Khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh và có nên giữ lại tóc máu của trẻ

Theo quan niệm xưa thì việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tóc mới mọc ra đen và óng mượt hơn. Nhưng nhiều người lại cho rằng cắt tóc máu sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để có cái nhìn khái quát về tóc máu và thời điểm cắt tóc cũng như những lưu ý khi cắt tóc bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?

Tóc máu là gì?

Tóc máu còn có tên gọi khác là tóc non, là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh. Đây là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh được hình thành từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Tóc máu được hình thành từ tuần thai thứ 24 và tiếp tục phát triển dài ra. Tóc máu có chức năng bảo vệ, giữ ấm phần thóp còn rất non nớt của trẻ sơ sinh. Lớp tóc máu này theo thời gian sẽ rụng dần để lớp tóc thực thụ sau này mọc lên.

Có cần cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Đây là câu hỏi của rất nhiều gia đình trẻ khi mới sinh con lần đầu. Nhiều bà mẹ được dặn khi cắt phần tóc máu nên gói lại cất đi. Tuy nhiên, họ cũng không hiểu giữ tóc máu cho trẻ sơ sinh làm gì. Kể cả việc khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh cũng làm cho nhiều người bối rối.

Thực tế việc cắt tóc cho trẻ sơ sinh là chỉ cắt phần thân tóc trên da đầu và cắt tỉa một phần rất nhỏ. Việc cắt tóc này không ảnh hưởng gì đến số lượng nang tóc nằm ở da đầu. Nang tóc được coi như phần rễ để tóc mọc dài ra.

Có nhiều người nói rằng cắt tóc máu sẽ làm cho tóc mọc dày hơn và đen hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cắt tóc máu sớm sẽ làm tóc đen hơn và dày hơn. Tóc đen, thưa hay dày, thẳng hay xoăn là do gen di truyền chứ không liên quan đến cắt tóc máu.

Tóc máu ở trẻ sơ sinh cũng có cấu trúc giống như tóc ở người bình thường. Vì vậy tóc cũng sẽ rụng tự nhiên nhưng quá trình sẽ diễn ra không đều. Sợi tóc nào dài ra trước sẽ rụng trước, và tóc mới cũng sẽ mọc trước, tóc rụng sau sẽ mọc sau.

Khoảng 3 tháng tuổi tóc trẻ sơ sinh ở vùng sau đầu sẽ tự rụng và thay tóc mới. Tóc rụng như vậy theo cách gọi dân gian là tóc rụng vành khăn. Hiện tượng rụng tóc này ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường là tóc rụng sinh lý chứ không phải tóc rụng bệnh lý.

Cắt tóc máu sớm hay muộn sẽ không có tác động nào đến sức khỏe của trẻ. Thời gian này chỉ nên cắt những sợi tóc dài vướng víu làm bé khó chịu. Còn nếu như tóc trẻ khá mỏng và thưa, ngắn không ảnh hưởng tới bé thì cũng không nên cắt. Lý do là vì trẻ dưới 1 tuổi thóp của trẻ vẫn chưa liền. Khi cắt tóc làm mỏng tóc không tốt cho việc giữ ấm và bảo vệ thóp.

Ngoài ra, nếu như trong quá trình cắt tóc, thao tác không cẩn thận có thể gây tổn thương vùng da đầu non nớt của trẻ.

Khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Đây cũng là câu hỏi nhiều bà mẹ thắc mắc không biết nên cắt tóc máu cho con khi nào thì không ảnh hưởng tới sức khỏe và tóc lại mọc nhanh. Theo kinh nghiệm dân gian có một số mẹo. Theo kinh nghiệm dân gian kết hợp với kiến thức y khoa hiện đại thì giai đoạn cắt tóc cho trẻ sơ sinh có 2 thời điểm.

Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh trong 1 năm đầu đời và cắt tóc lần kế tiếp sau đó. Quan niệm dân gian sau sinh cắt tóc cho trẻ là “đốt vía”, cắt tóc sài cho bé. Thậm chí ngày cắt tóc còn được định sẵn để mang đến sự may mắn cho trẻ. Có nơi quan niệm đủ 3 tháng 10 ngày từ khi sinh là thời gian bé sạch sài là thời điểm cắt tóc máu. Tuy nhiên, thời điểm cắt tóc máu không có một đáp án chính xác bởi vì mỗi một bé có tốc độ tóc phát triển khác nhau. Vì vậy việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh cũng khác nhau. Nên cắt tóc cho trẻ vào thời điểm tóc dài gây vướng víu khó chịu cho bé. Bạn cũng có thể dựa vào kinh nghiệm để có thể chọn thời điểm cắt tóc máu cho phù hợp.

Có một số cần lưu ý khi cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ chưa đủ 5 tháng tuổi, thường không nên cắt tóc bởi vì lúc này da bé còn khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng. Thời điểm này cắt tóc máu sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Khi các bé đã trên 1 tuổi thì các bé trai nên cắt thường xuyên khoảng 6-8 tuần nên cắt tỉa tóc cho bé. Các bé gái thì sẽ không quy định, tuy nhiên có thể cắt dài hay ngắn theo sở thích của con.

Khi trẻ mới ốm dậy mệt mỏi, khi trẻ đang ngủ hoặc còn ngái ngủ thì không nên cắt tóc vì những thời điểm này con thường không mấy vui vẻ để cắt tóc. Khi cắt tóc xong nên vệ sinh sạch sẽ tránh để trẻ bị ngứa ngáy khó chịu.

Cắt tóc máu có làm tóc mới dày và đen hơn không?

Khoa học đã chứng minh tóc của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tóc dày hay đen, thẳng hay xoăn… hoàn toàn không phải do việc cắt tóc máu quyết định. Bởi vì tóc mọc từ nang lông dưới da đầu và việc cắt tóc chỉ can thiệp trên bề mặt. Khi cắt tóc sẽ không hề ảnh hưởng đến sự phát triển hay tính chất của tóc. Khi cắt tóc cho trẻ, các sợi tóc đều nhau và ngắn hơn nên có cảm giác mái tóc dày hơn. Việc cắt tóc máu không tác động giúp tóc dày thêm và mọc nhanh hơn như quan niệm dân gian truyền lại.

Những lưu ý khi cắt tóc máu cho bé

Khi cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh bạn cũng cần chú ý một số điều để giúp bé cảm thấy thoải mái nhất. Nếu bạn đưa bé đến tiệm hay cắt tóc ở nhà trước tiên phải làm cho bé cảm thấy thoải mái nhất có thể. Chỉ như vậy việc cắt tóc mới diễn ra suôn sẻ vì bé còn quá nhỏ nên không thể hợp tác như trẻ đã lớn.

Không nên nôn nóng quá vì phải xem cảm nhận của bé thế nào. Nếu bé khó chịu hoặc không hợp tác có thể nghỉ ngơi để bé bình tĩnh lại. Cần có người hỗ trợ để giúp mẹ để việc cắt tóc diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

Việc cắt tóc máu hoàn toàn không cần thiết nhưng nếu tóc dày và dài cũng nên cắt, nhưng đảm bảo sự thoải mái cho trẻ. Không cắt tóc máu cho trẻ khi còn quá nhỏ (dưới 5 tháng tuổi), hoặc khi trẻ mệt mỏi, mới ốm dậy…

Không nên cắt tóc cho trẻ khi đang ngủ, nhiều người nghĩ cắt như vậy sẽ dễ nhưng nếu trẻ thức giấc mà người cắt không để ý có thể làm tổn thương trẻ.

Sau khi cắt tóc cho trẻ cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ tránh tóc bám trên da làm trẻ ngứa ngáy.

Một số thông tin trong bài viết phần nào đã giải tỏa cho các bà mẹ về việc khi nào cắt tóc máu cho con và có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không. Ngoài việc cắt tóc máu cho con, mẹ còn phân vân điều gì về chăm sóc cho trẻ sơ sinh nên tư vấn và tham khảo bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết tốt nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp