Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm? – Huggies

Ăn dặm là quá trình những trẻ đang bú sữa mẹ được làm quen với thức ăn thô. Trẻ mấy tháng ăn dặm hay ăn dặm bắt đầu từ đâu, cần có lưu ý gì là những câu hỏi mà rất nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn. Đừng vì vậy mà lo lắng, hãy theo dõi bài viết sau từ HUGGIES® để cập nhật toàn bộ những thông tin liên quan đến việc ăn dặm của bé.

Tham khảo: 4 cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh mẹ yên tâm

Trẻ mấy tháng ăn dặm được?

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi. Vì bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này và đảm bảo sự phát triển của trẻ. Một lượng nhỏ thức ăn rắn có thể cung cấp những chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ, chẳng hạn như sắt và kẽm.

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn thức ăn dặm như là:

Bé ngồi dậy được và kiểm soát đầu tốt. Bé có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai. Bé muốn gắp thức ăn và đưa vào miệng. Bé thích thú và muốn tham gia vào các bữa ăn với bố mẹ.

Trẻ mấy tháng ăn dặm được?

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: 3 cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ ăn dặm sớm có sao không?

Rất hiếm trẻ sẵn sàng ăn dặm trước 4 tháng. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé ăn dặm sớm từ 5 tháng hay thậm chí là 4 tháng tuổi.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi). Vì hệ tiêu hóa lúc đó của bé chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Nếu mẹ cho bé ăn dặm lúc này, bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, v.v.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Mấy tháng cho bé ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Vậy nên, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm. Điều này không chỉ giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não mà còn có thêm những lợi ích sau:

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Trẻ dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chỉ ở trạng thái “đường ruột mở”. Chúng sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, vượt qua và đi trực tiếp vào máu. Điều này có thể gây dị ứng và xâm nhập các mầm bệnh làm trẻ dễ ốm đau. Vậy nên mẹ cần cho bé ăn dặm đúng thời điểm để tránh các tình trạng trên.

Cung cấp đầy đủ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu

Vào 6 tháng đầu, sữa mẹ luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi trẻ bước qua tháng thứ 6, 7. Nên cho bé ăn dặm lúc này để kịp thời bổ sung lượng sắt thiếu hụt này và giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.

Ăn dặm đúng lúc sẽ giúp bé hợp tác khi ăn hơn

Ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ có hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Nếu bé hợp tác ăn ngoan ngay từ những ngày đầu thì thời gian sau cũng vậy.

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng

Các phương pháp ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé để bố mẹ áp dụng. Trong đó, có 3 phương pháp phổ biến nhất là ăn dặm theo kiểu truyền thống, tự bé chỉ huy BLW và kiểu nhật.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống

Đây là phương pháp đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để bé làm quen, trước hết các mẹ sẽ bắt đầu xay nhuyễn mịn bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Đến khi trẻ mọc răng thì sẽ chuyển sang thức ăn nghiền hoặc cắt nhỏ, sau đó là dạng ngón và cuối cùng là những miếng nhỏ.

Ưu điểm:

Trong cách tiếp cận này, bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu. Đồ ăn được xay nhuyễn giúp bé dễ làm quen và an toàn cho hệ tiêu hóa.

Nhược điểm:

Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này của bé. Vì xay nhiều thức ăn chung nên mẹ sẽ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào. Khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại nguyên liệu.

Ăn dặm truyền thống là phương pháp quen thuộc với các mẹ ở Việt Nam

Ăn dặm truyền thống là phương pháp quen thuộc với các mẹ ở Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ dinh dưỡng

Ăn dặm tự bé chỉ huy BLW (Baby led weaning)

Đây là phương pháp phổ biến ở các nước phương Tây. Đối với phương pháp này, mẹ sẽ không cần xay nhuyễn thức ăn hay đút thìa mà chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng. Bé sẽ được tự quyết định ăn gì ngay từ đầu, từ đó cho phép trẻ khám phá thức ăn nhiều hơn.

Ưu điểm:

Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập sớm hơn. Trẻ có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn. Bé sẽ được tự do khám phá các mùi vị yêu thích. Trẻ có thể dễ dàng tham gia bữa ăn cùng mọi người trong gia đình.

Nhược điểm:

Bé tự ăn nên sẽ khó kiểm soát lượng thức ăn bé đã ăn được. Bé bắt đầu đã tập ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao. Mẹ tốn thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi trẻ ăn xong.

Ăn dặm phương pháp tự bé chỉ huy BLW

Ăn dặm BLW là bé sẽ tự ăn thức ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp với bé.

Ưu điểm:

Trẻ sẽ làm quen được nhiều loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển. Phương pháp ăn dặm này tốt cho thận của bé. Tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung ở bé.

Nhược điểm:

Tốn thời gian để dạy cho bé ngồi và cầm thìa. Chuẩn bị các loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian.

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, khi bắt đầu cho bé ăn dặm cần tuân theo các nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ ít loại đến nhiều loại. Các loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé ngày càng phát triển.

Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày để bé dần làm quen với ăn dặm. Ban đầu có thể là 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể kết hợp 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú và 3 bữa bột sền sệt. Thời gian sau chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày, nếu trẻ thèm bú thì cho bú thêm.

Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày để làm quen với ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Từ 9 – 11 tháng cần cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: tinh bột; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ, v.v. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Quá trình chế biến cho trẻ cần đảm bảo và không có các gia vị nóng, cay, mặn.

Giai đoạn cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng giúp bé phát triển toàn diện. Vậy nên, việc chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé phải đa dạng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo một vài thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi cùng với HUGGIES® nhé.

Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé

Cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm

Ăn dặm là một quá trình lâu dài, do đó, mẹ không cần phải vội vã đặt vấn đề trẻ mấy tháng ăn dặm rồi ép bé ăn. Mẹ nên tham khảo cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm sau:

Nếm thử đầu tiên

Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được làm quen với các loại thức ăn. Mẹ hãy cố gắng biến điều này thành một trải nghiệm tích cực cho trẻ bằng cách cho bé chơi, chạm và nếm thức ăn mới.

Thời gian khoảng một giờ sau khi bú sữa và khi bé không quá mệt thường là lúc thích hợp để cho bé thử thức ăn. Trộn thức ăn với một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé làm quen và dần chấp nhận.

Thức ăn đầu tiên thích hợp để bé nếm thử bao gồm:

Rau, củ quả chín mềm: Các mẹ có thể xay nhuyễn, nghiền các loại rau củ như bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, v.v. Các loại trái cây mềm xay nhuyễn/nghiền: Chuối, xoài, việt quất, mâm xôi, bơ, lê hoặc táo nấu chín, mận, đào, v.v Ngũ cốc: Bột yến mạch, gạo, hạt diêm mạch, hạt kê nấu chín, nghiền hoặc xay nhuyễn để trộn với một lượng nhỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bố mẹ nên bắt đầu với một vài thìa hoặc vài miếng mỗi ngày trong thời gian một tuần để xem bé muốn ăn nhiều hay ít. Đối với thức ăn mới mẹ hãy cho bé nếm thử mỗi ngày hoặc lâu hơn để bé cảm nhận được vị của thức ăn rồi mới chuyển sang loại thức ăn mới.

Cho bé nếm thử các loại trái cây mềm, xay nhuyễn hoặc nghiền (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sao cho đúng?

Hình thành chất rắn

Khi bé đã quen ăn thức ăn đặc, mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại hơn để từ từ tạo thành ba bữa ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo cung cấp các kết cấu khác nhau, không phải chỉ các loại thức ăn mềm xay nhuyễn mà mẹ có thể bắt đầu cho bé thử các loại rắn hơn bao gồm:

Thịt, gia cầm và cá: Loại bỏ xương và đảm bảo chúng mềm dễ ăn. Trứng được nấu chín kỹ. Các loại ngũ cốc và ngũ cốc có chứa gluten: mì ống, mì hộp và lúa mạch, v.v. Thức ăn nhẹ khác: Bánh gạo, bánh mì, rau củ, trái cây mềm và quả, hạt được nghiền mịn hoặc cho vào bơ hạt.

Lưu ý, mẹ không nên cho bé dưới 5 tuổi ăn các loại hạt nguyên hạt.

Ngoài ra, bố mẹ cần biết là vào khoảng 7-9 tháng, nhiều em bé có thể ăn ba bữa nhỏ mỗi ngày. Khoảng 9-11 tháng, nhiều trẻ có thể ăn các bữa ăn theo gia đình (được cắt thành từng miếng nhỏ). Hãy nhớ rằng mỗi em bé có nhu cầu ăn khác nhau, có thể là ăn nhiều hơn hoặc ít hơn nên phụ huynh hãy cố gắng theo dõi.

Tham khảo: Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Các thức ăn của trẻ khi ăn dặm cần chú ý một vài vấn đề sau:

Cần thêm một chút dầu ăn trong khi nấu đồ ăn dặm cho bé. Dầu ăn rất giàu năng lượng và có tác dụng hòa tan các chất khác giúp hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thu hơn. Trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi không nên thêm gia vị, nước mắm vào vì có thể gây hại cho thận. Các nguyên liệu cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không có sinh vật gây bệnh và tuyệt đối không sử dụng các hóa chất có hại. Giữ vệ sinh cho các loại dụng cụ làm bếp, đồ đựng thức ăn của trẻ. Thức ăn dặm chế biến cho trẻ cần cho bé ăn ngay trong 2 giờ.

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Chọn thực phẩm an toàn, sạch sẽ và giữ vệ sinh khi chế biến đồ ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thế nào cho đúng?

Một số thực phẩm mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn dặm

Mặc dù khuyến khích các bé phải ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng cũng có một số loại thực phẩm nên tránh là:

Mật ong: Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Vì trẻ có nguy cơ ngộ độc với mật ong – một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Trứng chưa nấu chín: Trứng chưa chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho trẻ. Sữa chưa tiệt trùng: Uống sữa chua thanh trùng, tiêu diệt vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho bé. Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối: Đường có thể làm hỏng răng và quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ. Các loại hạt: Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn vì nguy cơ hóc, mắc nghẹn. Sữa bò: Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ sữa bò vào thức ăn. Tuy nhiên, không bao giờ được dùng nó như một thức uống chính vì nó không cung cấp đủ chất sắt và chất dinh dưỡng cho bé.

Tham khảo: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?

Bài viết của HUGGIES® đã giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng ăn dặm cùng với những lưu ý kèm theo. Mẹ cũng cần chú ý quan sát phản ứng của cơ thể bé khi lần đầu tiên tiếp xúc với bất kỳ thực phẩm nào. Nếu có câu hỏi nào trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ hay gửi về Góc chuyên gia để được giải đáp sớm nhất.

Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết

Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm? – Huggies

Ăn dặm là quá trình những trẻ đang bú sữa mẹ được làm quen với thức ăn thô. Trẻ mấy tháng ăn dặm hay ăn dặm bắt đầu từ đâu, cần có lưu ý gì là những câu hỏi mà rất nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn. Đừng vì vậy mà lo lắng, hãy theo dõi bài viết sau từ HUGGIES® để cập nhật toàn bộ những thông tin liên quan đến việc ăn dặm của bé.

Tham khảo: 4 cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh mẹ yên tâm

Trẻ mấy tháng ăn dặm được?

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi. Vì bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này và đảm bảo sự phát triển của trẻ. Một lượng nhỏ thức ăn rắn có thể cung cấp những chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ, chẳng hạn như sắt và kẽm.

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn thức ăn dặm như là:

Bé ngồi dậy được và kiểm soát đầu tốt. Bé có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai. Bé muốn gắp thức ăn và đưa vào miệng. Bé thích thú và muốn tham gia vào các bữa ăn với bố mẹ.

Trẻ mấy tháng ăn dặm được?

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: 3 cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ ăn dặm sớm có sao không?

Rất hiếm trẻ sẵn sàng ăn dặm trước 4 tháng. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé ăn dặm sớm từ 5 tháng hay thậm chí là 4 tháng tuổi.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi). Vì hệ tiêu hóa lúc đó của bé chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Nếu mẹ cho bé ăn dặm lúc này, bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, v.v.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Mấy tháng cho bé ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Vậy nên, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm. Điều này không chỉ giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não mà còn có thêm những lợi ích sau:

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Trẻ dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chỉ ở trạng thái “đường ruột mở”. Chúng sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, vượt qua và đi trực tiếp vào máu. Điều này có thể gây dị ứng và xâm nhập các mầm bệnh làm trẻ dễ ốm đau. Vậy nên mẹ cần cho bé ăn dặm đúng thời điểm để tránh các tình trạng trên.

Cung cấp đầy đủ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu

Vào 6 tháng đầu, sữa mẹ luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi trẻ bước qua tháng thứ 6, 7. Nên cho bé ăn dặm lúc này để kịp thời bổ sung lượng sắt thiếu hụt này và giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.

Ăn dặm đúng lúc sẽ giúp bé hợp tác khi ăn hơn

Ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ có hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Nếu bé hợp tác ăn ngoan ngay từ những ngày đầu thì thời gian sau cũng vậy.

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng

Các phương pháp ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé để bố mẹ áp dụng. Trong đó, có 3 phương pháp phổ biến nhất là ăn dặm theo kiểu truyền thống, tự bé chỉ huy BLW và kiểu nhật.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống

Đây là phương pháp đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để bé làm quen, trước hết các mẹ sẽ bắt đầu xay nhuyễn mịn bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Đến khi trẻ mọc răng thì sẽ chuyển sang thức ăn nghiền hoặc cắt nhỏ, sau đó là dạng ngón và cuối cùng là những miếng nhỏ.

Ưu điểm:

Trong cách tiếp cận này, bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu. Đồ ăn được xay nhuyễn giúp bé dễ làm quen và an toàn cho hệ tiêu hóa.

Nhược điểm:

Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này của bé. Vì xay nhiều thức ăn chung nên mẹ sẽ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào. Khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại nguyên liệu.

Ăn dặm truyền thống là phương pháp quen thuộc với các mẹ ở Việt Nam

Ăn dặm truyền thống là phương pháp quen thuộc với các mẹ ở Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ dinh dưỡng

Ăn dặm tự bé chỉ huy BLW (Baby led weaning)

Đây là phương pháp phổ biến ở các nước phương Tây. Đối với phương pháp này, mẹ sẽ không cần xay nhuyễn thức ăn hay đút thìa mà chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng. Bé sẽ được tự quyết định ăn gì ngay từ đầu, từ đó cho phép trẻ khám phá thức ăn nhiều hơn.

Ưu điểm:

Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập sớm hơn. Trẻ có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn. Bé sẽ được tự do khám phá các mùi vị yêu thích. Trẻ có thể dễ dàng tham gia bữa ăn cùng mọi người trong gia đình.

Nhược điểm:

Bé tự ăn nên sẽ khó kiểm soát lượng thức ăn bé đã ăn được. Bé bắt đầu đã tập ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao. Mẹ tốn thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi trẻ ăn xong.

Ăn dặm phương pháp tự bé chỉ huy BLW

Ăn dặm BLW là bé sẽ tự ăn thức ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp với bé.

Ưu điểm:

Trẻ sẽ làm quen được nhiều loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển. Phương pháp ăn dặm này tốt cho thận của bé. Tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung ở bé.

Nhược điểm:

Tốn thời gian để dạy cho bé ngồi và cầm thìa. Chuẩn bị các loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian.

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, khi bắt đầu cho bé ăn dặm cần tuân theo các nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ ít loại đến nhiều loại. Các loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé ngày càng phát triển.

Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày để bé dần làm quen với ăn dặm. Ban đầu có thể là 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể kết hợp 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú và 3 bữa bột sền sệt. Thời gian sau chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày, nếu trẻ thèm bú thì cho bú thêm.

Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày để làm quen với ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Từ 9 – 11 tháng cần cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: tinh bột; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ, v.v. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Quá trình chế biến cho trẻ cần đảm bảo và không có các gia vị nóng, cay, mặn.

Giai đoạn cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng giúp bé phát triển toàn diện. Vậy nên, việc chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé phải đa dạng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo một vài thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi cùng với HUGGIES® nhé.

Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé

Cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm

Ăn dặm là một quá trình lâu dài, do đó, mẹ không cần phải vội vã đặt vấn đề trẻ mấy tháng ăn dặm rồi ép bé ăn. Mẹ nên tham khảo cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm sau:

Nếm thử đầu tiên

Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được làm quen với các loại thức ăn. Mẹ hãy cố gắng biến điều này thành một trải nghiệm tích cực cho trẻ bằng cách cho bé chơi, chạm và nếm thức ăn mới.

Thời gian khoảng một giờ sau khi bú sữa và khi bé không quá mệt thường là lúc thích hợp để cho bé thử thức ăn. Trộn thức ăn với một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé làm quen và dần chấp nhận.

Thức ăn đầu tiên thích hợp để bé nếm thử bao gồm:

Rau, củ quả chín mềm: Các mẹ có thể xay nhuyễn, nghiền các loại rau củ như bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, v.v. Các loại trái cây mềm xay nhuyễn/nghiền: Chuối, xoài, việt quất, mâm xôi, bơ, lê hoặc táo nấu chín, mận, đào, v.v Ngũ cốc: Bột yến mạch, gạo, hạt diêm mạch, hạt kê nấu chín, nghiền hoặc xay nhuyễn để trộn với một lượng nhỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bố mẹ nên bắt đầu với một vài thìa hoặc vài miếng mỗi ngày trong thời gian một tuần để xem bé muốn ăn nhiều hay ít. Đối với thức ăn mới mẹ hãy cho bé nếm thử mỗi ngày hoặc lâu hơn để bé cảm nhận được vị của thức ăn rồi mới chuyển sang loại thức ăn mới.

Cho bé nếm thử các loại trái cây mềm, xay nhuyễn hoặc nghiền (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sao cho đúng?

Hình thành chất rắn

Khi bé đã quen ăn thức ăn đặc, mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại hơn để từ từ tạo thành ba bữa ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo cung cấp các kết cấu khác nhau, không phải chỉ các loại thức ăn mềm xay nhuyễn mà mẹ có thể bắt đầu cho bé thử các loại rắn hơn bao gồm:

Thịt, gia cầm và cá: Loại bỏ xương và đảm bảo chúng mềm dễ ăn. Trứng được nấu chín kỹ. Các loại ngũ cốc và ngũ cốc có chứa gluten: mì ống, mì hộp và lúa mạch, v.v. Thức ăn nhẹ khác: Bánh gạo, bánh mì, rau củ, trái cây mềm và quả, hạt được nghiền mịn hoặc cho vào bơ hạt.

Lưu ý, mẹ không nên cho bé dưới 5 tuổi ăn các loại hạt nguyên hạt.

Ngoài ra, bố mẹ cần biết là vào khoảng 7-9 tháng, nhiều em bé có thể ăn ba bữa nhỏ mỗi ngày. Khoảng 9-11 tháng, nhiều trẻ có thể ăn các bữa ăn theo gia đình (được cắt thành từng miếng nhỏ). Hãy nhớ rằng mỗi em bé có nhu cầu ăn khác nhau, có thể là ăn nhiều hơn hoặc ít hơn nên phụ huynh hãy cố gắng theo dõi.

Tham khảo: Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Các thức ăn của trẻ khi ăn dặm cần chú ý một vài vấn đề sau:

Cần thêm một chút dầu ăn trong khi nấu đồ ăn dặm cho bé. Dầu ăn rất giàu năng lượng và có tác dụng hòa tan các chất khác giúp hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thu hơn. Trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi không nên thêm gia vị, nước mắm vào vì có thể gây hại cho thận. Các nguyên liệu cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không có sinh vật gây bệnh và tuyệt đối không sử dụng các hóa chất có hại. Giữ vệ sinh cho các loại dụng cụ làm bếp, đồ đựng thức ăn của trẻ. Thức ăn dặm chế biến cho trẻ cần cho bé ăn ngay trong 2 giờ.

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Chọn thực phẩm an toàn, sạch sẽ và giữ vệ sinh khi chế biến đồ ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thế nào cho đúng?

Một số thực phẩm mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn dặm

Mặc dù khuyến khích các bé phải ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng cũng có một số loại thực phẩm nên tránh là:

Mật ong: Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Vì trẻ có nguy cơ ngộ độc với mật ong – một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Trứng chưa nấu chín: Trứng chưa chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho trẻ. Sữa chưa tiệt trùng: Uống sữa chua thanh trùng, tiêu diệt vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho bé. Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối: Đường có thể làm hỏng răng và quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ. Các loại hạt: Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn vì nguy cơ hóc, mắc nghẹn. Sữa bò: Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ sữa bò vào thức ăn. Tuy nhiên, không bao giờ được dùng nó như một thức uống chính vì nó không cung cấp đủ chất sắt và chất dinh dưỡng cho bé.

Tham khảo: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?

Bài viết của HUGGIES® đã giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng ăn dặm cùng với những lưu ý kèm theo. Mẹ cũng cần chú ý quan sát phản ứng của cơ thể bé khi lần đầu tiên tiếp xúc với bất kỳ thực phẩm nào. Nếu có câu hỏi nào trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ hay gửi về Góc chuyên gia để được giải đáp sớm nhất.

Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết