Phần lớn, trẻ sơ sinh sau khi chào đời đều có khá nhiều lông măng, dân gian thường gọi là lông đẹn hoặc lông cáy. Loại lông này đôi khi có thể làm cho bé khó chịu nhưng lại không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Lớp lông măng trên cơ thể trẻ sơ sinh là lông tơ bắt đầu mọc vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Lớp lông này rất mịn này và thường xuất hiện ở trán, tai, má, vai và lưng. Phần lớn lông măng sẽ rụng hết khi bé tròn một tuổi, một số ít trẻ vẫn phải sống chung với lớp lông này đến khi được 2 – 3 tuổi.
Với trẻ sơ sinh, lớp lông măng vừa phải có nhiều công dụng như: Giữ ấm, bảo vệ da, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé. Lông mọc nhiều và không rụng lâu dần khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt trong người, hay cựa quậy, ngủ không ngon giấc và ăn kém. Chứng rậm lông ở trẻ còn khiến trẻ bị rôm sảy, viêm da từ đó làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự phát triển của bé.
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh có thể kéo theo các vấn đề về da
Cách trị chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, lông măng là một phần trong quá trình phát triển nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu sau vài tháng mà lớp lông này vẫn dày, rậm rạp và không chịu rụng thì các mẹ có thể tham khảo các cách sau để trị rậm lông cho bé:
Massage bằng dầu oliu
Liệu pháp này nên áp dụng trước mỗi lần bạn cho trẻ tắm với nước như bình thường. Massage cơ thể trẻ sơ sinh bằng dầu oliu cũng là cách giúp bé hết bị rậm lông đơn giản nhất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu oliu lên da bé và xoa bóp nhẹ nhàng. Bên cạnh việc giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú, massage với dầu oliu còn có tác dụng duy trì làn da mịn màng, khỏe mạnh cho bé nhờ công dụng dưỡng ẩm, tái tạo lại lớp mô chết hiệu quả.
Dầu oliu được đánh giá cao trong việc trị chứng rậm lông ở trẻ
Tắm nước lá trầu không
Lá trầu không là loại lá khá an toàn với trẻ sơ sinh và cũng rất dễ tìm mua. Đây chính là một trong những phương pháp trị rậm lông cho trẻ khá hiệu quả được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện:
- Vò nát hoặc xay nhuyễn lá trầu không và quả cau ra, sau đó cho vào nồi thêm nước đun sôi.
- Pha loãng phần nước thu được vừa đủ ấm để tắm cho bé.
- Trong khi tắm, dùng khăn xô lau nhẹ nhàng những vùng da có nhiều lông để nhanh chóng loại bỏ chúng.
- Tắm lại cho trẻ với nước sạch pha một ít chanh tươi để khử mùi lá trầu không.
Áp dụng cách làm thường xuyên 2 lần mỗi tuần vào mùa hè và 1 lần mỗi tuần vào mùa đông để tẩy lông cho trẻ hiệu quả nhất. Bạn sẽ sớm nhận thấy lông măng của trẻ bị làm mờ và dần biến mất, nhờ đó bé không còn thấy khó chịu hay ngứa ngáy.
Trị rậm lông cho trẻ bằng lá khế
Theo Đông y lá khế có tính lạnh, vị chát với tác dụng thanh nhiệt, tán độc. Không chỉ chữa rôm sảy, dị ứng hiệu quả loại lá này còn có công dụng chữa rậm lông cho trẻ rất tốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá khế, vò nhẹ và nấu sôi cùng 2 lít nước.
- Lọc nước thu được để loại bỏ cặn lá, đợi nguội bớt và tắm cho trẻ sơ sinh bị rậm lông.
- Tráng lại sạch cơ thể trẻ với nước ấm.
Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lông măng mà còn trị mụn nhọt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Cỏ mực chữa rậm lông cho trẻ
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là một loại cỏ hoang dại, thường được tìm thấy ở những nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ mương, bờ ao và trong vườn nhà. Lá cây này rất giàu vitamin và chất kháng sinh có công dụng làm rụng lông măng, chống các chất kích thích mọc lông rất tốt nhưng không hề gây hại hay kích ứng cho trẻ sơ sinh.
Cỏ mực từ xa xưa đã được sử dụng để trị rậm lông cho trẻ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá khế, vò nhẹ và nấu sôi cùng 2 lít nước.
- Lọc nước thu được để loại bỏ cặn lá, đợi nguội bớt và tắm cho trẻ sơ sinh bị rậm lông.
- Tráng lại sạch cơ thể trẻ với nước ấm.
Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lông măng mà còn trị mụn nhọt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Tắm lá đậu ván trị rậm lông cho trẻ sơ sinh
Tắm lá đậu ván là kinh nghiệm chữa rậm lông an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và đun sôi lá đậu ván với nước từ 7 – 10 phút.
- Pha thêm nước lạnh và 1 ít muối rồi tắm cho trẻ, dùng tay miết nhẹ các vùng da có lông để lông măng được làm mờ và chóng rụng.
- Tắm lại trẻ bằng nước ấm.
Áp dụng mẹ trị rậm lông trên cho bé từ 2 – 3 lần mỗi tuần để giúp da bé sạch lông, mềm mại và mịn màng.
Những lưu ý khi trị rậm lông cho trẻ sơ sinh
- Làn da trẻ sơ sinh còn non nớt, nhạy cảm nên các mẹ không nên chà xát mạnh trong khi tắm hay massage để tránh làm tổn thương gây trầy xước hay sưng đỏ da bé.
- Chọn lọc kỹ các loại lá, rửa sạch để tránh bụi bẩn và sâu hại có thể gây dị ứng da ở trẻ em.
- Trước khi trị rậm lông cho trẻ, nên kiểm tra thử các loại nước lá hay dầu oliu có gây kích ứng hay không bằng cách bôi thử một chút lên mu bàn tay bé và để khoảng 15 phút. Nếu da trẻ bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ thì không nên tiếp tục sử dụng.
- Tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc trị rậm lông nào lên da của trẻ vì có thể khiến bé bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn liệu pháp tẩy lông đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.
Cần chú ý khi trị rậm lông ở trẻ để tránh các tổn thương da
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây không ít ảnh hưởng đến đời sống của bé. Khi thấy bé có biểu hiện bất thường về lông – tóc bố mẹ cần đưa trẻ bệnh viện da liễu để kiểm tra, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để cải thiện chứng rậm lông, giúp con phát triển bình thường khỏe mạnh.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Phần lớn, trẻ sơ sinh sau khi chào đời đều có khá nhiều lông măng, dân gian thường gọi là lông đẹn hoặc lông cáy. Loại lông này đôi khi có thể làm cho bé khó chịu nhưng lại không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Lớp lông măng trên cơ thể trẻ sơ sinh là lông tơ bắt đầu mọc vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Lớp lông này rất mịn này và thường xuất hiện ở trán, tai, má, vai và lưng. Phần lớn lông măng sẽ rụng hết khi bé tròn một tuổi, một số ít trẻ vẫn phải sống chung với lớp lông này đến khi được 2 – 3 tuổi.
Với trẻ sơ sinh, lớp lông măng vừa phải có nhiều công dụng như: Giữ ấm, bảo vệ da, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé. Lông mọc nhiều và không rụng lâu dần khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt trong người, hay cựa quậy, ngủ không ngon giấc và ăn kém. Chứng rậm lông ở trẻ còn khiến trẻ bị rôm sảy, viêm da từ đó làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự phát triển của bé.
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh có thể kéo theo các vấn đề về da
Cách trị chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, lông măng là một phần trong quá trình phát triển nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu sau vài tháng mà lớp lông này vẫn dày, rậm rạp và không chịu rụng thì các mẹ có thể tham khảo các cách sau để trị rậm lông cho bé:
Massage bằng dầu oliu
Liệu pháp này nên áp dụng trước mỗi lần bạn cho trẻ tắm với nước như bình thường. Massage cơ thể trẻ sơ sinh bằng dầu oliu cũng là cách giúp bé hết bị rậm lông đơn giản nhất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu oliu lên da bé và xoa bóp nhẹ nhàng. Bên cạnh việc giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú, massage với dầu oliu còn có tác dụng duy trì làn da mịn màng, khỏe mạnh cho bé nhờ công dụng dưỡng ẩm, tái tạo lại lớp mô chết hiệu quả.
Dầu oliu được đánh giá cao trong việc trị chứng rậm lông ở trẻ
Tắm nước lá trầu không
Lá trầu không là loại lá khá an toàn với trẻ sơ sinh và cũng rất dễ tìm mua. Đây chính là một trong những phương pháp trị rậm lông cho trẻ khá hiệu quả được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện:
- Vò nát hoặc xay nhuyễn lá trầu không và quả cau ra, sau đó cho vào nồi thêm nước đun sôi.
- Pha loãng phần nước thu được vừa đủ ấm để tắm cho bé.
- Trong khi tắm, dùng khăn xô lau nhẹ nhàng những vùng da có nhiều lông để nhanh chóng loại bỏ chúng.
- Tắm lại cho trẻ với nước sạch pha một ít chanh tươi để khử mùi lá trầu không.
Áp dụng cách làm thường xuyên 2 lần mỗi tuần vào mùa hè và 1 lần mỗi tuần vào mùa đông để tẩy lông cho trẻ hiệu quả nhất. Bạn sẽ sớm nhận thấy lông măng của trẻ bị làm mờ và dần biến mất, nhờ đó bé không còn thấy khó chịu hay ngứa ngáy.
Trị rậm lông cho trẻ bằng lá khế
Theo Đông y lá khế có tính lạnh, vị chát với tác dụng thanh nhiệt, tán độc. Không chỉ chữa rôm sảy, dị ứng hiệu quả loại lá này còn có công dụng chữa rậm lông cho trẻ rất tốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá khế, vò nhẹ và nấu sôi cùng 2 lít nước.
- Lọc nước thu được để loại bỏ cặn lá, đợi nguội bớt và tắm cho trẻ sơ sinh bị rậm lông.
- Tráng lại sạch cơ thể trẻ với nước ấm.
Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lông măng mà còn trị mụn nhọt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Cỏ mực chữa rậm lông cho trẻ
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là một loại cỏ hoang dại, thường được tìm thấy ở những nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ mương, bờ ao và trong vườn nhà. Lá cây này rất giàu vitamin và chất kháng sinh có công dụng làm rụng lông măng, chống các chất kích thích mọc lông rất tốt nhưng không hề gây hại hay kích ứng cho trẻ sơ sinh.
Cỏ mực từ xa xưa đã được sử dụng để trị rậm lông cho trẻ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá khế, vò nhẹ và nấu sôi cùng 2 lít nước.
- Lọc nước thu được để loại bỏ cặn lá, đợi nguội bớt và tắm cho trẻ sơ sinh bị rậm lông.
- Tráng lại sạch cơ thể trẻ với nước ấm.
Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lông măng mà còn trị mụn nhọt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Tắm lá đậu ván trị rậm lông cho trẻ sơ sinh
Tắm lá đậu ván là kinh nghiệm chữa rậm lông an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và đun sôi lá đậu ván với nước từ 7 – 10 phút.
- Pha thêm nước lạnh và 1 ít muối rồi tắm cho trẻ, dùng tay miết nhẹ các vùng da có lông để lông măng được làm mờ và chóng rụng.
- Tắm lại trẻ bằng nước ấm.
Áp dụng mẹ trị rậm lông trên cho bé từ 2 – 3 lần mỗi tuần để giúp da bé sạch lông, mềm mại và mịn màng.
Những lưu ý khi trị rậm lông cho trẻ sơ sinh
- Làn da trẻ sơ sinh còn non nớt, nhạy cảm nên các mẹ không nên chà xát mạnh trong khi tắm hay massage để tránh làm tổn thương gây trầy xước hay sưng đỏ da bé.
- Chọn lọc kỹ các loại lá, rửa sạch để tránh bụi bẩn và sâu hại có thể gây dị ứng da ở trẻ em.
- Trước khi trị rậm lông cho trẻ, nên kiểm tra thử các loại nước lá hay dầu oliu có gây kích ứng hay không bằng cách bôi thử một chút lên mu bàn tay bé và để khoảng 15 phút. Nếu da trẻ bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ thì không nên tiếp tục sử dụng.
- Tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc trị rậm lông nào lên da của trẻ vì có thể khiến bé bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn liệu pháp tẩy lông đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.
Cần chú ý khi trị rậm lông ở trẻ để tránh các tổn thương da
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây không ít ảnh hưởng đến đời sống của bé. Khi thấy bé có biểu hiện bất thường về lông – tóc bố mẹ cần đưa trẻ bệnh viện da liễu để kiểm tra, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để cải thiện chứng rậm lông, giúp con phát triển bình thường khỏe mạnh.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi