Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là do một phần nội tạng ở ổ bụng chui ra ngoài theo đường lỗ rốn và tạo thành một khối lồi lên ở vùng bụng của bé. Lúc trẻ vặn mình để đi đại tiện, ba mẹ sẽ thấy rốn của con bị lồi rõ rệt hơn.
1Vì sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi?
Tìm hiểu vì sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Nguồn: freepik
Như đã nói, thoát vị rốn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Vậy, thoát vị rốn là gì? Thoát vị rốn là vị trí của một số phần nội tạng bên trong cơ thể trẻ di chuyển khỏi vị trí ban đầu và chui ra ngoài lỗ rốn, tạo thành một phần lồi lên ngay rốn ở bụng trẻ.
Tình trạng thoát vị rốn xảy ra ở trẻ sơ sinh là do khi mới sinh, rốn của trẻ vừa được cắt nên chưa lành hẳn và còn hở, vì thế dẫn đến rốn trẻ sơ sinh bị lồi.
2Cách nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị lồi
Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh bị lồi rốn phải làm sao, ba mẹ hãy cùng nhận biết những dấu hiệu cho thấy rốn trẻ sơ sinh bị lồi, sau đây:
- Có một khối phình ra ngay khu vực rốn.
- Dùng tay ấn nhẹ, có thể cảm nhận phần rốn trẻ sơ sinh bị lồi thụt vào trong.
- Khi trẻ hoạt động mạnh như: ho, khóc lớn, phình bụng… sẽ thấy rõ nhất phần lồi ở khu vực rốn của trẻ.
- Kích thước phần rốn bị lồi chỉ khoảng 2,5cm. Ở mỗi trẻ khác nhau thì kích thước này sẽ khác nhau.
- Khi trẻ ngủ hoặc thư giãn: phần rốn lồi có thể nhỏ đi hoặc biến mất và khó nhìn thấy bằng mắt thường.
- Trẻ không cảm thấy đau. Đây là dấu hiệu khá khó khăn để phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Do trẻ không có phản ứng gì về vùng rốn bị lồi (vì không bị đau) nên cha mẹ sẽ khó phát hiện nếu không biết và để ý kỹ.
Hình dáng khi rốn trẻ sơ sinh bị lồi
3Trẻ sơ sinh bị rốn lồi có nguy hiểm không?
Khi bị thoát vị rốn và gây nên tình trạng rối trẻ sơ sinh bị lồi thì trẻ sẽ không bị đau, thường không phải chịu các biến chứng nguy hiểm nào về sau này ngay cả khi không phát hiện và điều trị sớm.
Trong nhiều trường hợp, rốn trẻ sơ sinh bị lồi hầu như không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, việc rốn trẻ bị lồi ra ngoài, đặc biệt là với những bé gái, khi lớn lên có thể gây mất thẩm mỹ và bé gái có thể trở nên tự ti vì khuyết điểm đó trên cơ thể của mình.
Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp khác, rốn trẻ sơ sinh bị lồi có thể là biểu hiện của một loại bệnh khác có tên là thoát vị nghẹt, bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện sớm.
Vậy thoát vị nghẹt là gì? Đây là tình trạng ruột bị mắc kẹt ở vùng thoát vị rốn. Khi bị thoát vị nghẹt trẻ có biểu hiện đau, nôn trớ, chướng bụng ngay vùng rốn. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Không được tự ý xử lý tại nhà vì có thể làm không đúng cách và gây nhiễm trùng dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn nữa.
4Phương pháp điều trị thoát vị rốn ở trẻ
Nếu nhận thấy những dấu hiệu cho biết rằng trẻ bị thoát vị rốn hay rốn bị lồi. Vậy thì, cách điều trị cho trẻ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi do thoát vị rốn thường sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần lên, có trẻ sẽ khỏi khi được 1 tuổi nhưng cũng có trẻ đến khi đủ 4 – 5 tuổi thì phần rốn lồi mới xẹp dần và thu vào trong.
Thời điểm rốn trẻ sơ sinh bị lồi sẽ tự khỏi là khi vòng rốn đóng lại, khi đó trẻ sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu đến độ 4 – 5 tuổi mà vòng rốn vẫn chưa đóng lại hẳn và có một số biểu hiện sau đây, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được phẫu thuật kịp thời:
- Vòng rốn vẫn chưa đóng lại khi bé đã được 5 tuổi hoặc trên 5 tuổi.
- Phần rốn trẻ sơ sinh bị lồi phình to hơn hoặc gây khó chịu cho trẻ.
- Da xung quanh vùng thoát vị rốn có dấu hiệu sưng tấy hoặc đỏ bất thường.
- Trẻ bị sốt, quấy khóc do đau tại vùng thoát vị rốn, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được.
- Trẻ cần được phẫu thuật nhanh nhất có thể nếu bị thoát vị nghẹt (như đã nói ở trên, đây là trường hợp rất hiếm)
- Tùy vào tình trạng sức khỏe, trẻ có thể xuất viện và về nhà để được chăm sóc ngay sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật nếu thoát vị rốn không tự khỏi khi bé đạt 5 tuổi. Nguồn: freepik
5Hướng dẫn cha mẹ cách phòng tránh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy nên việc phòng tránh rốn trẻ sơ sinh bị lồi ngay từ ban đầu là hết sức cần thiết. Vừa không gây mất thẩm mỹ cho trẻ, vừa tránh được những nguy cơ xấu tiềm ẩn về sau này.
Cụ thể các cách phòng tránh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết, đó là:
- Tránh để trẻ gào khóc hoặc la lớn: điều này để tránh các áp lực tác động lên vùng thoát vị rốn của trẻ, tránh tình trạng rốn ngày càng phình to hơn do các áp lực đó gây nên. Vì vậy, hãy dỗ dành trẻ để trẻ nín nhanh và không gào lớn.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ chất xơ: đây là cách giúp trẻ tránh bị táo bón – nguyên nhân dễ khiến thoát vị rốn ở trẻ. Để cung cấp thêm chất xơ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn súp khoai lang, rau xanh say nhuyễn,… để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng thêm sữa công thức ngoài có chứa nhiều chất xơ.
- Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng rốn của trẻ mỗi ngày.
- Có thể dùng đồng xu nếu rốn lồi không quá to. Cách này sẽ có hiệu quả làm giảm tình trạng rốn trẻ bị lồi từ 1 – 3 tháng.
Cách thực hiện phương pháp sử dụng đồng xu như sau:
- Bước 1: Sau khi tắm xong, để trẻ nằm yên.
- Bước 2: Sử dụng miếng gạc để bọc đồng xu và đặt lên vùng thoát vị rốn.
- Bước 3: Dùng băng chun quấn quanh bụng trẻ để cố định đồng xu. Chỉ cần quấn vừa đủ để cố định đồng xu, không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng.
- Bước 4: Nên giữ nguyên đồng xu ở lâu trên vùng rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Và để tránh trẻ bị hăm, có thể thay băng 2 lần/ngày.
6Đôi lời từ AVAKids
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi, trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn thường sẽ không gây nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không vì đó mà chủ quan xem nhẹ các dấu hiệu. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, cha mẹ đã biết cách phòng tránh hiệu quả.
Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Ngọc Hà
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là do một phần nội tạng ở ổ bụng chui ra ngoài theo đường lỗ rốn và tạo thành một khối lồi lên ở vùng bụng của bé. Lúc trẻ vặn mình để đi đại tiện, ba mẹ sẽ thấy rốn của con bị lồi rõ rệt hơn.
1Vì sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi?
Tìm hiểu vì sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Nguồn: freepik
Như đã nói, thoát vị rốn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Vậy, thoát vị rốn là gì? Thoát vị rốn là vị trí của một số phần nội tạng bên trong cơ thể trẻ di chuyển khỏi vị trí ban đầu và chui ra ngoài lỗ rốn, tạo thành một phần lồi lên ngay rốn ở bụng trẻ.
Tình trạng thoát vị rốn xảy ra ở trẻ sơ sinh là do khi mới sinh, rốn của trẻ vừa được cắt nên chưa lành hẳn và còn hở, vì thế dẫn đến rốn trẻ sơ sinh bị lồi.
2Cách nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị lồi
Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh bị lồi rốn phải làm sao, ba mẹ hãy cùng nhận biết những dấu hiệu cho thấy rốn trẻ sơ sinh bị lồi, sau đây:
- Có một khối phình ra ngay khu vực rốn.
- Dùng tay ấn nhẹ, có thể cảm nhận phần rốn trẻ sơ sinh bị lồi thụt vào trong.
- Khi trẻ hoạt động mạnh như: ho, khóc lớn, phình bụng… sẽ thấy rõ nhất phần lồi ở khu vực rốn của trẻ.
- Kích thước phần rốn bị lồi chỉ khoảng 2,5cm. Ở mỗi trẻ khác nhau thì kích thước này sẽ khác nhau.
- Khi trẻ ngủ hoặc thư giãn: phần rốn lồi có thể nhỏ đi hoặc biến mất và khó nhìn thấy bằng mắt thường.
- Trẻ không cảm thấy đau. Đây là dấu hiệu khá khó khăn để phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Do trẻ không có phản ứng gì về vùng rốn bị lồi (vì không bị đau) nên cha mẹ sẽ khó phát hiện nếu không biết và để ý kỹ.
Hình dáng khi rốn trẻ sơ sinh bị lồi
3Trẻ sơ sinh bị rốn lồi có nguy hiểm không?
Khi bị thoát vị rốn và gây nên tình trạng rối trẻ sơ sinh bị lồi thì trẻ sẽ không bị đau, thường không phải chịu các biến chứng nguy hiểm nào về sau này ngay cả khi không phát hiện và điều trị sớm.
Trong nhiều trường hợp, rốn trẻ sơ sinh bị lồi hầu như không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, việc rốn trẻ bị lồi ra ngoài, đặc biệt là với những bé gái, khi lớn lên có thể gây mất thẩm mỹ và bé gái có thể trở nên tự ti vì khuyết điểm đó trên cơ thể của mình.
Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp khác, rốn trẻ sơ sinh bị lồi có thể là biểu hiện của một loại bệnh khác có tên là thoát vị nghẹt, bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện sớm.
Vậy thoát vị nghẹt là gì? Đây là tình trạng ruột bị mắc kẹt ở vùng thoát vị rốn. Khi bị thoát vị nghẹt trẻ có biểu hiện đau, nôn trớ, chướng bụng ngay vùng rốn. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Không được tự ý xử lý tại nhà vì có thể làm không đúng cách và gây nhiễm trùng dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn nữa.
4Phương pháp điều trị thoát vị rốn ở trẻ
Nếu nhận thấy những dấu hiệu cho biết rằng trẻ bị thoát vị rốn hay rốn bị lồi. Vậy thì, cách điều trị cho trẻ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi do thoát vị rốn thường sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần lên, có trẻ sẽ khỏi khi được 1 tuổi nhưng cũng có trẻ đến khi đủ 4 – 5 tuổi thì phần rốn lồi mới xẹp dần và thu vào trong.
Thời điểm rốn trẻ sơ sinh bị lồi sẽ tự khỏi là khi vòng rốn đóng lại, khi đó trẻ sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu đến độ 4 – 5 tuổi mà vòng rốn vẫn chưa đóng lại hẳn và có một số biểu hiện sau đây, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được phẫu thuật kịp thời:
- Vòng rốn vẫn chưa đóng lại khi bé đã được 5 tuổi hoặc trên 5 tuổi.
- Phần rốn trẻ sơ sinh bị lồi phình to hơn hoặc gây khó chịu cho trẻ.
- Da xung quanh vùng thoát vị rốn có dấu hiệu sưng tấy hoặc đỏ bất thường.
- Trẻ bị sốt, quấy khóc do đau tại vùng thoát vị rốn, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được.
- Trẻ cần được phẫu thuật nhanh nhất có thể nếu bị thoát vị nghẹt (như đã nói ở trên, đây là trường hợp rất hiếm)
- Tùy vào tình trạng sức khỏe, trẻ có thể xuất viện và về nhà để được chăm sóc ngay sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật nếu thoát vị rốn không tự khỏi khi bé đạt 5 tuổi. Nguồn: freepik
5Hướng dẫn cha mẹ cách phòng tránh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy nên việc phòng tránh rốn trẻ sơ sinh bị lồi ngay từ ban đầu là hết sức cần thiết. Vừa không gây mất thẩm mỹ cho trẻ, vừa tránh được những nguy cơ xấu tiềm ẩn về sau này.
Cụ thể các cách phòng tránh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết, đó là:
- Tránh để trẻ gào khóc hoặc la lớn: điều này để tránh các áp lực tác động lên vùng thoát vị rốn của trẻ, tránh tình trạng rốn ngày càng phình to hơn do các áp lực đó gây nên. Vì vậy, hãy dỗ dành trẻ để trẻ nín nhanh và không gào lớn.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ chất xơ: đây là cách giúp trẻ tránh bị táo bón – nguyên nhân dễ khiến thoát vị rốn ở trẻ. Để cung cấp thêm chất xơ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn súp khoai lang, rau xanh say nhuyễn,… để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng thêm sữa công thức ngoài có chứa nhiều chất xơ.
- Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng rốn của trẻ mỗi ngày.
- Có thể dùng đồng xu nếu rốn lồi không quá to. Cách này sẽ có hiệu quả làm giảm tình trạng rốn trẻ bị lồi từ 1 – 3 tháng.
Cách thực hiện phương pháp sử dụng đồng xu như sau:
- Bước 1: Sau khi tắm xong, để trẻ nằm yên.
- Bước 2: Sử dụng miếng gạc để bọc đồng xu và đặt lên vùng thoát vị rốn.
- Bước 3: Dùng băng chun quấn quanh bụng trẻ để cố định đồng xu. Chỉ cần quấn vừa đủ để cố định đồng xu, không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng.
- Bước 4: Nên giữ nguyên đồng xu ở lâu trên vùng rốn trẻ sơ sinh bị lồi. Và để tránh trẻ bị hăm, có thể thay băng 2 lần/ngày.
6Đôi lời từ AVAKids
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi, trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn thường sẽ không gây nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không vì đó mà chủ quan xem nhẹ các dấu hiệu. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, cha mẹ đã biết cách phòng tránh hiệu quả.
Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Ngọc Hà
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi