Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề ọc sữa của con để mẹ bớt lo lắng và biết khi nào cần khám cho bé yêu nhé.
Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy ra miệng. Cần phân biệt trớ (ọc) và nôn ói.
Trớ là hiện tượng bé trào một ít sữa ra miệng sau mỗi cữ bú hay trước cữ bú tiếp theo, không có sự co thắt cơ bụng.
Trong khi đó, nôn ói là hiện tượng phun mạnh sữa ra miệng, có sự tham gia của cơ bụng. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ thường xuyên bị trớ.
Lý do làm trẻ hay bị trớ, ọc là do dạ dày của bé còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, thức ăn lại ở dạng lỏng và cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu. Nếu bé vẫn bú tốt, tăng cân tốt, không quấy khóc thì đây chỉ là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thoáng qua, sau 4-6 tháng tuổi, trình trạng nôn trớ này sẽ tự cải thiện.
Khi nào cần đưa bé đi khám
– Hãy cho bé đi khám nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, quá nhiều gây ra tình trạng ho khò khè kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại, ói có máu, chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ. Lúc này bé không còn là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý nữa mà là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý
– Ngoài ra còn những nguyên nhân bệnh lý khác có thể làm bé ọc sữa nên nếu bé có thêm các dấu hiệu sau cũng cần đưa bé đi khám như: ói nhiều, sụt cân, ói tất cả mọi thứ, nôn ói kèm tiêu chảy hay tiêu có nhày máu, bú kém, nóng sốt, kích thích, quấy khóc nhiều khó dỗ
– Cần khám ngay nếu bé ói ra dịch vàng, dịch xanh, ói máu, bỏ bú, chướng bụng
Làm sao để bé giảm trớ ọc
– Chia nhỏ cữ bú, bú lắt nhắt hơn, giảm lượng bú mỗi cữ
– Ẵm cao trẻ sau khi bú từ 20-30 phút, giữ cho đầu ngực bụng thẳng hàng, dốc 30-40 độ hay sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối chống trào ngược
Tóm lại: trớ ọc là chuyện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu hết các bé không cần điều trị thuốc và sẽ bớt dần khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc nhiều và có các dấu hiệu bất thường khác ở trên, bạn cần cho bé đi khám nhé.
Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây Tài liệu tham khảo:
– Acid reflux (gastroesophageal reflux) in infants. Patient education. Uptodate
– Gastro-oesophageal reflux and GORD. Raising children network
BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh – Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề ọc sữa của con để mẹ bớt lo lắng và biết khi nào cần khám cho bé yêu nhé.
Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy ra miệng. Cần phân biệt trớ (ọc) và nôn ói.
Trớ là hiện tượng bé trào một ít sữa ra miệng sau mỗi cữ bú hay trước cữ bú tiếp theo, không có sự co thắt cơ bụng.
Trong khi đó, nôn ói là hiện tượng phun mạnh sữa ra miệng, có sự tham gia của cơ bụng. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ thường xuyên bị trớ.
Lý do làm trẻ hay bị trớ, ọc là do dạ dày của bé còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, thức ăn lại ở dạng lỏng và cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu. Nếu bé vẫn bú tốt, tăng cân tốt, không quấy khóc thì đây chỉ là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thoáng qua, sau 4-6 tháng tuổi, trình trạng nôn trớ này sẽ tự cải thiện.
Khi nào cần đưa bé đi khám
– Hãy cho bé đi khám nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, quá nhiều gây ra tình trạng ho khò khè kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại, ói có máu, chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ. Lúc này bé không còn là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý nữa mà là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý
– Ngoài ra còn những nguyên nhân bệnh lý khác có thể làm bé ọc sữa nên nếu bé có thêm các dấu hiệu sau cũng cần đưa bé đi khám như: ói nhiều, sụt cân, ói tất cả mọi thứ, nôn ói kèm tiêu chảy hay tiêu có nhày máu, bú kém, nóng sốt, kích thích, quấy khóc nhiều khó dỗ
– Cần khám ngay nếu bé ói ra dịch vàng, dịch xanh, ói máu, bỏ bú, chướng bụng
Làm sao để bé giảm trớ ọc
– Chia nhỏ cữ bú, bú lắt nhắt hơn, giảm lượng bú mỗi cữ
– Ẵm cao trẻ sau khi bú từ 20-30 phút, giữ cho đầu ngực bụng thẳng hàng, dốc 30-40 độ hay sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối chống trào ngược
Tóm lại: trớ ọc là chuyện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu hết các bé không cần điều trị thuốc và sẽ bớt dần khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc nhiều và có các dấu hiệu bất thường khác ở trên, bạn cần cho bé đi khám nhé.
Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây Tài liệu tham khảo:
– Acid reflux (gastroesophageal reflux) in infants. Patient education. Uptodate
– Gastro-oesophageal reflux and GORD. Raising children network
BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh – Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi