Nhận biết chính xác dấu hiệu bé đòi bú

Dấu hiệu bé đòi bú nên được các bà mẹ lưu ý để tránh tình trạng con yêu bị đói quá lâu, ảnh hưởng đến nhu cầu của trẻ cũng như nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vậy nhận biết những dấu hiệu ấy bằng cách nào, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Vì sao mẹ cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu bé đòi bú

Việc các bà mẹ nhận biết được sớm các dấu hiệu bé đòi bú của các bé sơ sinh là rất cần thiết, để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và giúp giải tỏa được cơn đói của bé yêu. Việc này sẽ giúp cho em bé bình tĩnh và dễ dàng ngậm bú vú mẹ được tốt hơn. Và tất nhiên là để tránh tình trạng con bị đói quá lâu, ảnh hưởng đến thói quen bú sữa của con và đặc biệt gây tác động lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Dấu hiệu bé đòi bú chính xác nhất mẹ nên biết

Dấu hiệu sớm nhất nhận biết bé đang đòi bú

Mẹ cần phải chú ý đến những biểu hiện khi con bắt đầu đói bụng như sau:

  • Trẻ không ngừng iếm môi
  • Trẻ thường xuyên thè lưỡi
  • Trẻ hay mút môi, lưỡi, tay hoặc liếm bàn tay và ngón tay
  • Trẻ đóng mở miệng nhiều hơn
  • Trẻ tìm mẹ, biểu hiện dễ thấy là việc bé liên tục quay đầu sang hai bên để tìm kiếm những cú chạm má. Những tuần đầu sau sinh, khi người mẹ chạm vào má của em bé, em bé sẽ lập tức quay đầu sang má bị chạm.

Dấu hiệu tiếp theo nhận biết bé đang đòi bú

Sau những biểu hiện khởi đầu nhẹ nhàng của cơn đói nêu trên, bé sẽ biết thể hiện hơn nhu cầu của mình qua các dấu hiệu rõ rệt như sau:

  • Bé vùi đầu, đập tay vào ngực của người đang bế ẵm
  • Bé gây sự chú ý bằng cách dằng kéo quần áo
  • Bé di chuyển tay chân, khua khoắng liên tục
  • Bé có thể quấy khóc, rên rỉ, khó chịu
  • Mắt bé không ngừng cử động kể cả khi vẫn đang nhắm.
  • Bé tỉnh giấc khi đang ngủ, rồi sau đó ngay lập tức ngủ thiếp đi rất nhanh

Dấu hiệu muộn nhận biết bé đang đòi bú

Khi cơn đói trở nên dữ dội hơn, con sẽ báo hiệu cho mẹ bằng cách di chuyển đầu một cách liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần. Dữ dội hơn, bé sẽ quấy khóc, và đây là dấu hiệu cuối cùng để người mẹ nhận biết con mình đang đói. Tuy nhiên em bé khóc nó cũng có thể là dấu hiệu cho những vấn đề khác nữa xuất hiện ở trẻ. Tiếng khóc khi đói thường nhỏ hơn, ngắn và âm lượng lên xuống sẽ khác nhau so với việc con có vấn đề bất thường.

Những lúc như thế này, mẹ cần bình tĩnh dỗ dành bé trước khi cho bé bú bằng cách ôm ấp con, nhẹ nhàng đung đưa, nựng nịu con, kết hợp massage rồi sau đó mới đặt núm vú vào miệng để em bé bú.

Việc kết hợp những điều trên thay vì cho bé bú luôn khi đói là để tránh tình huống con giận dỗi từ chối bú mẹ. Từ đó, điều này dẫn tới em bé sẽ không thể ngậm vú tốt làm cho mẹ dễ bị đau đầu ti. Tuy nhiên việc đợi đến khi em bé nín khóc hẳn mới cho bú sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề, khiến cho mẹ và bé đều căng thẳng. Do đó mẹ nên linh hoạt trong vấn đề này để tìm được thời điểm “dụ” con bú mớm hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú no

Tã của con bị ướt

Cách thông thường nhất để nhận biết bé bú có đủ hay không đó là thông qua số lượng tã mẹ thay cho con. Trong khoảng hai ngày đầu tiên sau khi chào đời, con cần thay khoảng 2-4 cái tã. Tuy nhiên, từ ngày thứ 5 trở đi, số lượng tã phải thay sẽ tăng lên khoảng 6-8 cái.

Nước tiểu của bé có màu vàng nhạt, không có mùi. Trong trường hợp nước tiểu của bé có màu sẫm thì nhiều khả năng bé vẫn còn đang bị đói.

Đi vệ sinh

Đi ngoài là một cách để nhận biết bé có bú đủ no hay không. Trong 1-2 ngày đầu tiên, bé thường đi ngoài ra phân su (dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm). Khi bé chuyển từ bú sữa non sang sữa mẹ, phân của trẻ sẽ trở nên lỏng, có màu vàng và ít có mùi hôi hơn.

Trong khoảng vài tuần đầu tiên, phân của trẻ sẽ thay đổi đột ngột khoảng 2-3 ngày mới đi vệ sinh 1 lần, chỉ cần thay tã 6-8 lần/ngày, phân có màu vàng và lỏng là được.

Vú mẹ mềm đi

Các mẹ cũng có thể nhận biết bằng dấu hiệu thấy vú mềm hơn sau khi cho bé bú, bé bú no sẽ tự động bỏ vú, sau bú bé sẽ ngủ từ 2-4 giờ.

Cử động tay bé là dấu hiệu nhận biết

Những lúc đói, ngoài tiếng khóc, tay con sẽ nắm chặt lại và khua liên tục hoặc thậm chí bé sẽ cho nắm tay vào miệng.

Khi kết thúc bữa ăn, tay của bé dần dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra vì khi đó con đã bú đủ sữa. Cơ thể bé thư giãn, được nạp đầy năng lượng thường có xu hướng thả lỏng và duỗi ra một cách tự nhiên.

Giấc ngủ của bé liền mạch

Khi con bú no cũng là lúc bé sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon. Nếu con ngủ được giấc trên 45-60 phút (45 phút là thời gian tối thiểu cho một giấc ngủ của trẻ sơ sinh) thì đó là tín hiệu lượng sữa con ăn vào đủ cho hoạt động ngủ, chơi của con.

Một số câu hỏi thường gặp về nhận biết dấu hiệu bé đòi bú

Trẻ mút tay nhiều có phải dấu hiệu trẻ đang đói và đòi bú?

Dấu hiệu bé mút tay thường chỉ đúng với những em bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Sau giai đoạn sơ sinh, em bé mút tay không còn là dấu hiệu đáng tin tưởng của biểu hiện em bé đói nữa. Vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, em bé sẽ bắt đầu tự điều khiển được tay mình tốt hơn, bắt đầu biết “khám phá” bàn tay của mình, và dùng miệng để khám phá mọi thứ.

Em bé cũng thường mút tay trong giai đoạn chuẩn bị mọc răng. Triệu chứng mọc răng có thể xuất hiện trước vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng trước khi cái răng đầu tiên của con trồi lên.

Vì sao bụng bé no căng mà vẫn đòi bú?

Khi bé bú căng bụng mà vẫn đòi bú có thể do nhiều nguyên nhân như con chưa thực sự no, con bị căng thẳng, trong người mệt mỏi hay đang gặp phải một bệnh lý nào đó. Để biết được có nên cho bé bú tiếp không, trước hết mẹ cần phải xác định xem con có thực sự đói không để tránh nguy cơ cho bé bú quá nhiều làm quá tải hệ tiêu hóa của con, gây nguy hiểm.

Trong trường hợp bé vẫn còn đói, con có thể có một số biểu hiện khác như: cố gắng mút bất cứ thứ gì xung quanh, liếm và đánh môi, mở rồi lại khép miệng, gây ồn với tiếng kêu và một số âm thanh…

Sự mệt mỏi hay căng thẳng cũng sẽ khiến bé bú căng bụng vẫn đòi bú. Bởi lẽ, lúc này, việc bú mẹ hay ở gần mẹ mới có thể giúp bé an tâm nghỉ ngơi. Khi có dấu hiệu này, trẻ thường bộc lộ thêm các biểu hiện như ngáp, dụi mắt, cau mày, nắm chặt tay,…

Khi bú, trẻ sơ sinh dễ nuốt thêm không khí. Nhiều trường hợp bé bị đau bụng do khí sinh ra trong ruột, con trở nên quấy khóc và cáu kỉnh, đồng thời có các biểu hiện căng thẳng trên cơ thể và khuôn mặt như sau:

  • Tay chân khua khoắng
  • Nắm chặt tay
  • Nhăn nhó, đỏ mặt

Khi cố gắng giảm bớt sự khó chịu và tìm cách xoa dịu mình, bé sẽ đòi bú mẹ dù không bị quá đói hoặc đang căng bụng.

Có nên đánh thức trẻ dậy để cho bú?

Đối với những bé dưới 4 tháng tuổi, nếu em bé không tự dậy, cần đánh thức em bé dậy để bú khi thấy mắt bé chuyển động qua lại liên tục, hoặc những dấu hiệu đòi bú khác. Tuy nhiên, nhiều bé mê ngủ vào những ngày hay những tuần sau sinh và không có những biểu hiện đòi bú để mẹ có thể nhận ra sớm. Các em bé sơ sinh cần được bú ngay khi có dấu hiệu đòi bú, vào ban ngày ít nhất là mỗi 2 giờ, vào ban đêm ít nhất là 1 lần.

Người mẹ có thể ngừng việc đánh thức em bé dậy, và để em bé tự điều chỉnh lịch ăn ngủ của mình khi em bé đã đạt được cân nặng tốt (đối với những em bé dưới 4 tháng tuổi là 4 ounces = 114 gram mỗi tuần).

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tối ưu và được khuyến khích trên toàn thế giới bởi nó đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm rõ những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là các chị em lần đầu được thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc bắt đầu triển khai và thực hiện các tiêu chí của chứng chỉ “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”. Với mong muốn hơn 2500 trẻ sơ sinh chào đời mỗi năm tại bệnh viện được tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá giàu kháng thể và dưỡng chất. Danh hiệu này được trao bởi Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em trực thuộc Bộ Y tế với sự phối hợp về đào tạo, đánh giá của Tổ chức Alive & Thrive.

Khoa Sản – Bệnh viện Hồng Ngọc đã xuất sắc vượt qua những cuộc rà soát đầu tiên của Alive & Thrive Việt Nam về chứng chỉ nêu trên như tiêu chí chất lượng E, môi trường hỗ trợ cho nuôi con bằng sữa mẹ, những đánh giá về thuốc và cung ứng vật tư – trang thiết bị tại khoa. Đây là bước tiền đề để Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, qua đó trở thành một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Bắc đạt danh hiệu “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nhận biết chính xác dấu hiệu bé đòi bú

Dấu hiệu bé đòi bú nên được các bà mẹ lưu ý để tránh tình trạng con yêu bị đói quá lâu, ảnh hưởng đến nhu cầu của trẻ cũng như nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vậy nhận biết những dấu hiệu ấy bằng cách nào, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Vì sao mẹ cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu bé đòi bú

Việc các bà mẹ nhận biết được sớm các dấu hiệu bé đòi bú của các bé sơ sinh là rất cần thiết, để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và giúp giải tỏa được cơn đói của bé yêu. Việc này sẽ giúp cho em bé bình tĩnh và dễ dàng ngậm bú vú mẹ được tốt hơn. Và tất nhiên là để tránh tình trạng con bị đói quá lâu, ảnh hưởng đến thói quen bú sữa của con và đặc biệt gây tác động lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Dấu hiệu bé đòi bú chính xác nhất mẹ nên biết

Dấu hiệu sớm nhất nhận biết bé đang đòi bú

Mẹ cần phải chú ý đến những biểu hiện khi con bắt đầu đói bụng như sau:

  • Trẻ không ngừng iếm môi
  • Trẻ thường xuyên thè lưỡi
  • Trẻ hay mút môi, lưỡi, tay hoặc liếm bàn tay và ngón tay
  • Trẻ đóng mở miệng nhiều hơn
  • Trẻ tìm mẹ, biểu hiện dễ thấy là việc bé liên tục quay đầu sang hai bên để tìm kiếm những cú chạm má. Những tuần đầu sau sinh, khi người mẹ chạm vào má của em bé, em bé sẽ lập tức quay đầu sang má bị chạm.

Dấu hiệu tiếp theo nhận biết bé đang đòi bú

Sau những biểu hiện khởi đầu nhẹ nhàng của cơn đói nêu trên, bé sẽ biết thể hiện hơn nhu cầu của mình qua các dấu hiệu rõ rệt như sau:

  • Bé vùi đầu, đập tay vào ngực của người đang bế ẵm
  • Bé gây sự chú ý bằng cách dằng kéo quần áo
  • Bé di chuyển tay chân, khua khoắng liên tục
  • Bé có thể quấy khóc, rên rỉ, khó chịu
  • Mắt bé không ngừng cử động kể cả khi vẫn đang nhắm.
  • Bé tỉnh giấc khi đang ngủ, rồi sau đó ngay lập tức ngủ thiếp đi rất nhanh

Dấu hiệu muộn nhận biết bé đang đòi bú

Khi cơn đói trở nên dữ dội hơn, con sẽ báo hiệu cho mẹ bằng cách di chuyển đầu một cách liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần. Dữ dội hơn, bé sẽ quấy khóc, và đây là dấu hiệu cuối cùng để người mẹ nhận biết con mình đang đói. Tuy nhiên em bé khóc nó cũng có thể là dấu hiệu cho những vấn đề khác nữa xuất hiện ở trẻ. Tiếng khóc khi đói thường nhỏ hơn, ngắn và âm lượng lên xuống sẽ khác nhau so với việc con có vấn đề bất thường.

Những lúc như thế này, mẹ cần bình tĩnh dỗ dành bé trước khi cho bé bú bằng cách ôm ấp con, nhẹ nhàng đung đưa, nựng nịu con, kết hợp massage rồi sau đó mới đặt núm vú vào miệng để em bé bú.

Việc kết hợp những điều trên thay vì cho bé bú luôn khi đói là để tránh tình huống con giận dỗi từ chối bú mẹ. Từ đó, điều này dẫn tới em bé sẽ không thể ngậm vú tốt làm cho mẹ dễ bị đau đầu ti. Tuy nhiên việc đợi đến khi em bé nín khóc hẳn mới cho bú sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề, khiến cho mẹ và bé đều căng thẳng. Do đó mẹ nên linh hoạt trong vấn đề này để tìm được thời điểm “dụ” con bú mớm hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú no

Tã của con bị ướt

Cách thông thường nhất để nhận biết bé bú có đủ hay không đó là thông qua số lượng tã mẹ thay cho con. Trong khoảng hai ngày đầu tiên sau khi chào đời, con cần thay khoảng 2-4 cái tã. Tuy nhiên, từ ngày thứ 5 trở đi, số lượng tã phải thay sẽ tăng lên khoảng 6-8 cái.

Nước tiểu của bé có màu vàng nhạt, không có mùi. Trong trường hợp nước tiểu của bé có màu sẫm thì nhiều khả năng bé vẫn còn đang bị đói.

Đi vệ sinh

Đi ngoài là một cách để nhận biết bé có bú đủ no hay không. Trong 1-2 ngày đầu tiên, bé thường đi ngoài ra phân su (dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm). Khi bé chuyển từ bú sữa non sang sữa mẹ, phân của trẻ sẽ trở nên lỏng, có màu vàng và ít có mùi hôi hơn.

Trong khoảng vài tuần đầu tiên, phân của trẻ sẽ thay đổi đột ngột khoảng 2-3 ngày mới đi vệ sinh 1 lần, chỉ cần thay tã 6-8 lần/ngày, phân có màu vàng và lỏng là được.

Vú mẹ mềm đi

Các mẹ cũng có thể nhận biết bằng dấu hiệu thấy vú mềm hơn sau khi cho bé bú, bé bú no sẽ tự động bỏ vú, sau bú bé sẽ ngủ từ 2-4 giờ.

Cử động tay bé là dấu hiệu nhận biết

Những lúc đói, ngoài tiếng khóc, tay con sẽ nắm chặt lại và khua liên tục hoặc thậm chí bé sẽ cho nắm tay vào miệng.

Khi kết thúc bữa ăn, tay của bé dần dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra vì khi đó con đã bú đủ sữa. Cơ thể bé thư giãn, được nạp đầy năng lượng thường có xu hướng thả lỏng và duỗi ra một cách tự nhiên.

Giấc ngủ của bé liền mạch

Khi con bú no cũng là lúc bé sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon. Nếu con ngủ được giấc trên 45-60 phút (45 phút là thời gian tối thiểu cho một giấc ngủ của trẻ sơ sinh) thì đó là tín hiệu lượng sữa con ăn vào đủ cho hoạt động ngủ, chơi của con.

Một số câu hỏi thường gặp về nhận biết dấu hiệu bé đòi bú

Trẻ mút tay nhiều có phải dấu hiệu trẻ đang đói và đòi bú?

Dấu hiệu bé mút tay thường chỉ đúng với những em bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Sau giai đoạn sơ sinh, em bé mút tay không còn là dấu hiệu đáng tin tưởng của biểu hiện em bé đói nữa. Vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, em bé sẽ bắt đầu tự điều khiển được tay mình tốt hơn, bắt đầu biết “khám phá” bàn tay của mình, và dùng miệng để khám phá mọi thứ.

Em bé cũng thường mút tay trong giai đoạn chuẩn bị mọc răng. Triệu chứng mọc răng có thể xuất hiện trước vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng trước khi cái răng đầu tiên của con trồi lên.

Vì sao bụng bé no căng mà vẫn đòi bú?

Khi bé bú căng bụng mà vẫn đòi bú có thể do nhiều nguyên nhân như con chưa thực sự no, con bị căng thẳng, trong người mệt mỏi hay đang gặp phải một bệnh lý nào đó. Để biết được có nên cho bé bú tiếp không, trước hết mẹ cần phải xác định xem con có thực sự đói không để tránh nguy cơ cho bé bú quá nhiều làm quá tải hệ tiêu hóa của con, gây nguy hiểm.

Trong trường hợp bé vẫn còn đói, con có thể có một số biểu hiện khác như: cố gắng mút bất cứ thứ gì xung quanh, liếm và đánh môi, mở rồi lại khép miệng, gây ồn với tiếng kêu và một số âm thanh…

Sự mệt mỏi hay căng thẳng cũng sẽ khiến bé bú căng bụng vẫn đòi bú. Bởi lẽ, lúc này, việc bú mẹ hay ở gần mẹ mới có thể giúp bé an tâm nghỉ ngơi. Khi có dấu hiệu này, trẻ thường bộc lộ thêm các biểu hiện như ngáp, dụi mắt, cau mày, nắm chặt tay,…

Khi bú, trẻ sơ sinh dễ nuốt thêm không khí. Nhiều trường hợp bé bị đau bụng do khí sinh ra trong ruột, con trở nên quấy khóc và cáu kỉnh, đồng thời có các biểu hiện căng thẳng trên cơ thể và khuôn mặt như sau:

  • Tay chân khua khoắng
  • Nắm chặt tay
  • Nhăn nhó, đỏ mặt

Khi cố gắng giảm bớt sự khó chịu và tìm cách xoa dịu mình, bé sẽ đòi bú mẹ dù không bị quá đói hoặc đang căng bụng.

Có nên đánh thức trẻ dậy để cho bú?

Đối với những bé dưới 4 tháng tuổi, nếu em bé không tự dậy, cần đánh thức em bé dậy để bú khi thấy mắt bé chuyển động qua lại liên tục, hoặc những dấu hiệu đòi bú khác. Tuy nhiên, nhiều bé mê ngủ vào những ngày hay những tuần sau sinh và không có những biểu hiện đòi bú để mẹ có thể nhận ra sớm. Các em bé sơ sinh cần được bú ngay khi có dấu hiệu đòi bú, vào ban ngày ít nhất là mỗi 2 giờ, vào ban đêm ít nhất là 1 lần.

Người mẹ có thể ngừng việc đánh thức em bé dậy, và để em bé tự điều chỉnh lịch ăn ngủ của mình khi em bé đã đạt được cân nặng tốt (đối với những em bé dưới 4 tháng tuổi là 4 ounces = 114 gram mỗi tuần).

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tối ưu và được khuyến khích trên toàn thế giới bởi nó đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm rõ những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là các chị em lần đầu được thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc bắt đầu triển khai và thực hiện các tiêu chí của chứng chỉ “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”. Với mong muốn hơn 2500 trẻ sơ sinh chào đời mỗi năm tại bệnh viện được tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá giàu kháng thể và dưỡng chất. Danh hiệu này được trao bởi Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em trực thuộc Bộ Y tế với sự phối hợp về đào tạo, đánh giá của Tổ chức Alive & Thrive.

Khoa Sản – Bệnh viện Hồng Ngọc đã xuất sắc vượt qua những cuộc rà soát đầu tiên của Alive & Thrive Việt Nam về chứng chỉ nêu trên như tiêu chí chất lượng E, môi trường hỗ trợ cho nuôi con bằng sữa mẹ, những đánh giá về thuốc và cung ứng vật tư – trang thiết bị tại khoa. Đây là bước tiền đề để Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, qua đó trở thành một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Bắc đạt danh hiệu “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/