Bé bú ít, bé lười bú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết rõ lý do sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý phù hợp. Vì sao trẻ sơ sinh lười bú hay trẻ sơ sinh bú ít? Bé bú ít, bé lười bú phải làm sao?
Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng
Bé mới sinh có dạ dày rất nhỏ, mỗi lần chỉ có thể chứa từ 5-7ml sữa. Từ 1-6 tháng tuổi, dạ dày bé lớn dần, nhưng cũng chỉ có thể chứa từ 80-150ml sữa. Vì vậy, bé cần được cho bú rất nhiều lần trong ngày. Trung bình mẹ có thể sẽ phải cho bú đến 8-10 lần/ ngày. Bé bú ít hơn, hoặc có biểu hiện lười bú nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vậy trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?
Nguyên nhân bé bú ít, lười bú
Có nhiều nguyên nhân làm bé bú ít, bé lười bú hơn bình thường. Với những bé “tu ti” bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh lười bú hay bú ít có thể do những nguyên nhân sau:
1. Bé bú ít vì vấn đề sức khỏe
Mẹ có nhớ những lúc mệt mỏi trong người, bạn cũng bỗng dưng biếng ăn hơn? Trẻ sơ sinh cũng vậy. Có bệnh trong người cũng làm bé mệt mỏi, gắt gỏng và khó chịu hơn khi bú.
Vì vậy, nếu bé tự nhiên “dở chứng”, mẹ nên kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề sức khỏe gì không. Thông thường, bé bú ít có thể do các bệnh về đường tiêu hóa, các vấn đề về tai – mũi – họng, hoặc bé đang trong giai đoạn mọc răng, lợi sưng đau.
Tham khảo: Cách chăm sóc bé
Nếu như người lớn biếng ăn khi bệnh, bé cưng cũng có xu hướng lười bú khi cảm thấy không khỏe
2. “Ti” mẹ không phù hợp với bé
Một số mẹ có đầu ti to, cứng hoặc tụt sâu vào bên trong gây khó khăn cho trẻ khi bú. Ngoài ra, trẻ sơ sinh lười bú hay trẻ sơ sinh bú ít nếu bầu ngực mẹ có mùi lạ do mẹ thoa kem dưỡng.
3. Sữa mẹ có vị lạ
Vị sữa của mỗi mẹ mỗi khác. Hơn nữa, tùy vào từng thời điểm trong ngày và chế độ dinh dưỡng, mùi vị sữa mẹ cũng có sự khác biệt. Đó là lý do nhiều mẹ cho con bú không ăn những thực phẩm nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua vì sợ ảnh hưởng đến mùi vị sữa.
4. Tư thế bú không đúng
Chẳng những làm bé bú ít, tư thế cho bú không đúng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu ngực nứt cổ gà, gây đau đớn và khó chịu cho mẹ.
Tham khảo: Tư thế cho con bú
5. Mẹ ít, hoặc quá nhiều sữa
Sữa mẹ về chậm, về ít, bé không nhận đủ lượng sữa trong mỗi lần bú sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu. Ngược lại, sữa mẹ về nhiều, tia sữa bắn mạnh cũng có thể làm bé bị ngợp sữa mỗi khi bú. Lâu dần, bé sẽ có xu hướng lười bú mẹ hơn.
Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú
Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?
Bé lười bú do nguyên nhân nào, mẹ sẽ áp dụng cách xử lý phù hợp với nguyên nhân đó. Chẳng hạn, nếu lý do bé bú ít do vấn đề sức khỏe, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Tránh để tình trạng trẻ sơ sinh lười bú hay bú ít kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
Trẻ bú ít, lười bú trong thời gian dài sẽ không nhận đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển
Đối với trẻ bú mẹ
- Mẹ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ nên hạn chế những thức ăn chiên rán hay có mùi nồng. Nhờ thế, sữa mẹ cho bé bú sẽ đảm bảo đủ chất và lượng.
- Hình thành thói quen cho bé bú bằng cách chia thành nhiều cữ bú trong ngày, mỗi cữ nên cách nhau khoảng 3 tiếng, không nên để bé đói rồi mới cho bú. Mẹ cũng không nên ép bé bú khi đã no vì sẽ gây nôn trớ.
- Trường hợp đầu ti không phù hợp, hoặc sữa mẹ quá nhiều làm bé bị ngợp, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng muỗng hoặc bình sữa. Nếu vấn đề do sữa ít, mẹ có thể thử dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực theo chiều kim đồng hồ, cho bé tiếp da và thư giãn 30 phút trước khi bú. Cách này sẽ giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng giúp kích thích hormone giúp “gọi sữa” về nhiều hơn.
- Trường hợp bé bị bệnh dẫn đến khó chịu và bú ít, mẹ cần theo dõi các triệu chứng khó chịu của trẻ, tìm ra bệnh lý và kịp thời xử lý, tránh để tình trạng bú ít kéo dài.
Tham khảo: Cách tập cho bé bú bình
- Thay đổi tư thế cho con bú cũng là một cách giúp bé thoải mái và bú nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, bé có xu hướng dễ bú hơn nếu được bế đi tới lui xung quanh phòng hoặc vừa cho bú vừa nhẹ đu đưa.
- Nếu bé bú ít nhưng cân nặng vẫn tăng đều, mẹ không cần quá lo lắng. Có thể chỉ đơn giản là bé cưng đã “nạp” đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mà thôi. Mỗi bé sơ sinh sẽ có sự phát triển riêng và số lần bú chỉ mang tính tham khảo.
Đối với trẻ bú sữa công thức
- Trong trường hợp bé bú sữa ngoài do mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, mẹ nên chọn loại sữa đảm bảo chất lượng, phù hợp khẩu vị, giúp trẻ phát triển tốt trong những tháng đầu đời.
- Mẹ nên chọn bình bú có kích cỡ đầu vú và chất liệu phù hợp. Cũng như trẻ bú mẹ, mẹ nên chú ý lượng cữ bé và khoảng cách giữa các cữ để điều chỉnh cho phù hợp.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên các mẹ rằng:
Mẹ cần tham khảo thêm biểu đồ tăng cân theo tuổi của trẻ, nếu bé vẫn tăng cân đều, đạt chuẩn thì cứ để bé bú theo nhu cầu, không cần ép.
Xem thêm những vấn đề về sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng nhưcách chăm sóc trẻ đúng cáchtại websiteHuggies.com.vn.
Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bé bú ít, bé lười bú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết rõ lý do sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý phù hợp. Vì sao trẻ sơ sinh lười bú hay trẻ sơ sinh bú ít? Bé bú ít, bé lười bú phải làm sao?
Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng
Bé mới sinh có dạ dày rất nhỏ, mỗi lần chỉ có thể chứa từ 5-7ml sữa. Từ 1-6 tháng tuổi, dạ dày bé lớn dần, nhưng cũng chỉ có thể chứa từ 80-150ml sữa. Vì vậy, bé cần được cho bú rất nhiều lần trong ngày. Trung bình mẹ có thể sẽ phải cho bú đến 8-10 lần/ ngày. Bé bú ít hơn, hoặc có biểu hiện lười bú nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vậy trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?
Nguyên nhân bé bú ít, lười bú
Có nhiều nguyên nhân làm bé bú ít, bé lười bú hơn bình thường. Với những bé “tu ti” bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh lười bú hay bú ít có thể do những nguyên nhân sau:
1. Bé bú ít vì vấn đề sức khỏe
Mẹ có nhớ những lúc mệt mỏi trong người, bạn cũng bỗng dưng biếng ăn hơn? Trẻ sơ sinh cũng vậy. Có bệnh trong người cũng làm bé mệt mỏi, gắt gỏng và khó chịu hơn khi bú.
Vì vậy, nếu bé tự nhiên “dở chứng”, mẹ nên kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề sức khỏe gì không. Thông thường, bé bú ít có thể do các bệnh về đường tiêu hóa, các vấn đề về tai – mũi – họng, hoặc bé đang trong giai đoạn mọc răng, lợi sưng đau.
Tham khảo: Cách chăm sóc bé
Nếu như người lớn biếng ăn khi bệnh, bé cưng cũng có xu hướng lười bú khi cảm thấy không khỏe
2. “Ti” mẹ không phù hợp với bé
Một số mẹ có đầu ti to, cứng hoặc tụt sâu vào bên trong gây khó khăn cho trẻ khi bú. Ngoài ra, trẻ sơ sinh lười bú hay trẻ sơ sinh bú ít nếu bầu ngực mẹ có mùi lạ do mẹ thoa kem dưỡng.
3. Sữa mẹ có vị lạ
Vị sữa của mỗi mẹ mỗi khác. Hơn nữa, tùy vào từng thời điểm trong ngày và chế độ dinh dưỡng, mùi vị sữa mẹ cũng có sự khác biệt. Đó là lý do nhiều mẹ cho con bú không ăn những thực phẩm nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua vì sợ ảnh hưởng đến mùi vị sữa.
4. Tư thế bú không đúng
Chẳng những làm bé bú ít, tư thế cho bú không đúng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu ngực nứt cổ gà, gây đau đớn và khó chịu cho mẹ.
Tham khảo: Tư thế cho con bú
5. Mẹ ít, hoặc quá nhiều sữa
Sữa mẹ về chậm, về ít, bé không nhận đủ lượng sữa trong mỗi lần bú sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu. Ngược lại, sữa mẹ về nhiều, tia sữa bắn mạnh cũng có thể làm bé bị ngợp sữa mỗi khi bú. Lâu dần, bé sẽ có xu hướng lười bú mẹ hơn.
Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú
Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?
Bé lười bú do nguyên nhân nào, mẹ sẽ áp dụng cách xử lý phù hợp với nguyên nhân đó. Chẳng hạn, nếu lý do bé bú ít do vấn đề sức khỏe, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Tránh để tình trạng trẻ sơ sinh lười bú hay bú ít kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
Trẻ bú ít, lười bú trong thời gian dài sẽ không nhận đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển
Đối với trẻ bú mẹ
- Mẹ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ nên hạn chế những thức ăn chiên rán hay có mùi nồng. Nhờ thế, sữa mẹ cho bé bú sẽ đảm bảo đủ chất và lượng.
- Hình thành thói quen cho bé bú bằng cách chia thành nhiều cữ bú trong ngày, mỗi cữ nên cách nhau khoảng 3 tiếng, không nên để bé đói rồi mới cho bú. Mẹ cũng không nên ép bé bú khi đã no vì sẽ gây nôn trớ.
- Trường hợp đầu ti không phù hợp, hoặc sữa mẹ quá nhiều làm bé bị ngợp, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng muỗng hoặc bình sữa. Nếu vấn đề do sữa ít, mẹ có thể thử dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực theo chiều kim đồng hồ, cho bé tiếp da và thư giãn 30 phút trước khi bú. Cách này sẽ giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng giúp kích thích hormone giúp “gọi sữa” về nhiều hơn.
- Trường hợp bé bị bệnh dẫn đến khó chịu và bú ít, mẹ cần theo dõi các triệu chứng khó chịu của trẻ, tìm ra bệnh lý và kịp thời xử lý, tránh để tình trạng bú ít kéo dài.
Tham khảo: Cách tập cho bé bú bình
- Thay đổi tư thế cho con bú cũng là một cách giúp bé thoải mái và bú nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, bé có xu hướng dễ bú hơn nếu được bế đi tới lui xung quanh phòng hoặc vừa cho bú vừa nhẹ đu đưa.
- Nếu bé bú ít nhưng cân nặng vẫn tăng đều, mẹ không cần quá lo lắng. Có thể chỉ đơn giản là bé cưng đã “nạp” đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mà thôi. Mỗi bé sơ sinh sẽ có sự phát triển riêng và số lần bú chỉ mang tính tham khảo.
Đối với trẻ bú sữa công thức
- Trong trường hợp bé bú sữa ngoài do mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, mẹ nên chọn loại sữa đảm bảo chất lượng, phù hợp khẩu vị, giúp trẻ phát triển tốt trong những tháng đầu đời.
- Mẹ nên chọn bình bú có kích cỡ đầu vú và chất liệu phù hợp. Cũng như trẻ bú mẹ, mẹ nên chú ý lượng cữ bé và khoảng cách giữa các cữ để điều chỉnh cho phù hợp.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên các mẹ rằng:
Mẹ cần tham khảo thêm biểu đồ tăng cân theo tuổi của trẻ, nếu bé vẫn tăng cân đều, đạt chuẩn thì cứ để bé bú theo nhu cầu, không cần ép.
Xem thêm những vấn đề về sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng nhưcách chăm sóc trẻ đúng cáchtại websiteHuggies.com.vn.
Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi