5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra lâu lành thương, để lại sẹo xấu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Sau đây là 5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ đơn giản nhất.

1. Những dấu hiệu của sự nhiễm trùng

Cảm giác đau tăng dần: Vết thương bình thường sẽ giảm và hết đau sau khoảng từ 2 đến 3 ngày đầu. Ngược lại sau khoảng thời gian này, vết thương vẫn đau tăng dần, đó bắt đầu là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Vết thương sưng, nóng, đỏ: Dấu hiệu này xuất hiện do phản ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của các tác nhân lạ tại vết thương; ở đây thường là vi khuẩn

Vùng da xung quanh phù nề căng mọng, tụ dịch dưới miệng vết thương, vết thương tiết nhiều dịch, rỉ mủ tanh hôi. Đây là những dấu hiệu rất rõ ràng nhất của một vết thương đã bị nhiễm trùng.

Biểu hiện toàn thân: Khi nhiễm trùng nặng có thể có các dấu hiệu toàn thân như sốt, người mệt mỏi. Ngoài ra có thể nổi hạch gần vết thương như hạch nách, hạch cổ, hạch bẹn…

2. 5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng tới mà cách xử lý cụ thể sẽ khác nhau. Sau đây là 5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng đơn giản và chung nhất.

2.1 Loại bỏ mủ, mô hoại tử

Dịch mủ trắng tanh hôi và các mô hoại tử chính là ổ chứa vi khuẩn. Loại bỏ dịch mủ, mô hoại tử là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Điều này sẽ tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong điều trị vết thương nhiễm trùng mưng mủ.

Phương pháp được thực hiện bằng các thủ thuật chích rạch rộng vết thương để tháo mủ, nặn hết dịch tụ dưới miệng vết thương. Với vết thương đã khâu bằng chỉ có thể xem xét cắt chỉ sớm để thoát dịch tốt hơn. Chú ý quan sát, với những mô đã hoại tử cần cắt bỏ sớm. Nếu phần hoại tử quá lớn và sâu có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Sau khi đã làm phẫu thuật – thủ thuật, ta có thể phải luồn một ống thông hoặc đặt gạc dẫn lưu để dễ dàng đào thải dịch mủ mới hình thành qua từng ngày ra ngoài.

2.2 Rửa sạch và sát khuẩn vết thương

Sau khi đã cố gắng loại bỏ mủ và mô hoại tử, bước tiếp ta cần rửa sạch và sát khuẩn vết thương. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch cồn i-ốt (Betadine, Povidone…) hoặc nước muối sinh lý.

Thứ tự cách làm:

– Lần lau rửa thứ nhất: Dùng gạc tẩm nước muối sinh lý để lau sạch vùng bị tổn thương và cả những diện tích xung quanh.

– Lần lau rửa thứ 2: Dùng gạc khô lau lại các vị trí của lần lau đầu. Cố gắng làm sạch các cục máu đông, các vảy đen, mô hoại tử còn sót lại bám dính trên vết thương.

– Lần lau rửa thứ 3: Dùng gạc tẩm cồn i-ốt lau sát khuẩn từ trong ra ngoài vết thương theo hình xoắn ốc.

Sát khuẩn vết thương hằng ngày bằng cồn i-ốt sau khi đã chích rạch rộng

Nước oxy già có tính sát khuẩn rất mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, chúng còn phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Vì thế việc sử dụng oxy già cần thận trọng, tránh lạm dụng. Trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

2.3 Băng bó vết thương nhiễm trùng

Sau khi sát khuẩn xong, ta cần băng bó vết thương.

Băng bó có hai mục đích chính. Thứ nhất, sẽ tạo hàng rào bảo vệ các tổ chức mô bên dưới tránh khỏi bụi bẩn các nhân kích thích. Thứ hai, băng bó sẽ giúp thấm hút dịch vết thương, dịch mủ. Giúp vết thương luôn khô ráo, mau lành.

Với vết thương xây sát nhẹ, có thể không cần băng lại mà chỉ cần sát khuẩn xong để thoáng. Vết thương sẽ nhanh khô hơn.

Với vết thương lóc mất da bao phủ, khi băng bó nên dùng gạc mỡ để tránh hiện tượng bám dính gạc vào miệng vết thương. Điều này gây đau đớn và tổn thương mới phát sinh lúc thay băng lần sau.

Với những vết thương miệng hẹp, đáy sâu giống một chiếc túi có đọng dịch, ta cần đặt ống thông hoặc nhét gạc để dẫn lưu đào thải dịch mủ ra ngoài.

5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ
Nhét gạc dấn lưu mủ

Từ những ngày sau trở đi, ba bước: Nặn mủ – Sát khuẩn – và Băng bó phải được thực hiện thường xuyên khi băng đã bẩn hoặc đủ thời gian, một ngày một lần. Chúng được gọi là quy trình thay băng vết thương hằng ngày.

2.4 Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn

Vết thương đã nhiễm trùng mưng mủ thì việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc.

Nếu nhiễm trùng nhẹ có thể sử dụng kháng sinh đường uống.

Khi đã nhiễm trùng nặng, phải sử dụng kháng sinh đường tiêm. Lúc này nên phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau

Việc lựa chọn kháng sinh nào dùng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người thầy thuốc. Nếu nuôi cấy được vi khuẩn để chọn thuốc theo kháng sinh đồ là tốt nhất.

2.5 Điều trị bệnh lý phối hợp

Tùy từng trường hợp cần phải điều trị các bệnh lý nền phối hợp. Một số ví dụ điển hình:

Người bị đái tháo đường, nếu không kiểm soát được đường huyết, dù có điều trị ngoại khoa tốt đến đâu thì vết thương vẫn rất khó liền. Chúng sẽ diễn tiến dai dẳng và trở thành vết loét mạn tính.

Trường hợp nằm liệt giường lâu ngày, vị trí tỳ ép với giường sẽ thiểu dưỡng và gây loét da. Cần hướng dẫn thay đổi tư thế thường xuyên đồng thời sử dụng loại đệm thích hợp để hạn chế tỳ ép.

Người bị hẹp/tắc mạch nuôi khu vực tổn thương, vết thương luôn trong tình trạng thiếu máu cung cấp. Lúc này điều trị tái lưu thông máu là ưu tiên hàng đầu.

Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, không đủ nguyên liệu liền thương. Cần bồi bổ nâng đỡ thể trạng.

Người bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc Corticoid lâu ngày cần có lộ trình giảm liều và dừng Corticoid…vv

3. Các phương pháp điều trị nhiễm trùng vết thương khác khác và chế độ dinh dưỡng

3.1 Các phương pháp điều trị khác

Một số phương pháp có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng vết thương đã được nghiên cứu và áp dụng:

Hút chân không giúp dẫn lưu dịch mủ tốt hơn.

Liệu pháp oxy cao áp làm tăng khả năng nuôi dưỡng các mô bị tổn thương nhiễm trùng.

Chiếu đèn plasma lạnh giúp vết thương nhanh khô ráo…vv

3.2 Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và các vitamin. Điều này giúp cơ thể luôn đầy đủ nguyên liệu để hình thành các tổ chức mô mới.

Hạn chế vận động tại khu vực có vết thương làm ảnh hưởng. Vết thương luôn cần sự ổn định để mau liền. Các tác động ngoại lực không cần thiết làm dằng xé vết thương, phá vỡ những liên kết mới hình thành.

4. Những việc tuyệt đối không được làm khi điều trị nhiễm trùng vết thương

Rắc thuốc bột, đắp thuốc lá lên vết thương

Dịch rỉ ra từ vết thương trộn với bột hay lá đắp lên tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chưa rõ hiệu quả của việc rắc thuốc bột hay đắp thuốc lá đến đâu. Việc này chắc chắn sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương hơn.

Ngâm vết thương vào nước trầu không hay các dung dịch dân gian khác

Khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước, biểu bì da có khuynh hướng mềm ra. Điều này tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Để vết thương luôn khô ráo là tốt nhất.

Rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già

Đây là sai lầm nhiều người gặp phải. Bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn cực mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn chúng còn phá hủy ngay cả các tế bào lành. Chất này chỉ được các bác sĩ sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch ngày đầu. Những ngày sau, nếu dùng lại oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành; vết thương sẽ lâu lành. Sử dụng cồn i-ốt pha loãng để rửa vết thương là tốt nhất.

Bác sĩ Nguyễn văn Luân

5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra lâu lành thương, để lại sẹo xấu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Sau đây là 5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ đơn giản nhất.

1. Những dấu hiệu của sự nhiễm trùng

Cảm giác đau tăng dần: Vết thương bình thường sẽ giảm và hết đau sau khoảng từ 2 đến 3 ngày đầu. Ngược lại sau khoảng thời gian này, vết thương vẫn đau tăng dần, đó bắt đầu là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Vết thương sưng, nóng, đỏ: Dấu hiệu này xuất hiện do phản ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của các tác nhân lạ tại vết thương; ở đây thường là vi khuẩn

Vùng da xung quanh phù nề căng mọng, tụ dịch dưới miệng vết thương, vết thương tiết nhiều dịch, rỉ mủ tanh hôi. Đây là những dấu hiệu rất rõ ràng nhất của một vết thương đã bị nhiễm trùng.

Biểu hiện toàn thân: Khi nhiễm trùng nặng có thể có các dấu hiệu toàn thân như sốt, người mệt mỏi. Ngoài ra có thể nổi hạch gần vết thương như hạch nách, hạch cổ, hạch bẹn…

2. 5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng tới mà cách xử lý cụ thể sẽ khác nhau. Sau đây là 5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng đơn giản và chung nhất.

2.1 Loại bỏ mủ, mô hoại tử

Dịch mủ trắng tanh hôi và các mô hoại tử chính là ổ chứa vi khuẩn. Loại bỏ dịch mủ, mô hoại tử là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Điều này sẽ tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong điều trị vết thương nhiễm trùng mưng mủ.

Phương pháp được thực hiện bằng các thủ thuật chích rạch rộng vết thương để tháo mủ, nặn hết dịch tụ dưới miệng vết thương. Với vết thương đã khâu bằng chỉ có thể xem xét cắt chỉ sớm để thoát dịch tốt hơn. Chú ý quan sát, với những mô đã hoại tử cần cắt bỏ sớm. Nếu phần hoại tử quá lớn và sâu có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Sau khi đã làm phẫu thuật – thủ thuật, ta có thể phải luồn một ống thông hoặc đặt gạc dẫn lưu để dễ dàng đào thải dịch mủ mới hình thành qua từng ngày ra ngoài.

2.2 Rửa sạch và sát khuẩn vết thương

Sau khi đã cố gắng loại bỏ mủ và mô hoại tử, bước tiếp ta cần rửa sạch và sát khuẩn vết thương. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch cồn i-ốt (Betadine, Povidone…) hoặc nước muối sinh lý.

Thứ tự cách làm:

– Lần lau rửa thứ nhất: Dùng gạc tẩm nước muối sinh lý để lau sạch vùng bị tổn thương và cả những diện tích xung quanh.

– Lần lau rửa thứ 2: Dùng gạc khô lau lại các vị trí của lần lau đầu. Cố gắng làm sạch các cục máu đông, các vảy đen, mô hoại tử còn sót lại bám dính trên vết thương.

– Lần lau rửa thứ 3: Dùng gạc tẩm cồn i-ốt lau sát khuẩn từ trong ra ngoài vết thương theo hình xoắn ốc.

Sát khuẩn vết thương hằng ngày bằng cồn i-ốt sau khi đã chích rạch rộng

Nước oxy già có tính sát khuẩn rất mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, chúng còn phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Vì thế việc sử dụng oxy già cần thận trọng, tránh lạm dụng. Trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

2.3 Băng bó vết thương nhiễm trùng

Sau khi sát khuẩn xong, ta cần băng bó vết thương.

Băng bó có hai mục đích chính. Thứ nhất, sẽ tạo hàng rào bảo vệ các tổ chức mô bên dưới tránh khỏi bụi bẩn các nhân kích thích. Thứ hai, băng bó sẽ giúp thấm hút dịch vết thương, dịch mủ. Giúp vết thương luôn khô ráo, mau lành.

Với vết thương xây sát nhẹ, có thể không cần băng lại mà chỉ cần sát khuẩn xong để thoáng. Vết thương sẽ nhanh khô hơn.

Với vết thương lóc mất da bao phủ, khi băng bó nên dùng gạc mỡ để tránh hiện tượng bám dính gạc vào miệng vết thương. Điều này gây đau đớn và tổn thương mới phát sinh lúc thay băng lần sau.

Với những vết thương miệng hẹp, đáy sâu giống một chiếc túi có đọng dịch, ta cần đặt ống thông hoặc nhét gạc để dẫn lưu đào thải dịch mủ ra ngoài.

5 bước xử lí vết thương nhiễm trùng mưng mủ
Nhét gạc dấn lưu mủ

Từ những ngày sau trở đi, ba bước: Nặn mủ – Sát khuẩn – và Băng bó phải được thực hiện thường xuyên khi băng đã bẩn hoặc đủ thời gian, một ngày một lần. Chúng được gọi là quy trình thay băng vết thương hằng ngày.

2.4 Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn

Vết thương đã nhiễm trùng mưng mủ thì việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc.

Nếu nhiễm trùng nhẹ có thể sử dụng kháng sinh đường uống.

Khi đã nhiễm trùng nặng, phải sử dụng kháng sinh đường tiêm. Lúc này nên phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau

Việc lựa chọn kháng sinh nào dùng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người thầy thuốc. Nếu nuôi cấy được vi khuẩn để chọn thuốc theo kháng sinh đồ là tốt nhất.

2.5 Điều trị bệnh lý phối hợp

Tùy từng trường hợp cần phải điều trị các bệnh lý nền phối hợp. Một số ví dụ điển hình:

Người bị đái tháo đường, nếu không kiểm soát được đường huyết, dù có điều trị ngoại khoa tốt đến đâu thì vết thương vẫn rất khó liền. Chúng sẽ diễn tiến dai dẳng và trở thành vết loét mạn tính.

Trường hợp nằm liệt giường lâu ngày, vị trí tỳ ép với giường sẽ thiểu dưỡng và gây loét da. Cần hướng dẫn thay đổi tư thế thường xuyên đồng thời sử dụng loại đệm thích hợp để hạn chế tỳ ép.

Người bị hẹp/tắc mạch nuôi khu vực tổn thương, vết thương luôn trong tình trạng thiếu máu cung cấp. Lúc này điều trị tái lưu thông máu là ưu tiên hàng đầu.

Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, không đủ nguyên liệu liền thương. Cần bồi bổ nâng đỡ thể trạng.

Người bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc Corticoid lâu ngày cần có lộ trình giảm liều và dừng Corticoid…vv

3. Các phương pháp điều trị nhiễm trùng vết thương khác khác và chế độ dinh dưỡng

3.1 Các phương pháp điều trị khác

Một số phương pháp có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng vết thương đã được nghiên cứu và áp dụng:

Hút chân không giúp dẫn lưu dịch mủ tốt hơn.

Liệu pháp oxy cao áp làm tăng khả năng nuôi dưỡng các mô bị tổn thương nhiễm trùng.

Chiếu đèn plasma lạnh giúp vết thương nhanh khô ráo…vv

3.2 Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và các vitamin. Điều này giúp cơ thể luôn đầy đủ nguyên liệu để hình thành các tổ chức mô mới.

Hạn chế vận động tại khu vực có vết thương làm ảnh hưởng. Vết thương luôn cần sự ổn định để mau liền. Các tác động ngoại lực không cần thiết làm dằng xé vết thương, phá vỡ những liên kết mới hình thành.

4. Những việc tuyệt đối không được làm khi điều trị nhiễm trùng vết thương

Rắc thuốc bột, đắp thuốc lá lên vết thương

Dịch rỉ ra từ vết thương trộn với bột hay lá đắp lên tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chưa rõ hiệu quả của việc rắc thuốc bột hay đắp thuốc lá đến đâu. Việc này chắc chắn sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương hơn.

Ngâm vết thương vào nước trầu không hay các dung dịch dân gian khác

Khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước, biểu bì da có khuynh hướng mềm ra. Điều này tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Để vết thương luôn khô ráo là tốt nhất.

Rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già

Đây là sai lầm nhiều người gặp phải. Bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn cực mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn chúng còn phá hủy ngay cả các tế bào lành. Chất này chỉ được các bác sĩ sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch ngày đầu. Những ngày sau, nếu dùng lại oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành; vết thương sẽ lâu lành. Sử dụng cồn i-ốt pha loãng để rửa vết thương là tốt nhất.

Bác sĩ Nguyễn văn Luân