Uống nước rau ngót sau sinh mổ là cách tống đẩy sản dịch hiệu quả qua đường ăn uống hàng ngày cho mẹ bầu sau sinh. Nếu sản dịch ra quá ít hoặc quá nhiều và kéo dài… đều gây nguy hiểm cho các mẹ sau sinh. Do đó, các mẹ cần chú ý đến vấn đề này để nhanh chóng đẩy sản dịch ra ngoài, cũng như sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng cách để đảm bảo hồi phục sức khỏe sau sinh tốt nhất.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn “uống nước rau ngót sau sinh mổ để làm gì?” dưới góc nhìn y khoa.
1. Sản dịch sau sinh là gì?
Trước hết, chúng ta cần hiểu sản dịch sau sinh là gì? Thực ra, sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ sau sinh đẻ, dù là đẻ thường hay đẻ mổ. Sản dịch sau sinh chính là dịch chảy từ âm đạo sau khi mẹ hạ sinh em bé. Sản dịch bao gồm: máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung (và có thể có cả vi khuẩn). Sản dịch sẽ ra nhiều trong vài tuần đầu và ít dần đi sau 2 – 4 tuần, tùy vào cơ địa của từng người. Trong vòng 2 tháng, sản dịch sau sinh sẽ biến mất, nhưng các mẹ cần lưu ý không nên làm việc nặng quá sức để tránh sản dịch xuất hiện trở lại. Để hỗ trợ giai đoạn tống đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể được thuận lợi, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh, ví dụ như rau ngót.
2. Quan sát sản dịch biết ngay sức khỏe của sản phụ
Trong thời gian ra sản dịch, các mẹ cần theo dõi kỹ càng, nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường về sản dịch sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám:
– Sản dịch hết nhanh nhưng các mẹ lại có cảm giác đau và chướng bụng, có thể do tử cung có vấn đề. Sản phụ nên quay trở lại bệnh viện để thăm khám cho kết quả chính xác.
– Ra máu nhiều bất thường: Máu càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu, có dấu hiệu băng huyết, sản phụ cần được cấp cứu ngay.
– Sản dịch có mùi hôi: Nếu sản phụ gặp hiện tượng này, kèm với đau bụng, sốt thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần được đưa đến bệnh viện ngay, tránh để dài lâu.
– Tình trạng sản dịch ra máu đỏ thẫm kéo dài trên 10 ngày: Trong 3 ngày đầu, sản phụ sẽ gặp hiện tượng sản dịch ra có màu đỏ thẫm vì khi sản dịch thoát ra ngoài kéo theo các cục máu đông nhỏ, với lượng sản dịch khoảng 250ml. Nếu kéo dài trên 10 ngày sau sinh thì đến bệnh viện là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho sản phụ.
– Hết sản dịch ra máu tươi: hay còn gọi là kinh non sau sinh (thường xảy ra với 25% phụ nữ). Đây là hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể sản phụ đang hoạt động quá mức, do đó các mẹ nên được nghỉ ngơi điều dưỡng thêm để sức khỏe phục hồi.
3. Uống nước rau ngót sau sinh mổ để làm gì?
Uống nước rau ngót sau sinh mổ là cách phòng ứ sản dịch đã được ông bà ta áp dụng từ xưa đến nay, và nó thực sự hiệu quả. Các mẹ có thể ăn canh hoặc uống nước rau ngót xay lọc lấy nước. Bằng cách ăn rau ngót trong chế độ ăn uống sau sinh, sản dịch được loại bỏ thuận lợi, đảm bảo sức khỏe cho sản phụ. Theo Đông Y, rau ngót có tính mát, nhiều khoáng chất và vitamin C. Ngoài khả năng tống đẩy sản dịch mau hết, rau ngót còn tăng cường sức đề kháng và là một trong các thực phẩm lợi sữa.
Xem thêm:
MẸO LẮC VÒNG GIẢM CÂN XẸP MỠ BỤNG
4. Cách chế biến nước rau ngót uống sau sinh mổ
Cách chế biến khá nhanh và đơn giản. Bạn chọn những bó rau ngót tươi xanh, nhặt sạch và ngâm nước muối khoảng 3 – 5 phút. Rửa lại thật sạch dưới vòi nước và để ráo. Để dễ dàng hơn trong lúc xay, bạn có thể xắt mỏng lá rau ngót. Dùng máy xay sinh tố, xay nhuyễn rau ngót với một chút muối, một chút nước lọc. Dùng rây lược bỏ phần lá rau ngót để lấy phần nước trong. Uống mỗi ngày 1 cốc, liên tục trong 3 – 5 ngày. Nếu được, các mẹ nên ăn thêm canh rau ngót nấu thịt bằm để giúp đẩy sản dịch, trị sót nhau cũng như giúp tử cung nhanh hồi phục hơn.
Rau ngót là món không nên ăn trong thời gian mang thai nhưng lại là món cực tốt cho sản phụ sau khi sinh. Do đó, các mẹ nên uống nước rau ngót sau sinh mổ nhé. Theo dõi LMS để nhận thêm nhiều bài viết về chủ đề dành cho các mẹ sau sinh.