Vàng da sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sinh non.
Đối với trẻ mới sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Từ đây bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Tuy nhiên do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin này không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo y văn đây được gọi là vàng da sơ sinh sinh lý.
1.1 Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.
Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể chỉ ra những bệnh khác. Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
1.2 Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân thường do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể trẻ phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.
1.3 Diễn tiến thành vàng da kéo dài
Với nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ em bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn, giúp thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh. Bên cạnh đó vẫn có hiện tượng vàng da bệnh lý, đó là những trường hợp vàng da kéo dài hơn ba tuần hoặc những trẻ có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lý gọi là vàng da kéo dài.
Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da (hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ) trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện.
Vàng da sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sinh non.
Đối với trẻ mới sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Từ đây bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Tuy nhiên do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin này không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo y văn đây được gọi là vàng da sơ sinh sinh lý.
1.1 Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.
Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể chỉ ra những bệnh khác. Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
1.2 Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân thường do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể trẻ phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.
1.3 Diễn tiến thành vàng da kéo dài
Với nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ em bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn, giúp thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh. Bên cạnh đó vẫn có hiện tượng vàng da bệnh lý, đó là những trường hợp vàng da kéo dài hơn ba tuần hoặc những trẻ có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lý gọi là vàng da kéo dài.
Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da (hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ) trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi