Tụt huyết áp có nên truyền nước không? – Siêu Thị Y Tế

Huyết áp thấp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, người không còn chút sức lực. Vì thế nhiều người nghĩ đến việc truyền nước để khỏe lên. Tuy nhiên, bệnh nhân tụt huyết áp có nên truyền nước hay không? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây!

Tụt huyết áp có nên truyền nước không?

Huyết áp thấp là căn bệnh tương đối nguy hiểm, huyết áp thấp liên tục, nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây tổn thương các dây thần kinh, làm cho hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng hoạt động, gây đau thắt ngực.

Nguy hiểm hơn tụt huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não…đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi bị bệnh huyết áp thấp người bệnh được khuyên nên nằm nghỉ ngơi trên giường nơi thoáng mát với tư thế đầu thấp hơn chân.

Cùng với đó cần tiến hành các biện pháp sau: Uống thuốc trị bệnh huyết áp thấp nếu trong nhà có sẵn. Cho bệnh nhân uống liền 2 ly nước ấm to hoặc uống nước trà gừng, nước chè đặc, ăn socola.

Ủ ấm cho bệnh nhân nếu thấy lạnh, day và ấn làm nóng các huyệt thái dương, phong trì. Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu nếu tình trạng không khá hơn.

Khi bị huyết áp thấp người bệnh có thể truyền dịch. Phương pháp truyền dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp do mất nước hoặc do mất máu, thiếu máu trầm trọng nhằm bù nước và bù máu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh không được uống thuốc cũng cần phải thay thế bằng phương pháp dịch.

Lưu ý: Việc truyền dịch cần sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về tự truyền tại nhà dễ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách Sơ Cứu Người Bị Hạ Huyết Áp Đột Ngột

Hướng dẫn cách phòng ngừa tụt huyết áp

Để phòng tránh bệnh tụt huyết áp mọi người nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng tốt, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
  • Tập thể dục hàng ngày hoặc tham gia các hoạt động thể thao đề nâng cao sức đề kháng của cơ thể
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày.

>> Tham khảo bài viết Huyết áp thấp uống trà gì?

Lời khuyên: Cách tốt nhất phòng ngừa huyết áp thấp nói riêng, cũng như các vấn đề về huyết áp, mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp loại cổ tay hoặc bắp tay tại nhà để theo dõi huyết áp thường xuyên.

Mời bạn tham khảo mẫu máy đo huyết áp đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) Giá bán tham khảo: 850.000đ Mua Ngay

Một số thông tin chia sẻ hi vọng hữu ích cho các bạn, giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bị bệnh tụt huyết áp có nên truyền nước hay không cũng như biện pháp phòng ngừa tụt huyết áp.

Tụt huyết áp có nên truyền nước không? – Siêu Thị Y Tế

Huyết áp thấp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, người không còn chút sức lực. Vì thế nhiều người nghĩ đến việc truyền nước để khỏe lên. Tuy nhiên, bệnh nhân tụt huyết áp có nên truyền nước hay không? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây!

Tụt huyết áp có nên truyền nước không?

Huyết áp thấp là căn bệnh tương đối nguy hiểm, huyết áp thấp liên tục, nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây tổn thương các dây thần kinh, làm cho hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng hoạt động, gây đau thắt ngực.

Nguy hiểm hơn tụt huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não…đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi bị bệnh huyết áp thấp người bệnh được khuyên nên nằm nghỉ ngơi trên giường nơi thoáng mát với tư thế đầu thấp hơn chân.

Cùng với đó cần tiến hành các biện pháp sau: Uống thuốc trị bệnh huyết áp thấp nếu trong nhà có sẵn. Cho bệnh nhân uống liền 2 ly nước ấm to hoặc uống nước trà gừng, nước chè đặc, ăn socola.

Ủ ấm cho bệnh nhân nếu thấy lạnh, day và ấn làm nóng các huyệt thái dương, phong trì. Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu nếu tình trạng không khá hơn.

Khi bị huyết áp thấp người bệnh có thể truyền dịch. Phương pháp truyền dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp do mất nước hoặc do mất máu, thiếu máu trầm trọng nhằm bù nước và bù máu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh không được uống thuốc cũng cần phải thay thế bằng phương pháp dịch.

Lưu ý: Việc truyền dịch cần sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về tự truyền tại nhà dễ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách Sơ Cứu Người Bị Hạ Huyết Áp Đột Ngột

Hướng dẫn cách phòng ngừa tụt huyết áp

Để phòng tránh bệnh tụt huyết áp mọi người nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng tốt, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
  • Tập thể dục hàng ngày hoặc tham gia các hoạt động thể thao đề nâng cao sức đề kháng của cơ thể
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày.

>> Tham khảo bài viết Huyết áp thấp uống trà gì?

Lời khuyên: Cách tốt nhất phòng ngừa huyết áp thấp nói riêng, cũng như các vấn đề về huyết áp, mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp loại cổ tay hoặc bắp tay tại nhà để theo dõi huyết áp thường xuyên.

Mời bạn tham khảo mẫu máy đo huyết áp đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) Giá bán tham khảo: 850.000đ Mua Ngay

Một số thông tin chia sẻ hi vọng hữu ích cho các bạn, giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bị bệnh tụt huyết áp có nên truyền nước hay không cũng như biện pháp phòng ngừa tụt huyết áp.