Bầu Ăn Sữa Chua Được Không? Các Loại Sữa Chua Nên Ăn Và

Bầu ăn sữa chua được không là câu hỏi của nhiều người. Thực tế, tùy theo loại sữa chua, tùy theo tình trạng sức khỏe của bầu mới quyết định được câu trả lời cho thắc mắc này. Cụ thể như sau.

Phụ nữ khi mang thai cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống. Trong đó, sữa chua là một loại thức uống từ sữa rất giàu chất dinh dưỡng mà nhiều người khuyên bà bầu nên ăn nhiều. Vậy bầu có nên ăn sữa chua được không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

bầu ăn sữa chua được không

Bà bầu ăn sữa chua

1. Có bầu ăn sữa chua được không?

1.1. Sữa chua chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu

Đối với những bà bầu thích vị chua nhẹ, ít ngán thì sữa chua là phù hợp nhất với khẩu vị của giai đoạn đầu thai kỳ. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn coliform gây bệnh và vi khuẩn kiết lỵ trong đường ruột.

Không những vậy, sau khi mang thai, đường tiêu hóa của con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng, lúc này nhu động đường tiêu hóa của bà bầu chậm lại, thời gian thức ăn đi qua đường tiêu hóa kéo dài đáng kể nên triệu chứng táo bón đương nhiên xuất hiện. Tình trạng này có thể được điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, chẳng hạn như uống một cốc sữa chua mỗi ngày có thể giảm bớt rắc rối này.

1.2. Sữa chua dễ tiêu hóa và hấp thụ

Quá trình lên men biến một phần canxi trong sữa thành canxi ion hóa. Sản phẩm phân hủy của protein sữa có trong sữa chua có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Do đó, canxi trong sữa chua dễ được cơ thể hấp thụ hơn sữa, hiệu suất sử dụng cao hơn.

Đồng thời, sữa chua có thể kích thích tiết axit dịch vị, tăng cường chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

1.3. Việc có nên ăn sữa chua phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bầu

Câu trả lời bầu 3 tháng ăn sữa chua được không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bà bầu. Nếu giai đoạn đầu thai kỳ bà bầu bị trào ngược axit, nghĩa là có nhiều axit trong dạ dày hơn. Vì vậy không thích hợp để ăn sữa chua nhiều vào lúc này do sữa chua có chứa nhiều axit. Tuy vậy, bà bầu vẫn có thể uống sữa chua sau khi ăn cơm 1 thời gian, khi trong bụng còn thức ăn. Nhưng lưu ý chỉ ăn lượng vừa phải, tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói. Nếu bà bầu không bị trào ngược axit thì có thể uống sữa chua bình thường.

Thêm một điều cần lưu ý đó là trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cần một lượng lớn canxi, khoảng 1000-1500mg mỗi ngày. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sữa chua để bổ sung lượng canxi này thì axit lactic trong sữa chua chuyển hóa ở gan có thể làm gánh nặng cho gan. Với những mẹ bầu đang có vấn đề về gan thì nên hạn chế uống sữa chua. Tóm lại, việc bầu ăn sữa chua được không còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của thai phụ.

bầu ăn sữa chua được không

Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

2. Bà bầu ăn sữa chua nha đam được không?

2.1. Nha đam có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai

Câu trả lời là không trong 3 tháng đầu và có thể thỉnh thoảng ăn trong 6 tháng còn lại. Lý do là bởi:

Nha đam có chứa một số chất độc nhất định, và liều lượng gây độc nói chung là 9-15 gam. Do đó, các bà mẹ tương lai có thể bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, viêm dạ dày xuất huyết và các phản ứng độc hại khác trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn. Cụ thể hơn, theo các nhà nghiên cứu, sau khi nha đam được phân hủy trong cơ thể thai phụ, chất emodin trong đó sẽ có tác dụng kích thích mạnh niêm mạc đường tiêu hóa gây khó tiêu, thậm chí buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu trầm trọng.

Thứ hai, lô hội còn có tác dụng thúc đẩy tử cung co bóp, phụ nữ mang thai ăn lô hội có thể gây đau bụng, tăng chảy máu, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai và tắc nghẽn các cơ quan nội tạng vùng chậu. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ tiêu thụ nước ép lô hội khi mang thai có thể gây chảy máu vùng chậu và thậm chí sẩy thai.

Ngoài ra, việc ăn nha đam không đúng cách cũng có thể gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát và khó chịu cho các trường hợp dị ứng da của bà bầu.

2.2. Cách khắc phục khi mẹ bầu ăn sữa chua nha đam

Mặc dù đã biết câu trả lời là không nên cho câu hỏi bầu ăn sữa chua được không với loại có thêm nha đam bên trong. Thế nhưng đôi khi không để ý, bà bầu có thể ăn nhầm. Lúc này mẹ bầu đừng hoảng sợ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu bạn gặp phải bất thường, và đừng bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.

Nếu mẹ bầu chỉ ăn rất ít nha đam ít thì không cần quá lo lắng mà cần tăng cường quan sát, đi khám và điều trị kịp thời nếu có bất thường. Nếu bạn đã bước qua ba tháng đầu của thai kỳ, ăn một chút lô hội sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

bầu ăn sữa chua được không

Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn sữa chua nha đam

3. Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm được không?

Câu trả lời là có, bởi ngoài công dụng của sữa chua như đã đề cập ở trên thì trong gạo nếp cẩm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé như sau.

3.1. Nhiều vitamin và khoáng chất

Trong sữa chua nếp cẩm có chứa protein, chất béo, sắt, kẽm, canxi, magie, photpho, kali, carbohydrate. Bên cạnh đó là các vitamin E, vitamin B. Điều đặc biệt là nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn đến 6,8% các loại gạo khác, còn con số này ở hàm lượng chất béo là hơn 20%.

Nhờ hàm lượng sắt có trong nếp cẩm mà sữa chua nếp cẩm được đánh giá là tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là bà bầu đang thiếu máu.

3.2. Sữa chua nếp cẩm giàu chất xơ

Sữa chua nếp cẩm có khá nhiều chất xơ giúp cho đường ruột của bà bầu tiêu hóa dễ dàng hơn.

bầu ăn sữa chua được không

Sữa chua nếp cẩm

Như vậy, chắc hẳn bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu ăn sữa chua được không. Cũng như một số lưu ý về việc nên ăn loại nào, nên tránh loại nào.