Trẻ ho có đờm là hiện tượng xảy ra rất phổ biến vào thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi. Nhiệt độ chênh lệch đột ngột có thể làm cho tình trạng ho của bé kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giúp mẹ hiểu và có cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
20/09/2021 | Trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng ngừa 07/11/2020 | Trẻ em bị ho kiêng gì và không nên kiêng gì? 07/11/2020 | Cảnh báo nguy hại khi trẻ ho mãi không khỏi
1. Trẻ ho có đờm, nguyên nhân do đâu?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ những dị vật, bụi bẩn bên trong đường hô hấp ra ngoài trong đó có đờm. Ho có đờm là biểu hiện tống các chất dịch làm tắc nghẽn đường hô hấp có trong đường khí quản có khi cũng có các phế quản, phế nang của phổi giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Nguyên nhân do đâu trẻ ho có đờm:
-
Thời tiết thay đổi đột ngột: Những ngày giao mùa khiến cả trẻ em và người lớn mắc bệnh rất nhiều. Do thời tiết đang nóng đột ngột chuyển sang lạnh, cơ thể chưa kịp thích ứng. Đặc biệt là trẻ em, ho khan ho nhiều có đờm, sổ mũi là các triệu chứng thường xuyên xảy ra.
-
Đường hô hấp bị viêm do virus, vi khuẩn: Khi cơ thể có các yếu tố lạ xâm nhập như virus, vi khuẩn đặc biệt là đường hô hấp. Có cơ chế đặc biệt là tiết ra các dịch nhầy (đờm) để bảo vệ lớp niêm mạc đường hô hấp, tránh làm tổn hại đến đường hô hấp.
-
Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường: Trẻ em sống trong môi trường không được trong sạch, thoáng khí là yếu tố dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
-
Hệ miễn dịch, cấu trúc giải phẫu chưa hoàn thiện: trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố bất lợi làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Cấu trúc giải phẫu chưa hoàn thiện nên bản thân bé không thể tự chống lại những bệnh vặt như người lớn.
Ho có đờm xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột
Ngoài ra, trẻ ho có đờm cũng có thể do:
-
Bị dị ứng thời tiết, phấn hoa.
-
Hít phải khói thuốc lá: khói trong thuốc lá là tác nhân làm cho các niêm mạc đường hô hấp trở nên nhạy cảm và tiết ra dịch nhầy.
-
Đặc biệt khi ngủ về đêm, phản xạ tống chất nhầy ra ngoài không còn được nhiều như lúc tỉnh nên dịch đờm đọng lại gây ho nhiều.
2. Các phương pháp tiêu đờm hiệu quả mẹ cần biết
Hiện nay có rất nhiều cách để làm giảm triệu chứng ho do có đờm ở trẻ. Tuy nhiên, do quá nhiều phương pháp nên các mẹ không biết lựa chọn cách nào cho phù hợp. Dưới đây sẽ là một số phương pháp làm giảm đờm hiệu quả cho bé:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng bình bóp rửa mũi chuyên dụng hoặc ống tiêm cỡ lớn (đã loại bỏ kim tiêm), cho nước muối sinh lý 0,9% vào bình hoặc ống tiêm, để đầu bé nghiêng góc 45 độ rồi đưa vòi của bình bóp hoặc ống tiêm lên một bên mũi của trẻ, từ từ bơm nước muối vào mũi. Tác dụng phương pháp này là để đẩy dịch nhầy ra khỏi cổ họng và mũi, kích thích phản xạ ho hay nhắc mũi để tống hết dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi trẻ ho có đờm.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp dễ dàng
Uống nước ấm
Nước sẽ làm loãng các dịch nhầy có trong cổ họng của trẻ, nhiệt độ ấm thích hợp sẽ tạo cảm giác dễ chịu, làm dịu triệu chứng ho khi ho quá nhiều khiến trẻ cảm thấy mệt.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Nước dừa chưng với rau răm và đường phèn: Rau răm vốn tính ấm có vị cay sử dụng để trị chướng hơi, đầy bụng thì rau răm cũng là liều thuốc dân gian tốt để trị đờm, kết hợp với nước dừa có tính mát, kháng khuẩn làm dịu nhẹ cảm giác ngứa rát khi trẻ ho nhiều, ho dai dẳng không hết:
-
Nguyên liệu: 1 trái dừa, rau răm và đường phèn.
-
Cách thực hiện: Tạo lỗ trên trái dừa, cho một nhắm rau răm và ít đường phèn cho vào trái dừa. Đem hấp cách thủy 15 phút, để nguội cho bé uống dần trong ngày.
-
Nên kiêng trì cho bé uống khoảng 1 tuần, sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.
Rau răm một trong những dược liệu có khả năng trị ho hiệu quả
Đường phèn chưng với quất (tắc): quả quất có vị chua, phần vỏ sẽ hơi đắng thuộc họ cam, chanh nên tinh dầu trong quả quất có tác dụng trị ho, long đờm rất tốt. Trong quất còn chứa vitamin C, canxi, kẽm, magie,… có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Đường phèn ít ngọt hơn đường tinh luyện nên rất tốt cho sức khỏe, có vị ngọt thanh, chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B12, khoáng chất,… Cũng chính vì thế mà đường phèn thường được dùng để chưng kết hợp với tắc và nhiều bài thuốc khác mà không phải là đường tinh luyện.
-
Nguyên liệu: 5 quả quất (tắc) vàng, đường phèn xay, một ít muối và nước lọc.
-
Cách thực hiện: quất rửa sạch bổ làm đôi lọc bỏ hết hạt để không bị đắng và vắt lấy nước, phần vỏ giữ lại thái sợi mỏng. Sau đó cho nước quất, vỏ quất thái sợi, đường phèn, một ít muối và nước vào cái bát. Đem ướp hỗn hợp này khoảng 3 – 4 giờ để tinh dầu trong tắc ra hết và đường ngấm vào. Lấy hỗn hợp này ra bỏ lên cái nồi hấp hoặc chảo đem chưng cách thủy trong 5 – 8 phút. Sau khi nguội thì có thể chia nhỏ cho trẻ uống dần sau mỗi bữa ăn. Bài thuốc dân gian này có vị ngọt chua thanh nên cho trẻ uống rất dễ dàng.
Lá diếp cá trị ho có đờm, ho dai dẳng: rau diếp cá được coi là kháng sinh tự nhiên, có khả năng ức chế các tác nhân gây các bệnh đường hô hấp, dịch chiết có trong lá diếp cá giàu vitamin C, A, B nhiều chất xơ và canxi. Vì thế rau diếp cá không chỉ có khả năng kháng viêm mạnh mẽ mà nó còn chức năng chống oxy hóa, tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể. Từ đó, rau diếp cá có tác dụng chữa bệnh cho trẻ ho có đờm rất tốt.
-
Nguyên liệu: 200g lá diếp cá tươi, 1 – 2 muỗng mật ong.
-
Cách thực hiện: rửa sạch lá diếp cá và loại bỏ những lá bị vàng héo. Sau đó cho lá diếp cá vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ cặn. cho ra cốc, hòa thêm 1 – 2 muỗng mật ong cho bé dễ uống hơn.
Nếu trẻ ho dai dẳng, ho ra đờm lâu ngày và thở khó, thở nghe tiếng rít.
Sử dụng thuốc tây y
Các loại thuốc có tác dụng làm loãng các dịch nhầy (đờm) ở những nơi không thể loại bỏ bằng các phản xạ ho hay hắt hơi. Nếu để lâu ngày, làm cho bé cảm thấy khó thở cản trở đường hô hấp của bé: Guaifenesin, Acetylcysteine, Bromhexin, Ambrosol,… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc cho bé, cha mẹ cần được sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ.
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc ho, siro ho theo hướng dẫn của bác sĩ
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn cũng giúp cho các mẹ có thêm nhiều phương pháp giảm tình trạng trẻ ho có đờm hiệu quả khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé không thuyên giảm và xuất hiện các biểu hiện bất thường khác đi kèm thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Trẻ ho có đờm là hiện tượng xảy ra rất phổ biến vào thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi. Nhiệt độ chênh lệch đột ngột có thể làm cho tình trạng ho của bé kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giúp mẹ hiểu và có cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
20/09/2021 | Trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng ngừa 07/11/2020 | Trẻ em bị ho kiêng gì và không nên kiêng gì? 07/11/2020 | Cảnh báo nguy hại khi trẻ ho mãi không khỏi
1. Trẻ ho có đờm, nguyên nhân do đâu?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ những dị vật, bụi bẩn bên trong đường hô hấp ra ngoài trong đó có đờm. Ho có đờm là biểu hiện tống các chất dịch làm tắc nghẽn đường hô hấp có trong đường khí quản có khi cũng có các phế quản, phế nang của phổi giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Nguyên nhân do đâu trẻ ho có đờm:
-
Thời tiết thay đổi đột ngột: Những ngày giao mùa khiến cả trẻ em và người lớn mắc bệnh rất nhiều. Do thời tiết đang nóng đột ngột chuyển sang lạnh, cơ thể chưa kịp thích ứng. Đặc biệt là trẻ em, ho khan ho nhiều có đờm, sổ mũi là các triệu chứng thường xuyên xảy ra.
-
Đường hô hấp bị viêm do virus, vi khuẩn: Khi cơ thể có các yếu tố lạ xâm nhập như virus, vi khuẩn đặc biệt là đường hô hấp. Có cơ chế đặc biệt là tiết ra các dịch nhầy (đờm) để bảo vệ lớp niêm mạc đường hô hấp, tránh làm tổn hại đến đường hô hấp.
-
Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường: Trẻ em sống trong môi trường không được trong sạch, thoáng khí là yếu tố dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
-
Hệ miễn dịch, cấu trúc giải phẫu chưa hoàn thiện: trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố bất lợi làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Cấu trúc giải phẫu chưa hoàn thiện nên bản thân bé không thể tự chống lại những bệnh vặt như người lớn.
Ho có đờm xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột
Ngoài ra, trẻ ho có đờm cũng có thể do:
-
Bị dị ứng thời tiết, phấn hoa.
-
Hít phải khói thuốc lá: khói trong thuốc lá là tác nhân làm cho các niêm mạc đường hô hấp trở nên nhạy cảm và tiết ra dịch nhầy.
-
Đặc biệt khi ngủ về đêm, phản xạ tống chất nhầy ra ngoài không còn được nhiều như lúc tỉnh nên dịch đờm đọng lại gây ho nhiều.
2. Các phương pháp tiêu đờm hiệu quả mẹ cần biết
Hiện nay có rất nhiều cách để làm giảm triệu chứng ho do có đờm ở trẻ. Tuy nhiên, do quá nhiều phương pháp nên các mẹ không biết lựa chọn cách nào cho phù hợp. Dưới đây sẽ là một số phương pháp làm giảm đờm hiệu quả cho bé:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng bình bóp rửa mũi chuyên dụng hoặc ống tiêm cỡ lớn (đã loại bỏ kim tiêm), cho nước muối sinh lý 0,9% vào bình hoặc ống tiêm, để đầu bé nghiêng góc 45 độ rồi đưa vòi của bình bóp hoặc ống tiêm lên một bên mũi của trẻ, từ từ bơm nước muối vào mũi. Tác dụng phương pháp này là để đẩy dịch nhầy ra khỏi cổ họng và mũi, kích thích phản xạ ho hay nhắc mũi để tống hết dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi trẻ ho có đờm.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp dễ dàng
Uống nước ấm
Nước sẽ làm loãng các dịch nhầy có trong cổ họng của trẻ, nhiệt độ ấm thích hợp sẽ tạo cảm giác dễ chịu, làm dịu triệu chứng ho khi ho quá nhiều khiến trẻ cảm thấy mệt.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Nước dừa chưng với rau răm và đường phèn: Rau răm vốn tính ấm có vị cay sử dụng để trị chướng hơi, đầy bụng thì rau răm cũng là liều thuốc dân gian tốt để trị đờm, kết hợp với nước dừa có tính mát, kháng khuẩn làm dịu nhẹ cảm giác ngứa rát khi trẻ ho nhiều, ho dai dẳng không hết:
-
Nguyên liệu: 1 trái dừa, rau răm và đường phèn.
-
Cách thực hiện: Tạo lỗ trên trái dừa, cho một nhắm rau răm và ít đường phèn cho vào trái dừa. Đem hấp cách thủy 15 phút, để nguội cho bé uống dần trong ngày.
-
Nên kiêng trì cho bé uống khoảng 1 tuần, sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.
Rau răm một trong những dược liệu có khả năng trị ho hiệu quả
Đường phèn chưng với quất (tắc): quả quất có vị chua, phần vỏ sẽ hơi đắng thuộc họ cam, chanh nên tinh dầu trong quả quất có tác dụng trị ho, long đờm rất tốt. Trong quất còn chứa vitamin C, canxi, kẽm, magie,… có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Đường phèn ít ngọt hơn đường tinh luyện nên rất tốt cho sức khỏe, có vị ngọt thanh, chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B12, khoáng chất,… Cũng chính vì thế mà đường phèn thường được dùng để chưng kết hợp với tắc và nhiều bài thuốc khác mà không phải là đường tinh luyện.
-
Nguyên liệu: 5 quả quất (tắc) vàng, đường phèn xay, một ít muối và nước lọc.
-
Cách thực hiện: quất rửa sạch bổ làm đôi lọc bỏ hết hạt để không bị đắng và vắt lấy nước, phần vỏ giữ lại thái sợi mỏng. Sau đó cho nước quất, vỏ quất thái sợi, đường phèn, một ít muối và nước vào cái bát. Đem ướp hỗn hợp này khoảng 3 – 4 giờ để tinh dầu trong tắc ra hết và đường ngấm vào. Lấy hỗn hợp này ra bỏ lên cái nồi hấp hoặc chảo đem chưng cách thủy trong 5 – 8 phút. Sau khi nguội thì có thể chia nhỏ cho trẻ uống dần sau mỗi bữa ăn. Bài thuốc dân gian này có vị ngọt chua thanh nên cho trẻ uống rất dễ dàng.
Lá diếp cá trị ho có đờm, ho dai dẳng: rau diếp cá được coi là kháng sinh tự nhiên, có khả năng ức chế các tác nhân gây các bệnh đường hô hấp, dịch chiết có trong lá diếp cá giàu vitamin C, A, B nhiều chất xơ và canxi. Vì thế rau diếp cá không chỉ có khả năng kháng viêm mạnh mẽ mà nó còn chức năng chống oxy hóa, tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể. Từ đó, rau diếp cá có tác dụng chữa bệnh cho trẻ ho có đờm rất tốt.
-
Nguyên liệu: 200g lá diếp cá tươi, 1 – 2 muỗng mật ong.
-
Cách thực hiện: rửa sạch lá diếp cá và loại bỏ những lá bị vàng héo. Sau đó cho lá diếp cá vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ cặn. cho ra cốc, hòa thêm 1 – 2 muỗng mật ong cho bé dễ uống hơn.
Nếu trẻ ho dai dẳng, ho ra đờm lâu ngày và thở khó, thở nghe tiếng rít.
Sử dụng thuốc tây y
Các loại thuốc có tác dụng làm loãng các dịch nhầy (đờm) ở những nơi không thể loại bỏ bằng các phản xạ ho hay hắt hơi. Nếu để lâu ngày, làm cho bé cảm thấy khó thở cản trở đường hô hấp của bé: Guaifenesin, Acetylcysteine, Bromhexin, Ambrosol,… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc cho bé, cha mẹ cần được sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ.
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc ho, siro ho theo hướng dẫn của bác sĩ
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn cũng giúp cho các mẹ có thêm nhiều phương pháp giảm tình trạng trẻ ho có đờm hiệu quả khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé không thuyên giảm và xuất hiện các biểu hiện bất thường khác đi kèm thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và có phác đồ điều trị hiệu quả.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi