Màu sắc và tính chất phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt?
Màu sắc, hình dáng phân của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu sau sinh thường rất đa dạng. Ở lần đi ngoài đầu tiên, bé sẽ đi phân su. Phân su có màu đen hoặc xanh đen, đặc sệt và không có mùi.
Sau khoảng 3 ngày, phân của bé sẽ chuyển sang màu nâu đậm, rồi chuyển sang cam, vàng hoặc nâu vàng vào cuối tuần đầu tiên nếu bé bú mẹ. Ngoài ra, phân trẻ sơ sinh bú mẹ cũng có thể có dạng hơi sệt, có hạt lợn cợn và có bọt.
Một số trẻ sơ sinh bú mẹ cũng hay gặp phải tình trạng bé đi phân hoa cà hoa cải. Đây là tình trạng trẻ đi ngoài phân vón cục, nhỏ màu vàng trên nền nước xanh. Thỉnh thoảng, phân của bé có thể có dịch nhầy và nước, thậm chí nước có thể chuyển sang màu xanh rêu, phân có mùi hơi chua và nồng. Tình trạng này cũng không có vấn đề gì, mẹ cũng không cần quá lo nếu bé vẫn bình thường, không sốt, ăn ngon, ngủ ngon…
Trẻ đi ngoài phân màu xanh lá nhạt, có bọt cũng thường gặp ở trẻ bú mẹ nếu bé bú sữa đầu nhiều hơn sữa cuối. Nguyên nhân có thể là do khi cho bé bú, bạn đổi bên ngực quá sớm. Ngoài ra, phân có màu xanh lá nhạt cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào khác thì nên đưa con đi khám sớm.
Trường hợp bé bú sữa công thức, phân của bé có thể có màu nâu vàng, vàng xanh. Bé cũng có thể đi ngoài phân có màu xanh lá đậm nếu sữa công thức có hàm lượng chất sắt cao. Ngoài ra, phân của bé cũng thường đặc sệt hơn và có mùi hơi nặng so với phân của bé bú mẹ.
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm (khoảng 6 tháng), phân của bé sẽ chuyển sang màu vàng sẫm, rắn và nặng mùi hơn, phân cũng có thể lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
Nhìn chung, màu phân của trẻ sơ sinh được xem là bình thường nếu có màu vàng, vàng nâu hoặc vàng xanh, mùi nhẹ, hơi sệt. Còn nếu phân của trẻ có những màu sắc khác lạ sau, bạn sẽ cần đưa trẻ đi khám:
- Phân của bé có màu trắng hoặc xám: Đây là dấu hiệu của các bệnh về gan, thường đi kèm vàng da. Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân trắng còn có thể là nhiễm khuẩn. Nếu bé đi ngoài phân trắng từ 2 lần trở lên thì cần đưa bé đi khám.
- Bé đi ngoài ra sợi máu: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi có thể đến từ tình trạng nứt hậu môn do bé bị táo bón. Còn nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy hoặc bé đi ngoài ra sợi máu thì có thể là do dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh Crohn.
- Phân có đốm đen: Có thể là do bé bú sữa mẹ lẫn máu do núm vú của bạn bị nứt hoặc chảy máu. Tình trạng này không đáng lo ngại nhưng nếu núm vú của bạn bình thường, bé lại đi ngoài phân đen thì có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa trên.
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào thì nên đi khám?
Bạn nên đưa bé đi khám nếu bé có dấu hiệu:
Tiêu chảy
Bé đi ngoài phân lỏng như nước hơn 2 ngày, số lần đi ngoài vượt quá mức kể trên hoặc bé đi ngoài nhiều lần đi kèm với các triệu chứng như:
Sốt hơn 38 độ C Phân có màu đen như hắc ín Trẻ sơ sinh đi ngoài ra dịch nhầy và máu Bé có dấu hiệu mất nước như mắt trũng xuống, ít đi tiểu Bé bỏ bú, hay quấy khóc, khó chịu, nôn ói…
Táo bón
Bé đi ngoài quá ít, thậm chí 3 – 5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Khi đi ngoài thường:
- Phân rất lớn, khô cứng khiến bé đi ngoài rất khó khăn, mệt mỏi và hay quấy khóc
- Bụng sưng to, trướng bụng, đau tức
- Phân có lẫn máu hoặc nếu nứt hậu môn, trẻ có thể đi ngoài ra máu tươi.
Nếu tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi xuất hiện hơn 2 lần, bạn nên đưa bé đi khám.
Việc quan sát phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm nhiều bệnh lý ở trẻ trong những tháng đầu đời. Trong thời gian này, phân của bé sẽ trải qua rất nhiều thay đổi, điều này là hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu của sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc bạn vẫn còn băn khoăn, nghi ngờ, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám.
Màu sắc và tính chất phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt?
Màu sắc, hình dáng phân của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu sau sinh thường rất đa dạng. Ở lần đi ngoài đầu tiên, bé sẽ đi phân su. Phân su có màu đen hoặc xanh đen, đặc sệt và không có mùi.
Sau khoảng 3 ngày, phân của bé sẽ chuyển sang màu nâu đậm, rồi chuyển sang cam, vàng hoặc nâu vàng vào cuối tuần đầu tiên nếu bé bú mẹ. Ngoài ra, phân trẻ sơ sinh bú mẹ cũng có thể có dạng hơi sệt, có hạt lợn cợn và có bọt.
Một số trẻ sơ sinh bú mẹ cũng hay gặp phải tình trạng bé đi phân hoa cà hoa cải. Đây là tình trạng trẻ đi ngoài phân vón cục, nhỏ màu vàng trên nền nước xanh. Thỉnh thoảng, phân của bé có thể có dịch nhầy và nước, thậm chí nước có thể chuyển sang màu xanh rêu, phân có mùi hơi chua và nồng. Tình trạng này cũng không có vấn đề gì, mẹ cũng không cần quá lo nếu bé vẫn bình thường, không sốt, ăn ngon, ngủ ngon…
Trẻ đi ngoài phân màu xanh lá nhạt, có bọt cũng thường gặp ở trẻ bú mẹ nếu bé bú sữa đầu nhiều hơn sữa cuối. Nguyên nhân có thể là do khi cho bé bú, bạn đổi bên ngực quá sớm. Ngoài ra, phân có màu xanh lá nhạt cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào khác thì nên đưa con đi khám sớm.
Trường hợp bé bú sữa công thức, phân của bé có thể có màu nâu vàng, vàng xanh. Bé cũng có thể đi ngoài phân có màu xanh lá đậm nếu sữa công thức có hàm lượng chất sắt cao. Ngoài ra, phân của bé cũng thường đặc sệt hơn và có mùi hơi nặng so với phân của bé bú mẹ.
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm (khoảng 6 tháng), phân của bé sẽ chuyển sang màu vàng sẫm, rắn và nặng mùi hơn, phân cũng có thể lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
Nhìn chung, màu phân của trẻ sơ sinh được xem là bình thường nếu có màu vàng, vàng nâu hoặc vàng xanh, mùi nhẹ, hơi sệt. Còn nếu phân của trẻ có những màu sắc khác lạ sau, bạn sẽ cần đưa trẻ đi khám:
- Phân của bé có màu trắng hoặc xám: Đây là dấu hiệu của các bệnh về gan, thường đi kèm vàng da. Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân trắng còn có thể là nhiễm khuẩn. Nếu bé đi ngoài phân trắng từ 2 lần trở lên thì cần đưa bé đi khám.
- Bé đi ngoài ra sợi máu: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi có thể đến từ tình trạng nứt hậu môn do bé bị táo bón. Còn nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy hoặc bé đi ngoài ra sợi máu thì có thể là do dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh Crohn.
- Phân có đốm đen: Có thể là do bé bú sữa mẹ lẫn máu do núm vú của bạn bị nứt hoặc chảy máu. Tình trạng này không đáng lo ngại nhưng nếu núm vú của bạn bình thường, bé lại đi ngoài phân đen thì có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa trên.
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào thì nên đi khám?
Bạn nên đưa bé đi khám nếu bé có dấu hiệu:
Tiêu chảy
Bé đi ngoài phân lỏng như nước hơn 2 ngày, số lần đi ngoài vượt quá mức kể trên hoặc bé đi ngoài nhiều lần đi kèm với các triệu chứng như:
Sốt hơn 38 độ C Phân có màu đen như hắc ín Trẻ sơ sinh đi ngoài ra dịch nhầy và máu Bé có dấu hiệu mất nước như mắt trũng xuống, ít đi tiểu Bé bỏ bú, hay quấy khóc, khó chịu, nôn ói…
Táo bón
Bé đi ngoài quá ít, thậm chí 3 – 5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Khi đi ngoài thường:
- Phân rất lớn, khô cứng khiến bé đi ngoài rất khó khăn, mệt mỏi và hay quấy khóc
- Bụng sưng to, trướng bụng, đau tức
- Phân có lẫn máu hoặc nếu nứt hậu môn, trẻ có thể đi ngoài ra máu tươi.
Nếu tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi xuất hiện hơn 2 lần, bạn nên đưa bé đi khám.
Việc quan sát phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm nhiều bệnh lý ở trẻ trong những tháng đầu đời. Trong thời gian này, phân của bé sẽ trải qua rất nhiều thay đổi, điều này là hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu của sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc bạn vẫn còn băn khoăn, nghi ngờ, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi