Phản ứng khóc theo “dây chuyền”
Ở lứa tuổi này, khi thấy con nhìn thấy một em bé khác đang khóc, thì bé cũng dễ khóc theo. Đây là một phản xạ khởi đầu sự thấu hiểu của bé với những người xung quanh. Khả năng này sẽ tiếp tục phát triển sâu sắc hơn vào những năm tới.
Gắn bó đặc biệt với một món đồ chơi
Từ tháng thứ 8, một số bé đã tỏ ra đặc biệt yêu thích một món đồ chơi, ví dụ như gấu bông hay xe ô tô… Theo tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này, món đồ chơi như một người bạn, mang lại cho bé cảm giác thân thuộc, an tâm.
Lo sợ khi xa bố mẹ, người thân yêu
Khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu phát triển cảm giác “lo sợ khi bị tách biệt”. Đó là lý do bé sẽ khóc khi phải xa mẹ tạm thời do mẹ có việc ra ngoài hoặc đi làm.
Khả năng bắt chước, học hỏi
Bé học hỏi, bắt chước rất nhanh những gì người lớn dạy. Vì vậy, mẹ có thể nhân đó dạy cho bé các hành vi cư xử đúng như chào, cảm ơn…
>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ 5 tháng tuổi và những mốc phát triển đáng kinh ngạc
Nghe và hiểu lời nói của người lớn
Khi được khen bé sẽ cười vui vẻ, khi bị mắng bé sẽ khóc, xị mặt ra. Hoặc bé có thể làm theo một số mệnh lệnh đơn giản từ bố mẹ.
Phân biệt người lạ, người quen
Bé sẽ sẵn sàng tươi cười, nói chuyện và đòi người thân bế. Với người lạ, bé sẽ quay đi hoặc khóc vì sợ. Mẹ đừng lo lắng nếu thấy bé nhà mình có vẻ tụt lại so với các bé đồng trang lứa. Vì sự phát triển của mỗi bé là khác nhau.
>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ? Và biết người lạ người quen?
3. Một số vấn đề thường gặp ở bé 8 tháng tuổi
Sau khi mẹ đã biết bé 8 tháng tuổi biết làm gì, mẹ cần hiểu thêm những vấn đề thường gặp ở trẻ.
3.1 Trẻ thiếu canxi – Mẹ cần làm gì?
Trước khi trả lời câu hỏi mẹ cần phải làm gì đối với trẻ thiếu canxi. Mẹ cần nhận biết được một số dấu hiệu bé 8 tháng tuổi bị thiếu canxi bao gồm:
- Dễ bị bệnh, và ăn mất ngon.
- Co cứng hoặc co thắt ở bàn tay, bàn chân.
- Bụng nhô ra, có thể trông giống như bụng ếch.
- Khó ngủ vào ban đêm và quấy khóc nhiều hơn bình thường.
- Cảm xúc và tính khí bất thường, bồn chồn và khó kiểm soát.
- Các cử động bất thường trên khuôn mặt (co giật của lưỡi và môi, rung mắt, v.v.)
- Nhìn thấy các mảng mồ hôi trên gối và trên tóc của bé trong thời gian ngủ trưa.
- Răng hình thành muộn và khi đã mọc, răng có những khiếm khuyết như lung lay và không thẳng hàng.
Nếu mẹ quan sát thấy những biểu hiện nêu trên; mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được định hướng cách bổ sung canxi và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm mẹ nhé.
Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện một số bước đơn giản như:
- Cho con bú sữa mẹ.
- Đảm bảo con được tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời.
- Đối với những trẻ sơ sinh bị co giật, canxi có thể được đưa trực tiếp vào máu.
>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì?