mạc họng gây ho và nôn trớ ở trẻ. Nếu mẹ cho bé ăn trước khi đi ngủ, thức ăn làm dạ dày tăng tiết dịch vị, tăng trào ngược dẫn đến trẻ ho và nôn trớ nhiều hơn.

Hen suyễn

Khi trẻ mắc bệnh hen suyễn, triệu chứng ho và nôn trớ sẽ nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện khác như: tức ngực, khó thở, quấy khóc về đêm.

Mẹ có thể tham khảo thêm: 10 nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Trẻ bị ho nôn trớ về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ bị ho nôn trớ khi về đêm thường xảy ra do sự thay đổi sinh lý bình thường của trẻ nhỏ. Do đó, tình trạng này thường không nguy hiểm.

trẻ ho nôn trớ về đêm không nguy hiểm

Trẻ ho và nôn trớ về đêm do sinh lý thường không đáng lo

Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho, nôn trớ ở trẻ tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần thì cha mẹ nên cân nhắc đến nguyên nhân do bệnh lý. Lúc này, các bậc phụ huynh nên cho con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu để tình trạng kéo dài khiến trẻ mất ngủ nhiều, kèm thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.