Trong quá trình mọc răng sữa sẽ gây không ít triệu chứng khó chịu cho trẻ, thậm chí nhiều trẻ còn có tình trạng nóng sốt. Vậy trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Bố mẹ cần làm gì để giảm đau cho trẻ?
I. Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu quá trình mọc răng. Hoặc cũng có bé 5 tháng mọc răng hoặc mọc muộn hơn khi được 9 hoặc 10 tháng tuổi.
Đến khi trẻ 30 – 33 tháng tuổi quá trình mọc răng sẽ kết thúc với hệ răng sữa hoàn thiện gồm 20 chiếc chia đều ở 2 hàm.
Những chiếc răng sữa sẽ giúp trẻ có thể ăn nhai được nhiều món hơn, nhai nghiền, cắn xé thức ăn đủ nhỏ giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất cần thiết để phát triển một cách tốt nhất.
Trẻ mọc răng bị sốt là tình trạng rất hay gặp phải khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Triệu chứng nóng sốt vẫn có thể diễn ra ở những lần mọc răng tiếp theo.
Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi hẳn. Các bác sĩ đã có lý giải về vấn đề này như sau:
Về cơ bản, triệu chứng nóng sốt khi mọc răng ở trẻ sẽ diễn ra khoảng 3 – 4 ngày là có thể tự khỏi khi răng đã trồi lên khỏi nướu.
Một số trẻ có cơ địa sức khỏe tốt, được chăm sóc đúng cách sẽ khỏi sốt khá nhanh chỉ sau 1 – 2 ngày mà không gặp các dấu hiệu gì quá khó chịu.
Thực tế mọc răng không phải là tác nhân chính gây sốt. Tình trạng sốt mọc răng là do vùng nướu bị kích thích, bong nứt ra để răng mọc trồi lên phía trên. Từ đó có thể tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây sưng đau, viêm quanh nướu.
Bên cạnh đó, giai đoạn này trẻ cảm thấy khá bứt rứt, khó chịu ở nướu nên có xu hướng cho tay vào miệng hoặc gặm, cắn nhiều vật dụng để thấy thoải mái.
Nếu tay và các vật dụng trẻ đưa vào miệng không đảm bảo vệ sinh sẽ tăng khả năng bị nhiễm khuẩn. Theo phản xạ tự nhiên của miễn dịch cơ thể thì sẽ gây nóng sốt để chống lại vi khuẩn gây hại. Với hiện tượng sốt này sẽ không nguy hiểm nhiều.
II. Biểu hiện của sốt mọc răng ở trẻ
Cần phân biệt cụ thể giữa tình trạng trẻ sốt do mọc răng hay chỉ là cảm sốt thông thường. Dựa trên từng nguyên nhân sẽ có các cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
Sốt mọc răng ở trẻ theo dõi thân nhiệt thường dao động từ 38 – 38.5 độ. Với những trẻ sốt cao trên 39 độ kéo dài rất có thể là do đã nhiễm các căn bệnh khác nên cần phải hết sức cẩn trọng để khám chữa kịp thời.
Ngoài dấu hiệu nóng sốt, các bé khi mọc răng cũng sẽ có một số biểu hiện đặc trưng khác như:
Ngay cả ban đêm trẻ cũng quấy khóc nhiều do đau nhức nướu, khó ngủ và hay giật mình lúc ngủ.
III. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng?
Khi trẻ sốt mọc răng cha mẹ nên kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho trẻ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau hay áp dụng các phương pháp khắc phục dân gian chưa được kiểm chứng.
Để việc dùng thuốc an toàn tốt hơn hết cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng giờ giấc nhằm tránh các ảnh hưởng nguy hại xảy ra.
Tránh cho trẻ tắm bằng nước lạnh vì rất dễ gây các ảnh hưởng không tốt cho mạch máu, phổi lúc này. Hãy dùng khăn nhúng nước ấm để lau sạch cơ thể cho trẻ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, hạ sốt tốt hơn.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, phòng ngủ nên để cửa thông thoáng giúp trẻ dễ thở.
Không nên cho trẻ gặm, cắn các đồ vật cứng, nhọn vì có thể gây các tổn thương cho vùng nướu răng.
Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, uống thêm nước để tránh bị khô miệng, mất nước.
Không nên ép trẻ ăn, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn uống hơn.
Cho trẻ ăn các món mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhất là canxi, vitamin D, C, photpho giúp hỗ trợ mọc răng tốt hơn.
Đảm bảo vệ sinh răng nướu sạch sẽ thường xuyên cho trẻ, dùng khăn lau sạch nước dãi xung quanh môi, má, cổ của trẻ. Mỗi khi trẻ bú xong nên dùng gạc sạch nhúng nước ấm lau nướu, lưỡi để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
IV. Khi nào thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Dù mọc răng bị sốt là biểu hiện khá bình thường nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần chú ý theo dõi thường xuyên thân nhiệt, tình trạng sức khỏe của trẻ.
Không phải mọi trường hợp sốt mọc răng đều an toàn. Một số trẻ có thể bị sốt cao do cơ địa hoặc gặp bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm nào đó.
Chính vì vậy, nếu trẻ có các triệu chứng bất thường sau phụ huynh nên đưa trẻ gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức:
Sốt cao liên tục từ 39 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.
Phát ban khắp cơ thể, co giật.
Quấy khóc dữ dội không thể dỗ nín.
Trẻ bị nghẹt mũi, ho nhiều, khó thở, nhịp tim nhanh.
Tiêu chảy kéo dài, phân lẫn máu.
Mặt hốc hác, trẻ lừ đừ, người tím tái.
Nôn mửa kéo dài, bỏ bú, bỏ ăn.
Với thông tin bài viết cung cấp hy vọng bạn đã biết trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Bố mẹ cần làm gì để giảm đau cho trẻ? Mọi thắc mắc hãy gọi điện thoại đến số hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
Cách chăm sóc trẻ mọc răng
Cách giảm đau khi trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng hàm
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bé bị ngã lung lay răng sữa
Trẻ mọc răng hàm
Trẻ ngủ nghiến răng
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Bố mẹ cần làm gì để giảm đau cho trẻ?
Trong quá trình mọc răng sữa sẽ gây không ít triệu chứng khó chịu cho trẻ, thậm chí nhiều trẻ còn có tình trạng nóng sốt. Vậy trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Bố mẹ cần làm gì để giảm đau cho trẻ?
I. Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu quá trình mọc răng. Hoặc cũng có bé 5 tháng mọc răng hoặc mọc muộn hơn khi được 9 hoặc 10 tháng tuổi.
Đến khi trẻ 30 – 33 tháng tuổi quá trình mọc răng sẽ kết thúc với hệ răng sữa hoàn thiện gồm 20 chiếc chia đều ở 2 hàm.
Những chiếc răng sữa sẽ giúp trẻ có thể ăn nhai được nhiều món hơn, nhai nghiền, cắn xé thức ăn đủ nhỏ giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất cần thiết để phát triển một cách tốt nhất.
Trẻ mọc răng bị sốt là tình trạng rất hay gặp phải khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Triệu chứng nóng sốt vẫn có thể diễn ra ở những lần mọc răng tiếp theo.
Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi hẳn. Các bác sĩ đã có lý giải về vấn đề này như sau:
Về cơ bản, triệu chứng nóng sốt khi mọc răng ở trẻ sẽ diễn ra khoảng 3 – 4 ngày là có thể tự khỏi khi răng đã trồi lên khỏi nướu.
Một số trẻ có cơ địa sức khỏe tốt, được chăm sóc đúng cách sẽ khỏi sốt khá nhanh chỉ sau 1 – 2 ngày mà không gặp các dấu hiệu gì quá khó chịu.
Thực tế mọc răng không phải là tác nhân chính gây sốt. Tình trạng sốt mọc răng là do vùng nướu bị kích thích, bong nứt ra để răng mọc trồi lên phía trên. Từ đó có thể tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây sưng đau, viêm quanh nướu.
Bên cạnh đó, giai đoạn này trẻ cảm thấy khá bứt rứt, khó chịu ở nướu nên có xu hướng cho tay vào miệng hoặc gặm, cắn nhiều vật dụng để thấy thoải mái.
Nếu tay và các vật dụng trẻ đưa vào miệng không đảm bảo vệ sinh sẽ tăng khả năng bị nhiễm khuẩn. Theo phản xạ tự nhiên của miễn dịch cơ thể thì sẽ gây nóng sốt để chống lại vi khuẩn gây hại. Với hiện tượng sốt này sẽ không nguy hiểm nhiều.
II. Biểu hiện của sốt mọc răng ở trẻ
Cần phân biệt cụ thể giữa tình trạng trẻ sốt do mọc răng hay chỉ là cảm sốt thông thường. Dựa trên từng nguyên nhân sẽ có các cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
Sốt mọc răng ở trẻ theo dõi thân nhiệt thường dao động từ 38 – 38.5 độ. Với những trẻ sốt cao trên 39 độ kéo dài rất có thể là do đã nhiễm các căn bệnh khác nên cần phải hết sức cẩn trọng để khám chữa kịp thời.
Ngoài dấu hiệu nóng sốt, các bé khi mọc răng cũng sẽ có một số biểu hiện đặc trưng khác như:
Ngay cả ban đêm trẻ cũng quấy khóc nhiều do đau nhức nướu, khó ngủ và hay giật mình lúc ngủ.
III. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng?
Khi trẻ sốt mọc răng cha mẹ nên kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho trẻ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau hay áp dụng các phương pháp khắc phục dân gian chưa được kiểm chứng.
Để việc dùng thuốc an toàn tốt hơn hết cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng giờ giấc nhằm tránh các ảnh hưởng nguy hại xảy ra.
Tránh cho trẻ tắm bằng nước lạnh vì rất dễ gây các ảnh hưởng không tốt cho mạch máu, phổi lúc này. Hãy dùng khăn nhúng nước ấm để lau sạch cơ thể cho trẻ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, hạ sốt tốt hơn.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, phòng ngủ nên để cửa thông thoáng giúp trẻ dễ thở.
Không nên cho trẻ gặm, cắn các đồ vật cứng, nhọn vì có thể gây các tổn thương cho vùng nướu răng.
Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, uống thêm nước để tránh bị khô miệng, mất nước.
Không nên ép trẻ ăn, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn uống hơn.
Cho trẻ ăn các món mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhất là canxi, vitamin D, C, photpho giúp hỗ trợ mọc răng tốt hơn.
Đảm bảo vệ sinh răng nướu sạch sẽ thường xuyên cho trẻ, dùng khăn lau sạch nước dãi xung quanh môi, má, cổ của trẻ. Mỗi khi trẻ bú xong nên dùng gạc sạch nhúng nước ấm lau nướu, lưỡi để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
IV. Khi nào thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Dù mọc răng bị sốt là biểu hiện khá bình thường nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần chú ý theo dõi thường xuyên thân nhiệt, tình trạng sức khỏe của trẻ.
Không phải mọi trường hợp sốt mọc răng đều an toàn. Một số trẻ có thể bị sốt cao do cơ địa hoặc gặp bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm nào đó.
Chính vì vậy, nếu trẻ có các triệu chứng bất thường sau phụ huynh nên đưa trẻ gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức:
Sốt cao liên tục từ 39 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.
Phát ban khắp cơ thể, co giật.
Quấy khóc dữ dội không thể dỗ nín.
Trẻ bị nghẹt mũi, ho nhiều, khó thở, nhịp tim nhanh.
Tiêu chảy kéo dài, phân lẫn máu.
Mặt hốc hác, trẻ lừ đừ, người tím tái.
Nôn mửa kéo dài, bỏ bú, bỏ ăn.
Với thông tin bài viết cung cấp hy vọng bạn đã biết trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Bố mẹ cần làm gì để giảm đau cho trẻ? Mọi thắc mắc hãy gọi điện thoại đến số hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi