Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, cha mẹ phải làm gì? – Nutrihome

Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân hay các bé lười bú chậm tăng cân nói chung khiến nhiều mẹ đau đầu. Vậy, làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú!

Trẻ 0 – 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Khi nào được coi là bé lười bú?

Lần đầu làm bố mẹ có thể khiến bạn không tránh khỏi những bỡ ngỡ cũng như thắc mắc xoay quanh vấn đề chăm sóc trẻ như trẻ 0 – 6 tháng bú bao nhiêu là đủ, mấy tiếng nên cho trẻ bú một lần hay khi nào được coi là trẻ lười bú.

Trẻ sơ sinh mới chào đời có kích thước dạ dày rất nhỏ. Trong những ngày đầu đời, trẻ chỉ cần bú từ 5ml – 7ml mỗi lần bú. Sau đó, lượng sữa trong cơ thể mẹ có thể tự động điều chỉnh tăng dần phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng bú của trẻ. Tuy nhiên, mỗi trẻ có thể trạng và nhu cầu khác nhau, vì vậy rất khó để ước lượng chính xác lượng sữa trẻ cần uống mỗi ngày. Bố mẹ có thể tham khảo các cữ bú sau:

  • Trẻ từ 0 tháng – 2 tháng: Những tháng đầu đời, trẻ cần được ăn khoảng 8 – 12 cữ/ ngày, mỗi cữ cách nhau từ 2 – 3 giờ.
  • Trẻ từ 2 tháng – 3 tháng: Mỗi ngày trẻ thường bú từ 6 – 8 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 3 – 5 giờ.
  • Trẻ từ 4 tháng – 5 tháng: Mỗi ngày trẻ thường bú từ 5 – 6 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 3 – 5 giờ.
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên: Mỗi ngày trẻ thường bú tối thiểu 5 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 4 – 5 giờ.

Thông thường, lượng sữa trẻ cần bú được tính dựa trên cân nặng, bố mẹ có thể lấy cân nặng của trẻ nhân với 150 để tính tổng lượng sữa bé bú tối thiểu mỗi ngày. Lưu ý con số này chỉ mang tính chất tham khảo.

tre so sinh luoi bu cham tang can

Bé lười bú chậm tăng cân có thể do những tác động bên ngoài khiến trẻ mất tập trung vào cữ bú

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau sinh có thể bị sụt cân sinh lý từ 5 – 10% so với cân nặng ban đầu. Trẻ sẽ tăng cân trở lại trong ba tháng và tốc độ tăng sẽ chậm lại trong những tháng sau. Tốc độ tăng cân của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì vậy nếu cân nặng trẻ vẫn đạt tiêu chuẩn thì bố mẹ hoàn toàn không cần lo lắng.

Nhưng nếu tình trạng trẻ chậm tăng cân kéo dài, cân nặng chiều cao không đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng từ 0 – 5 tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm nếu có. Ngoài yếu tố bệnh lý, trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do sinh non hoặc trẻ biếng ăn, lười bú cũng có thể làm trẻ chậm tăng cân.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân kéo dài, bé dễ bị thấp bé, còi xương, suy dinh dưỡng

Trẻ chậm tăng cân kéo dài cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt của trẻ. Trẻ có thể đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, cơ thể kém hấp thu dưỡng chất và năng lượng, khiến bé chậm tăng cân. Cân nặng và chiều cao đạt chuẩn theo từng độ tuổi giúp trẻ có sức đề kháng tốt, phát triển khỏe mạnh, cao lớn và thông minh. Nếu bé đặc biệt là trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân kéo dài, trẻ dễ gặp các vấn đề sức khỏe hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng kéo dài, khiến trẻ chậm phát triển trí não; Nhẹ cân, còi xương khiến trẻ thấp bé, không năng động và linh hoạt như các trẻ cùng tuổi;
  • Bé nhẹ cân, gầy guộc, yếu ớt, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu khiến trẻ dễ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, khó hấp thu, viêm đường hô hấp,…
  • Vóc dáng khi trưởng thành bị ảnh hưởng rất lớn nếu tình trạng trẻ lười bú chậm tăng cân kéo dài.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 8 nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu ý:

1. Trẻ bị bệnh

Sổ mũi, nghẹt mũi, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, hay ho, đau họng hay viêm loét ở vùng hầu họng… là những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng làm gián đoạn “quá trình” bú mẹ của trẻ dẫn đến không tăng cân. Bên cạnh đó, giai đoạn mọc răng, đau nướu cũng dẫn đến tình trạng bú ít, giảm bú ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi.

trẻ sơ sinh bị bệnh, nguyên nhân chậm tăng cân

Mắc các bệnh lý thường khiến trẻ trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

2. Trẻ bị căng thẳng và mất tập trung

Trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng căng thẳng và sự mất tập trung do bị chi phối từ bên ngoài, điều này cũng khiến bé lười bú chậm tăng cân.

3. Trẻ ngủ quá nhiều

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu và tiêu hóa. Vì vậy, cách 3 – 4 tiếng, mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú cữ tiếp theo. Nếu không, thời gian ngủ quá nhiều sẽ khiến trẻ không quen với việc bú cũng khiến trẻ sơ sinh biếng bú chậm tăng cân.

4. Mẹ cho trẻ bú sai tư thế

Tư thế cho bú là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ nhận đủ lượng sữa cần thiết sau mỗi cữ bú cho sự phát triển. Vì thế, nếu cho trẻ bú ở tư thế không thoải mái, trẻ cảm thấy khó chịu sẽ dẫn đến trẻ bú ít.

5. Mẹ không đủ sữa

Khi sữa mẹ quá ít hoặc tiết ra quá chậm do tắc sữa hay một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ “mất hứng” khi bú, làm cho trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân hay trẻ sơ sinh bú ít chậm tăng cân.

6. Do sữa mẹ có vị lạ

Sữa mẹ có vị lạ có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú, bú ít. Theo đó, sự thay đổi mùi vị sữa mẹ là do thay đổi nội tiết tố hoặc do chế độ ăn uống của mẹ có quá nhiều gia vị hoặc các chất “lạ” đối với trẻ.

7. Phản ứng của mẹ

Bất cứ một yếu tố nào từ bên ngoài tác động đến quá trình bú mẹ của trẻ cũng làm cho trẻ lười bú. Một ví dụ điển hình, khi trẻ cắn vú mẹ, mẹ phản ứng giật mình gây ảnh hưởng đến việc bú của trẻ.

8. Sữa công thức không phù hợp

Vì một số nguy nhân, một số trẻ sơ sinh phải dùng sữa công thức. Việc trẻ sơ sinh lười bú bình có thể là do sữa công thức không hợp với khẩu vị của trẻ. Sau khi đổi loại sữa mà trẻ vẫn lười bú bình thì bố mẹ nên thử đổi loại bình sữa. Bình sữa có núm không vừa miệng bé hoặc dòng chảy quá nhanh cũng có thể làm trẻ kém ăn.

Bé biếng bú chậm tăng cân phải làm sao?

Khi có các dấu hiệu trẻ lười bú chậm tăng cân, trước tiên bố mẹ cần xác định nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục hiệu quả.

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định chất lượng sữa của trẻ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bú cùng cân nặng của trẻ. Do đó, khi trẻ lười bú chậm tăng cân, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chú ý tăng cường ăn nhiều loại thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ nên hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nồng và chất kích thích để cải thiện chất lượng sữa mẹ, tránh gây mùi vị lạ cho sữa mẹ.

Ngoài ra, mẹ cần xây dựng thói quen bú cho trẻ. Bố mẹ nên chia nhỏ các cữ, mỗi cữ cách nhau tối thiểu 2 tiếng. Khi cho trẻ bú, nên để trẻ bú trực tiếp ti mẹ, không ép trẻ bú thêm khi trẻ có dấu hiệu no bụng, cũng tránh để trẻ đói quá lâu. Cách cho trẻ bú cũng có ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của trẻ, nên mẹ cần bé và cho trẻ bú đúng tư thể để kích thích trẻ bú nhiều hơn.

Với trẻ bú sữa công thức

Đối với trẻ dùng sữa công thức, bố mẹ cần đảm bảo sữa công thức trẻ đang dùng phù hợp với khẩu vị của trẻ. Mẹ cần đổi sữa cho đến khi tìm được loại trẻ yêu thích, đồng thời đảm bảo loại sữa đủ dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Chất lượng của bình sữa cũng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Bố mẹ nên lựa chọn loại bình có núm vú vừa với miệng trẻ và đảm bảo dòng chảy của bình không quá nhanh hoặc quá chậm, tránh làm trẻ chán ăn và bị sặc.

Chất lượng giấc ngủ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, do đó bố mẹ nên đảm bảo luôn cho trẻ ngủ đủ giấc.

Cách giúp bé ăn ngon, tăng cân tốt

Để trả lời cho thắc mắc làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú, chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên chia thời gian bú cho bé hợp lý. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và trẻ sơ sinh sẽ rất nhanh đói. Vì vậy, các cữ bú nên cách nhau 3 – 4 tiếng và mỗi ngày nên cho trẻ bú từ 8 – 12 lần trong tháng tuổi đầu tiên.

Khi trẻ được 2 tháng, tần suất cho bú có thể điều chỉnh còn 7 – 9 lần một ngày. Nếu thời gian bú được sắp xếp một cách hợp lý, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và chúng ta sẽ không phải lo sợ vấn đề trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân.

Ngoài ra, áp dụng những bí quyết dưới đây cũng giúp mẹ “quẳng” được gánh lo bé lười bú chậm tăng cân:

1. Đảm bảo bé ngủ đủ giấc

Mẹ cần xây dựng cho trẻ một thời gian biểu hợp lý và cân bằng vì trẻ sơ sinh thường “thức đêm ngủ ngày”. Hãy đảm bảo rằng một ngày trẻ ngủ đủ từ 15 – 18 tiếng, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 tiếng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng, quấy khóc và giảm đi hiện tượng lười bú, bú ít.

tre so sinh ngu nhieu se bu it cham tang can

Mỗi giấc ngủ của trẻ không nên kéo dài quá 4 tiếng vì sẽ dễ khiến bé biếng bú chậm tăng cân

2. Chia thời gian bú hợp lý

Dù trẻ bú mẹ hay uống sữa công thức thì bố mẹ cũng cần chú ý theo dõi số lượng cữ bú và thời gian giữa các cữ. Mỗi cữ bú cần cách nhau tối thiểu 2 tiếng, trong mỗi cữ nên cố gắng giữ cho trẻ bú lâu vì hàm lượng chất béo có trong sữa mẹ sẽ tăng cao theo thời gian bú của trẻ.

3. Cho bé bú cữ đêm

Mẹ nên cho trẻ bú thêm cữ đêm để đảm bảo lượng sữa tối thiểu mỗi ngày và cân nặng của bé. Việc bú đêm không chỉ giúp trẻ ăn no, cung cấp thêm dưỡng chất và hạn chế hạ đường huyết. Bên cạnh đó, bú đêm còn đáp ứng được sự phát triển của dạ dày, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Vì acid amin trong sữa mẹ có thể chuyển hóa thành melatonin giúp điều hòa giấc ngủ của trẻ.

4. Nâng cao chất lượng sữa mẹ

Bên cạnh các phương pháp nói trên, mẹ nên tăng cường nâng cao chất lượng sữa thông qua chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng – tốt nhất nên tư vấn chuyên gia qua thăm khám, cho trẻ bú thường xuyên ở cả hai bên vú, hút sữa sau các cữ bú, hạn chế sử dụng thuốc hay sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn để đảm bảo chất lượng sữa, hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân. (1)

5. Điều chỉnh tư thế bú cho trẻ

Như đã nêu, tư thế bú là một trong những nguyên nhân khiến bé bú ít, lười bú. Do đó, tư thế của bé và mẹ đều rất quan trọng khi bú. Hãy lưu ý các tư thế sau khi cho trẻ bú:

Tư thế nôi

  • Đặt trẻ nằm ngang trong lòng mẹ, đối mặt với mẹ.
  • Đặt đầu bé trên cẳng tay – mũi về phía núm vú. Một bên tay phải của mẹ hỗ trợ phần lưng của bé.
  • Đặt cánh tay dưới của bé dưới tay mẹ.
  • Kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng.

Tư thế nằm

  • Mẹ nằm nghiêng thoải mái, đặt bé đối diện với mẹ. Kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng.
  • Đặt gối hoặc đệm sau lưng mẹ và bé.
  • Kẹp cánh tay mẹ dưới đầu hoặc gối để đảm bảo vị trí nằm của trẻ cố định và sử dụng tay còn lại để hướng đầu trẻ vào đúng vị trí núm vú. Đây là tư thế nên áp dụng cho trẻ sơ sinh biếng bú chậm tăng cân.

Tư thế giữ bóng bầu dục

  • Ngồi trên ghế có lót đệm.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng dưới cánh tay mẹ sao cho hông trẻ gần với hông mẹ. Lưu ý mũi trẻ phải ngang với núm vú mẹ.
  • Dùng lòng bàn tay đỡ cổ bé và nhẹ nhàng hướng trẻ đến đúng vị trí núm vú.

tu the cho tre bu

Điều chỉnh tư thế bú mẹ là một trong những câu trả lời cho thắc mắc làm sao để trẻ sơ sinh hết lười bú của nhiều mẹ

Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh lười bú

1. Bé 0 – 6 tháng tuổi không bú đêm có bị đói?

Một tháng đầu từ khi trẻ chào đời, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ bú đêm vì điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Đây là thời gian trẻ cần thích nghi với môi trường bên ngoài nên thường có xu hướng ngủ nhiều hơn. Bác sĩ… cho biết, việc gián đoạn giấc ngủ của trẻ ở thời điểm này có thể làm trẻ bị chậm phát triển về sau, đặc biệt là về chiều cao và trí tuệ. Ngoài ra, ở thời điểm này bố mẹ có thể yên tâm trẻ không bị đói do hàm lượng đường tích lũy trong gan trẻ còn nhiều.

Sau khi qua giai đoạn sơ sinh, nhu cầu bú mẹ của trẻ sẽ tăng cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể. Do đó, đến giai đoạn này mẹ cần tăng cường cho trẻ bú đêm từ 2 – 3 lần để giảm nguy cơ hạ đường huyết và vàng da ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi cho trẻ bú mẹ nên lưu ý tránh cho trẻ bú quá nhiều và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho trẻ để hạn chế sâu răng.

2. Bé bú ít cần bổ sung thêm gì không?

Khi trẻ bú ít, mẹ nên tăng thêm số cữ bú mỗi ngày để cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ từ chối bú thêm sữa mẹ, mẹ có thể thử bổ sung sữa công thức cho trẻ. Một số trẻ có thể bú ít do bệnh loạn khuẩn đường ruột, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và bổ sung men vi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tiêu hóa cho trẻ. Để cơ thể phát triển khỏe mạnh tối ưu, trẻ nên được bổ sung thêm cả canxi và vitamin D3.

3. Bé ngủ nhiều bú ít có phải là bất thường?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ, vì trong giấc ngủ lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ tiết ra nhiều gấp 4 lần so với khi trẻ thức giấc. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ cũng thường ngủ nhiều hơn để dễ dàng thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Do đó, nếu trẻ ngủ nhiều bú ít nhưng trẻ vẫn bú đủ, bú ngoan và ít quấy khóc thì bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Ngược lại, nếu trẻ không tỉnh táo, người lờ đờ, mệt mỏi bất thường, bú kém thì bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để kịp thời tìm ra nguyên nhân.

Nói tóm lại, trẻ sơ sinh bú ít chậm tăng cân là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười bú, bú ít và xử trí kịp thời để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ cho sự phát triển toàn diện và tăng cân ổn định.

Hy vọng bài biết trên đã phần nào giúp các mẹ hết lo lắng về vấn đề trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, hay các bé lười bú chậm tăng cân nói chung. Để con hết nhẹ cân, cha mẹ cần đa dạng các nhóm chất và cân đối với thực đơn phong phú giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, gia đình nên khuyến khích con vận động phù hợp với độ tuổi, kích thích bé tăng cân nhanh lớn. Ngoài ra, trẻ trên 2 tuổi phụ huynh cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và khám dinh dưỡng cho bé thường xuyên để phòng bệnh hiệu quả.