Trẻ sơ sinh tăng cân nhanh có nguy hiểm không – Huggies

Trẻ thừa cân rõ ràng có nhiều tác động đến sức khỏe. Những vấn đề cần lưu ý là cách xác định trẻ thừa cân hay không, các nguyên nhân, xem xét chế độ ăn uống, việc áp dụng ăn kiêng và khuyến khích vận động.

Hậu quả phổ biến nhất của bệnh béo phì ở trẻ em (và vị thành niên) là một bề ngoài và lòng tự trọng bị ảnh hưởng. Béo phì có tác động đến sức khỏe trẻ em, bao gồm huyết áp cao và cholesterol trong máu cao, lượng đường trong máu tăng, tiểu đường loại II, vấn đề về khớp, ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, và gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, điều QUAN TRỌNG cần lưu ý rằng sự tăng trưởng và phát triển vẫn là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với sức khỏe trẻ em.

Khi nào thì trẻ thừa cân?

Lượng chất béo cơ thể của một em bé thường tăng lên trong 12 tháng đầu đời – vì trên 50% sữa mẹ là chất béo. Tuy nhiên, lượng chất béo giảm xuống khi trẻ đến tuổi biết đi và đặc biệt là những năm mẫu giáo, trước khi tăng trở lại khi trẻ đến tuổi vị thành niên. Có bảng xếp hạng đặc biệt cho trẻ em từ 2-20 tuổi được thiết kế để đánh giá nguy cơ của một trẻ thừa cân (xem chỉ số BMI dưới đây). Xếp loại một đứa trẻ bị thừa cân là nhạy cảm nên ngay cả các chuyên gia cũng rất thận trọng khi làm việc đó.

Lưu ý rằng những đứa trẻ mũm mĩm/đầy đặn không nhất thiết sẽ trở thành một người trưởng thành thừa cân, nhưng nếu các trẻ này tiếp tục xu hướng này trong độ tuổi đi học thì khả năng này sẽ gia tăng.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Làm thế nào để kiểm tra béo phì ở trẻ em?

Làm sao để biết bé có bị thừa cân?

Chỉ số khối cơ thể, thường được gọi là BMI, là thước đo chuẩn được sử dụng để đánh giá trọng lượng cơ thể ở cả trẻ em và người trưởng thành (mặc dù có những bảng xếp hạng khác nhau cho hai nhóm người này). BMI chỉ đơn giản là tỷ lệ trọng lượng – chiều cao của bạn. Đối với trẻ em (2-20 tuổi), có một tập hợp các bảng xếp hạng chỉ số BMI liên quan đến độ tuổi.

Trang web Sở Y tế NSW có một bảng để tính chỉ số BMI cho trẻ em và thanh niên. Xem thêm các liên kết hữu ích ở cuối trang này.

Một em bé có thể trở thành trẻ thừa cân?

Đây là một quyết định khó khăn đối với các bác sĩ nhi. Cho dù có trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh, cân nặng vượt quá mức trong bảng xếp hạng phần trăm, nhưng nếu bé được bú sữa mẹ thì có rất ít nguy cơ bé bị thừa chất béo. Trẻ bú sữa mẹ thường có chế độ ăn uống được kiểm soát tốt, nên có ảnh hưởng tích cực đối với trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh vào ban đầu có thể gặp nguy hiểm và cần được theo dõi sức khỏe. Bằng chứng cho thấy rằng xu hướng trọng lượng trong những tháng đầu đời có thể là một chỉ số quan trọng của các vấn đề sức khỏe sau này, vì vậy hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Một số lý do khiến trẻ trở nên thừa cân là gì?

Có nhiều lý do, do yếu tố di truyền hoặc do môi trường. Bệnh tật và đôi khi thuốc cũng có thể là nguyên nhân. Thường thì nó không phải là một lý do duy nhất mà là một sự kết hợp. Mọi đứa trẻ đều khác nhau và không có hai tình huống giống nhau.

Một số các yếu tố nguy cơ bao gồm

Cách cho trẻ sơ sinh ăn:

• Bé bú sữa mẹ có thể ngăn sự phát triển của bệnh béo phì.

Cha mẹ béo phì, cách thức ăn uống, và thái độ:

• Trẻ sơ sinh con của cha mẹ béo phì có gấp hai lần khả năng trở thành người trưởng thành béo phì.

Việc một số phụ huynh khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn mức cần thiết có thể dẫn đến tăng cân trong một số trường hợp.

Nhiều cha mẹ thường dỗ con mình, đặc biệt là khi bé không khỏe, bằng cách cho con ăn món bé ưa thích,ái dụ như sô cô la. Nếu điều này chỉ thính thoảng thì không phải là vấn đề. Nhưng nếu nó trở thành thói quen, và những thức ăn thêm này dần dần thay thế các thực phẩm lành mạnh thì đáng báo động.

Tham khảo: Các món ăn dinh dưỡng cho bé

Dấu hiệu thèm ăn bị thay đổi:

• Việc ăn uống bị hạn chế có thể khiến em bé đánh mất dấu hiệu đói tự nhiên, thay vào đó bé ăn bất cứ khi nào được cho ăn, do đó khuyến khích xu hướng ăn quá nhiều sau này (hoặc ngay sau khi việc ăn không còn bị hạn chế).

Thành phần dinh dưỡng:

• Một chế độ ăn uống có nhiều chất béo và ít chất bột đường hoặc ít đạm có thể làm thay đổi tín hiệu đói đến não, dẫn đến nguy cơ ăn quá nhiều. Chúng ta nên xem xét cẩn thận thành phần dinh dưỡng của món ăn. Đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm giàu đạm là việc cần thiết trong vần đề kiểm soát cân nặng.

Chế độ ăn uống cho trẻ

Tầm quan trọng của thói quen ban đầu

Hãy để cho con bạn tự điều chỉnh chế độ ăn của trẻ. Cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm lành mạnh để trẻ lựa chọn (nhưng nhớ rằng thực phẩm ít chất béo không thích hợp cho trẻ nhỏ). Tất nhiên, điều này không có nghĩa là cho phép trẻ ăn cả ngày mà đều đặn khoảng 5-6 lần mỗi ngày. Bạn sẽ cần phải chú ý đến tín hiệu khi trẻ đói và no để tránh cho ăn quá ít hoặc quá nhiều để trẻ nhỏ duy trì cách thức ăn uống lành mạnh.

Một số điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm để giảm khả năng thừa cân hoặc béo phì là:

• Khuyến khích các hoạt động thể chất thường xuyên (hiệu quả nhất là bạn làm gương cho trẻ noi theo). • Cho trẻ bú mẹ. • Cung cấp một chế độ ăn của trẻ giàu chất xơ như rau, hoa quả, các loại hạt còn nguyên cám, các loại đậu và hạt. Một chế độ ăn uống như vậy cũng có thể có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại II.

Điều đáng quan tâm: nước giải khát.

Nước giải khát (các loại nước ngọt có gas) trung bình có khoảng 8 muỗng cà phê đường, vì vậy tốt nhất hãy tránh xa chúng nếu bạn không muốn con mình mắc bệnh béo phì ở trẻ em. Hãy nhớ rằng đường không biến thành chất béo trong cơ thể mà nó khiến cơ thể giữ lại chất béo. Đường cũng là một nhiên liệu nhanh, nó ngăn chặn cơ thể đốt cháy chất béo để tạo năng lượng, dẫn đến việc tăng mỡ cơ thể.

Còn thức ăn vặt?

Thức ăn vặt là những thức ăn không cần thiết cho sức khỏe. Chúng thường có nhiều chất béo, đường, muối, và ít chất xơ nên khiến cho trẻ thừa cân. Chỉ nên thỉnh thoảng cho trẻ ăn vặt, và ăn ít. Nếu trẻ từng được ăn vặt nhiều, việc ngưng đột ngột sẽ khó thành công. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách giảm dần thức ăn vặt và thay thế bằng thực phẩm lành mạnh hơn.

Thức ăn vặt bao gồm:

• Kẹo. • Sô cô la. • Bánh quy, bánh ngọt. • Bánh nhân thịt. • Các loại bánh snack đóng gói (khoai tây chiên lát mỏng, phồng tôm…). • Bánh pizza nhiều chất béo, khoai tây chiên và các thực phẩm chiên. • Nước ngọt có gas.

Nghĩa là trẻ sẽ không được ăn những món yêu thích nữa?

Nếu trẻ đòi ăn vặt, bạn có thể nói “Nếu con ăn uống đàng hoàng, thỉnh thoảng con sẽ được ăn vặt”. Với một chế độ ăn uống lành mạnh, thức ăn vặt sẽ ít có khả năng gây vấn đề và gây cho trẻ thừa cân. Vì vậy, ăn uống lành mạnh không có nghĩa là hoàn hảo và hoàn toàn bỏ qua những thức ăn không-được-tốt khác!

Mách nhỏ: Thức ăn nhẹ dinh dưỡng cho bé

Không phải quà vặt nào cũng là không tốt cho trẻ. Bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng nước ép hoặc sinh tố trái cây, các loại bánh ngọt hoặc bánh nhân thịt chất lượng cũng có thể là một lựa chọn tốt miễn là chúng không phải là một phần của chế độ ăn uống thường xuyên.

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ rằng con tôi đang bị thừa cân?

Đừng bao giờ hạn chế chế độ ăn uống của trẻ hoặc bắt trẻ ăn kiêng. Nếu bạn lo lắng về cân nặng của trẻ, hãy gặp bác sĩ trước khi quyết định.

Đáng chú ý là tổng lượng calo chúng ta thu nạp không thay đổi nhiều, mà là lượng calo nhận được từ chất béo. Thêm vào đó là lối sống ngày càng ít vận động của chùng ta. Lúc này nguyên nhân gia tăng bệnh béo phì trở nên khá rõ ràng. Sự ít vận động khiến bạn lưu trữ nhiều chất béo hơn bạn đốt cháy, cơ thể của bạn hoạt động với tốc độ chậm hơn, và ít đốt chất béo hơn.

Tại sao tôi không nên để con ăn kiêng?

Việc ăn kiêng của trẻ thừa cân không nên do cha mẹ mà nên do chuyên gia dinh dưỡng cho bé quyết định. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ nhận thấy việc ăn kiêng cuối cùng trở nên không cần thiết. Hơn thế nữa, không nên để trẻ nhỏ đi theo chế độ ăn ít béo của gia đình bạn vì nó có thể gây hại.

Chế độ ăn của trẻ ít chất béo phải được các bác sĩ giám sát chặt chẽ. Hạn chế lượng thức ăn, tổng lượng năng lượng thu nạp, hạn chế chất béo trong chế độ ăn uống và kiểm soát quá mức chế độ ăn uống cũng như chế độ dinh dưỡng cho bé có thể tác động nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, cũng như sự hình thành thói quen và thái độ ăn uống lành mạnh.

Có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để trẻ học cách điều chỉnh lượng thức ăn/năng lượng thu nạp của mình ngay từ đầu. Trẻ em cần được khuyến khích nhận biết các dấu hiệu đói và no của chính mình. Cha mẹ cần tin vào khả năng trẻ biết tự điều tiết, và hiểu được tầm quan trọng của thói quen và thái độ ăn uống trong gia đình. Vai trò quan trọng của cha mẹ là cẩn thận chuẩn bị một chế độ ăn của trẻ để biết cho trẻ ăn những thức ăn gì!

Vận động nhiều hơn.

Hầu hết chúng ta nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động thể chất và tác động tích cực của nó đối với sức khỏe (tim, xương, v.v…) và sự phát triển (thể chất, tình cảm và xã hội). Trẻ vận động nhiều có thể phát triển sự tự tin, kỹ năng xã hội và có nhiều cơ hội để biểu hiện cảm xúc, từ đó dẫn đến củng cố lòng tự trọng và bề ngoài khỏe mạnh. Vận động quan trọng đến mức nó là một yếu tố trong trong hầu hết các Kim tự tháp hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh. Đáng chú ý là, ít vận động có liên quan nhiều với thừa cân và béo phì ở trẻ em hơn năng lượng tiêu thụ.

TV có ảnh hưởng gì không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa trẻ thừa cân và thời gian chúng xem TV. Trước nhất, vì trẻ xem truyền hình thay vì vận động, tỷ lệ trao đổi chất giảm xuống. Thứ hai, trẻ thừa cân tiếp xúc với nhiều quảng cáo thực phẩm. Nhưng truyền hình không phải là thủ phạm duy nhất: bất kỳ sự ít vận động nào cũng ảnh hưởng sự phát triển lành mạnh của con bạn.

Làm thế nào để trẻ vận động nhiều hơn?

Cách giúp trẻ vận động nhiều hơn

Sự vận động nên hợp với sở thích của trẻ, giúp chúng làm chủ những kỹ năng mới và có được sự tự tin. Chơi đùa tự do (mà trẻ em thường chơi một cách tự nhiên) là thực sự quan trọng. Và hãy luôn luôn là một tấm gương tích cực cho con bạn.

Một số ý tưởng vận động đơn giản bao gồm:

• Nhảy múa theo nhạc vui nhộn. Trẻ nhỏ thường thích cơ hội được vui đùa với bố mẹ. • Chơi trốn tìm hoặc rồng rắn lên mây. • Trò đuổi bắt. • Trò chơi với bóng – ném và bắt, lăn và thăng bằng trên quả bóng. • Xây lâu đài từ khăn trải giường, leo trèo và nhảy qua. • Vào mùa khô, hãy thường xuyên ra sân chơi. • Rủ các cha mẹ và trẻ khác chơi cùng.

Chú ý: cần giám sát tất cả các hoạt động có khả năng gây tai nạn (với trẻ em hoặc các thiết bị).

Lưu ý rằng đối với một số trẻ em – đặc biệt là trẻ thừa cân hoặc béo phì – hoạt động thể chất có thể là một thử thách cả về mặt cảm xúc và thể chất. Bất kỳ loại hoạt động nào cũng có thể gây thử thách cho lòng tự trọng cũng như cơ thể của trẻ. Khuyến khích hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo với gia đình, và các hoạt động có liên quan đến chơi đùa tự nhiên, ví dụ như chơi với chó, đi xe đạp… để giảm bớt trở ngại khi trẻ mới bắt đầu. Hãy cẩn thận với các hoạt động gây nhiều áp lực lên khớp, dây chằng và các cơ quan khác, ví dụ: chạy bộ (thậm chí chạy bộ chậm) và các môn thể dục nặng khác.

Điều quan trọng là trẻ cần vận động, giảm xem TV và thay thế bằng những trò chơi thú vị. Nhiều cha mẹ ngạc nhiên khi phát hiện rằng con mình thực ra thích chơi đùa hơn xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử, nhất là khi có bố mẹ tham gia. Để có hiệu quả, hãy thiết lập các mục tiêu nhỏ, có thể đạt được, và khuyến khích trẻ vui chơi vận động vì ưa thích chứ không phải vì phần thưởng.