Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi – Hen phế quản

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh bởi ở độ tuổi này, hệ hô hấp của trẻ còn rất yếu và nhạy cảm với môi trường xung quanh. Những nguyên nhân nào gây ra ho cho trẻ dưới 1 tuổi? Làm gì khi trẻ dưới 1 tuổi bị ho? Bài thuốc dân gian nào an toàn và giải quyết hiệu quả tình trạng ho cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

Ho ở trẻ dưới 1 tuổi

Với trẻ dưới 1 tuổi, hầu hết bé nào cũng trải qua tình trạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên như ho, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Thường gặp nhất là tình trạng ho ở trẻ.

Các bậc phụ huynh cần hiểu, ho không phải là một bệnh lý mà ho là phản xạ bình thường của cơ thể để loại bỏ các bụi bẩn, dị vật và các tác nhân gây hại khỏi đường thở. Trẻ dưới 1 tuổi thường ho nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông. Ở đất nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, thời điểm giao mùa rất thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Chúng dễ dàng phát tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé.

Nếu trẻ bị ho húng hắng nhưng không có sốt, không nôn trớ, vẫn ăn uống bình thường, ngủ chơi bình thường thì bố mẹ cứ yên tâm vì đó là biểu hiện bình thường không cần phải cho trẻ đi thăm khám ngay.

Nhưng nếu trẻ ho kèm theo các dấu hiệu cảnh báo khác thì cần cho trẻ đi khám ngay bởi những diễn tiến bệnh lý hô hấp ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi thường rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời con có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây ho ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp nhất

Ho là bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây ra ho ở trẻ dưới 1 tuổi bao gồm:

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân làm khởi phát các cơn ho. Các tác nhân gây dị ứng và kích ứng đường thở thường gặp là khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm, bụi, nấm mốc và phấn hoa. Đôi khi không khí quá khô hoặc quá lạnh cũng kích thích đến cổ họng.

Ho do dị ứng có thể được giảm bớt khi người bệnh sử dụng các thuốc kháng histamin, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, giữ cho cơ thể đủ ấm và sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô. Tuy nhiên việc lạm dụng các thuốc kháng histamin có thể gây nhiều ảnh hưởng tới cơ thể của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Nhiễm virus

Trung bình trẻ sơ sinh có thể gặp phải 5 – 6 đợt ho, khò khè/năm do nhiễm virus. Ngoài ho, khò khè, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, sổ mũi. Những cơn ho do nhiễm virus thường là ho khan và có những trường hợp kéo dài đến cả tháng.

Viêm xoang

Bệnh viêm xoang đặc trưng bởi tình trạng lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm gây phù nề, gây tăng tiết nhầy. Lượng dư thừa chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng có thể làm người bệnh bị ho lâu ngày. Người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn hắng giọng. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể đặc trưng bởi các cơn ho về đêm.

Trên thực tế lâm sàng, viêm xoang cũng chính là nguyên nhân gây ho kéo dài phổ biến nhất.

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính đặc trưng bằng tình trạng viêm mạn tính của đường thở gây nên phù nề, co thắt, tiết dịch và hẹp đường thở khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường. Hen suyễn là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Tính riêng tại thành phố HCM thì trung bình cứ 10 trẻ sẽ có 3 trẻ mắc hen suyễn. Hen suyễn gây ra những đợt khò khè tái phát thường xuyên ở trẻ, trẻ thường xuyên khó thở và ho. Ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ho do hen suyễn có thể là ho có đờm hoặc ho khan.

Trẻ có bố mẹ mắc hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng thường có nguy cơ cao hơn mắc hen suyễn. Nếu trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen.

cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị ho

Việc các mẹ cần làm khi trẻ bắt đầu có triệu chứng ho là theo dõi kỹ các triệu chứng kèm theo để cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình chăm sóc trẻ để giúp cải thiện tình trạng ho của con:

Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, việc cần làm đầu tiên là cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như kháng thể có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bé chống lại các tác nhân gây bệnh.

Rửa mũi bằng nước muối loãng

Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn nhất là sử dụng nước muối loãng. Nếu con ho khan hay dị ứng thì có thể cân nhắc các phương pháp khác. Nếu bé ho kèm theo tiếng khò khè thì có thể mũi của bé có dịch nhầy, chất dịch nhầy này tràn xuống đường hô hấp gây phản xạ ho.

Mẹ có thể nhỏ nước muối loãng vào mũi của bé, giúp giảm bớt chất nhầy, kháng khuẩn và làm thông thoáng đường thở. Nhờ đó, con yêu sẽ bớt ho, nghẹt mũi. Lưu ý có thể sử dụng dụng cụ hút mũi nhưng cần tham khảo cách hút mũi đúng cách từ phía các chuyên gia.

Cho trẻ tắm nước ấm thêm chút gừng hoặc dầu tràm

Gừng là vị thuốc có tính ôn, vị cay nên khi tắm cho bé trong nước gừng sẽ làm ấm cơ thể, hạn chế các cơn ho. Sau khi rửa sạch gừng, mẹ nướng qua và để nguội, rửa sạch và cắt thành nhiều lát mỏng rồi cho vào trong thau nước ấm. Khi bé hít hơi nước gừng ấm giúp cổ họng dễ chịu hơn, hít thở dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể thay thế gừng bằng tinh dầu tràm.

Nên dùng gừng hay tinh dầu tràm với lượng vừa phải, không nên lạm dụng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong lúc tắm mẹ cần cho ngực và lưng con yêu được ngập nước. Mẹ không nên tắm quá lâu. Phòng tắm phải đủ kín gió. Sau khi tắm, cơ thể bé phải được lau khô trước khi mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh, gây ho nặng hơn.

Bổ sung vitamin C và cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng

Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống cảm lạnh, chống nhiễm trùng. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con qua các thực phẩm: hoa quả mọng nước, trái cây họ cam, rau xanh…

Ho sẽ làm đau họng nên trẻ sẽ biếng ăn hơn. Mẹ nên cho bé ăn các món dễ nuốt, mềm như cháo, súp dinh dưỡng. Mặc dù không trực tiếp điều trị ho nhưng chất dinh dưỡng sẽ nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để bé nhanh hết ho.

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng những bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian sau có thể làm giảm tình trạng ho ở trẻ trong giai đoạn đầu. Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng những bài thuốc dân gian rất an toàn và hiệu quả trong giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu ho có dấu hiệu tăng lên kèm theo các triệu chứng khác thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị bằng thuốc.

Hoa hồng bạch hấp cách thủy với đường phèn

Chuẩn bị: Cánh hoa hồng bạch, đường phèn

Cách làm: Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy.

Cách dùng: Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Lá diếp cá

Rau diếp cá là một vị thuốc dân gian được biết đến là kháng sinh tự nhiên trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị: Lá diếp cá, nước vo gạo

Cách làm: Lá diếp cá rửa sạch,giã nhuyễn; trộn với một bát nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Để nguội và lọc lấy nước cho bé uống.

Cách dùng: Cho bé uống 2-3 lần một ngày, uống sau bữa ăn 1 giờ.

Quất hoặc chanh hấp đường phèn

Chuẩn bị: Quất, đường phèn

Cách làm: Quất rửa sạch, cắt chéo hai đường trên đầu quả quất, bỏ hết hạt quất ra. Cho vào nồi một bát nước, đổ đường phèn vào đun cho đến khi đường tan.

Khi đường tan, đổ quất vào nồi, vặn nhỏ lửa, đun cho đến khi quả quất hơi dẹt xuống thì tắt bếp.

Cách dùng: Cho bé uống 2-3 lần một ngày, uống sau bữa ăn 1 giờ.

Lá hẹ hấp đường phèn trị ho đờm ở trẻ dưới 1 tuổi an toàn

Lá hẹ có vi cay hơi chua, tính ấm, bổ can thận, bổ dương, cầm máu, tiêu đờm…được ông bà ta dùng chữa ho từ xa xưa.

Chuẩn bị: Lá hẹ, đường phèn

Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào chén. Thêm đường phèn rồi hấp cách thủy.

Cách dùng: Chắt lấy nước hẹ cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 2 -3 thìa, uống trong vài ngày trẻ sẽ giảm ho.

Lá húng chanh kết hợp quất xanh

Húng chanh có tính ấm, vị cay, tinh dầu trong húng chanh có tác dụng trừ đờm, chữa ho, viêm họng cho trẻ

Chuẩn bị: Lá húng chanh, quất xanh

Cách làm: 15-16 lá húng chanh rửa sạch, cho thêm 4-5 quả quất xanh rồi xay nhuyễn hỗn hợp. Cho đường phèn vừa đủ rồi hấp cách thủy 20 phút.

Cách dùng: Cho trẻ uống 1-2 lần mỗi ngày

Trị ho bằng siro ho đờm từ thảo dược

Trẻ dưới 1 tuổi bác sĩ rất hạn chế cho sử dụng kháng sinh vì sức đề kháng kém. Ngoài ra sử dụng kháng sinh sẽ có rất nhiều tác dụng không mong muốn khác. Để điều trị ho đờm ở trẻ dưới 1 tuổi nhanh hơn, thay vì chỉ dùng các cách trị ho cho các bé dưới 1 tuổi bằng phương pháp dân gian, có thể sử dụng kèm các loại thuốc ho từ thảo dược.

Tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi cho con mình uống, hoặc có thể nhờ tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Hi vọng với những thông tin trên, các mẹ đã trả lời được câu hỏi “Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi”. Cần hỗ trợ thêm thông tin về các bệnh lý hô hấp, các mẹ có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 5454 35 hoặc nhắn tin qua zalo 0916 561 338 để gặp trực tiếp các bác sĩ nhé!

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi – Hen phế quản

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh bởi ở độ tuổi này, hệ hô hấp của trẻ còn rất yếu và nhạy cảm với môi trường xung quanh. Những nguyên nhân nào gây ra ho cho trẻ dưới 1 tuổi? Làm gì khi trẻ dưới 1 tuổi bị ho? Bài thuốc dân gian nào an toàn và giải quyết hiệu quả tình trạng ho cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

Ho ở trẻ dưới 1 tuổi

Với trẻ dưới 1 tuổi, hầu hết bé nào cũng trải qua tình trạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên như ho, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Thường gặp nhất là tình trạng ho ở trẻ.

Các bậc phụ huynh cần hiểu, ho không phải là một bệnh lý mà ho là phản xạ bình thường của cơ thể để loại bỏ các bụi bẩn, dị vật và các tác nhân gây hại khỏi đường thở. Trẻ dưới 1 tuổi thường ho nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông. Ở đất nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, thời điểm giao mùa rất thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Chúng dễ dàng phát tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé.

Nếu trẻ bị ho húng hắng nhưng không có sốt, không nôn trớ, vẫn ăn uống bình thường, ngủ chơi bình thường thì bố mẹ cứ yên tâm vì đó là biểu hiện bình thường không cần phải cho trẻ đi thăm khám ngay.

Nhưng nếu trẻ ho kèm theo các dấu hiệu cảnh báo khác thì cần cho trẻ đi khám ngay bởi những diễn tiến bệnh lý hô hấp ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi thường rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời con có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây ho ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp nhất

Ho là bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây ra ho ở trẻ dưới 1 tuổi bao gồm:

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân làm khởi phát các cơn ho. Các tác nhân gây dị ứng và kích ứng đường thở thường gặp là khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm, bụi, nấm mốc và phấn hoa. Đôi khi không khí quá khô hoặc quá lạnh cũng kích thích đến cổ họng.

Ho do dị ứng có thể được giảm bớt khi người bệnh sử dụng các thuốc kháng histamin, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, giữ cho cơ thể đủ ấm và sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô. Tuy nhiên việc lạm dụng các thuốc kháng histamin có thể gây nhiều ảnh hưởng tới cơ thể của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Nhiễm virus

Trung bình trẻ sơ sinh có thể gặp phải 5 – 6 đợt ho, khò khè/năm do nhiễm virus. Ngoài ho, khò khè, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, sổ mũi. Những cơn ho do nhiễm virus thường là ho khan và có những trường hợp kéo dài đến cả tháng.

Viêm xoang

Bệnh viêm xoang đặc trưng bởi tình trạng lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm gây phù nề, gây tăng tiết nhầy. Lượng dư thừa chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng có thể làm người bệnh bị ho lâu ngày. Người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn hắng giọng. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể đặc trưng bởi các cơn ho về đêm.

Trên thực tế lâm sàng, viêm xoang cũng chính là nguyên nhân gây ho kéo dài phổ biến nhất.

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính đặc trưng bằng tình trạng viêm mạn tính của đường thở gây nên phù nề, co thắt, tiết dịch và hẹp đường thở khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường. Hen suyễn là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Tính riêng tại thành phố HCM thì trung bình cứ 10 trẻ sẽ có 3 trẻ mắc hen suyễn. Hen suyễn gây ra những đợt khò khè tái phát thường xuyên ở trẻ, trẻ thường xuyên khó thở và ho. Ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ho do hen suyễn có thể là ho có đờm hoặc ho khan.

Trẻ có bố mẹ mắc hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng thường có nguy cơ cao hơn mắc hen suyễn. Nếu trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen.

cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị ho

Việc các mẹ cần làm khi trẻ bắt đầu có triệu chứng ho là theo dõi kỹ các triệu chứng kèm theo để cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình chăm sóc trẻ để giúp cải thiện tình trạng ho của con:

Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, việc cần làm đầu tiên là cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như kháng thể có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bé chống lại các tác nhân gây bệnh.

Rửa mũi bằng nước muối loãng

Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn nhất là sử dụng nước muối loãng. Nếu con ho khan hay dị ứng thì có thể cân nhắc các phương pháp khác. Nếu bé ho kèm theo tiếng khò khè thì có thể mũi của bé có dịch nhầy, chất dịch nhầy này tràn xuống đường hô hấp gây phản xạ ho.

Mẹ có thể nhỏ nước muối loãng vào mũi của bé, giúp giảm bớt chất nhầy, kháng khuẩn và làm thông thoáng đường thở. Nhờ đó, con yêu sẽ bớt ho, nghẹt mũi. Lưu ý có thể sử dụng dụng cụ hút mũi nhưng cần tham khảo cách hút mũi đúng cách từ phía các chuyên gia.

Cho trẻ tắm nước ấm thêm chút gừng hoặc dầu tràm

Gừng là vị thuốc có tính ôn, vị cay nên khi tắm cho bé trong nước gừng sẽ làm ấm cơ thể, hạn chế các cơn ho. Sau khi rửa sạch gừng, mẹ nướng qua và để nguội, rửa sạch và cắt thành nhiều lát mỏng rồi cho vào trong thau nước ấm. Khi bé hít hơi nước gừng ấm giúp cổ họng dễ chịu hơn, hít thở dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể thay thế gừng bằng tinh dầu tràm.

Nên dùng gừng hay tinh dầu tràm với lượng vừa phải, không nên lạm dụng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong lúc tắm mẹ cần cho ngực và lưng con yêu được ngập nước. Mẹ không nên tắm quá lâu. Phòng tắm phải đủ kín gió. Sau khi tắm, cơ thể bé phải được lau khô trước khi mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh, gây ho nặng hơn.

Bổ sung vitamin C và cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng

Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống cảm lạnh, chống nhiễm trùng. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con qua các thực phẩm: hoa quả mọng nước, trái cây họ cam, rau xanh…

Ho sẽ làm đau họng nên trẻ sẽ biếng ăn hơn. Mẹ nên cho bé ăn các món dễ nuốt, mềm như cháo, súp dinh dưỡng. Mặc dù không trực tiếp điều trị ho nhưng chất dinh dưỡng sẽ nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để bé nhanh hết ho.

Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng những bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian sau có thể làm giảm tình trạng ho ở trẻ trong giai đoạn đầu. Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng những bài thuốc dân gian rất an toàn và hiệu quả trong giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu ho có dấu hiệu tăng lên kèm theo các triệu chứng khác thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị bằng thuốc.

Hoa hồng bạch hấp cách thủy với đường phèn

Chuẩn bị: Cánh hoa hồng bạch, đường phèn

Cách làm: Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy.

Cách dùng: Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Lá diếp cá

Rau diếp cá là một vị thuốc dân gian được biết đến là kháng sinh tự nhiên trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị: Lá diếp cá, nước vo gạo

Cách làm: Lá diếp cá rửa sạch,giã nhuyễn; trộn với một bát nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Để nguội và lọc lấy nước cho bé uống.

Cách dùng: Cho bé uống 2-3 lần một ngày, uống sau bữa ăn 1 giờ.

Quất hoặc chanh hấp đường phèn

Chuẩn bị: Quất, đường phèn

Cách làm: Quất rửa sạch, cắt chéo hai đường trên đầu quả quất, bỏ hết hạt quất ra. Cho vào nồi một bát nước, đổ đường phèn vào đun cho đến khi đường tan.

Khi đường tan, đổ quất vào nồi, vặn nhỏ lửa, đun cho đến khi quả quất hơi dẹt xuống thì tắt bếp.

Cách dùng: Cho bé uống 2-3 lần một ngày, uống sau bữa ăn 1 giờ.

Lá hẹ hấp đường phèn trị ho đờm ở trẻ dưới 1 tuổi an toàn

Lá hẹ có vi cay hơi chua, tính ấm, bổ can thận, bổ dương, cầm máu, tiêu đờm…được ông bà ta dùng chữa ho từ xa xưa.

Chuẩn bị: Lá hẹ, đường phèn

Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào chén. Thêm đường phèn rồi hấp cách thủy.

Cách dùng: Chắt lấy nước hẹ cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 2 -3 thìa, uống trong vài ngày trẻ sẽ giảm ho.

Lá húng chanh kết hợp quất xanh

Húng chanh có tính ấm, vị cay, tinh dầu trong húng chanh có tác dụng trừ đờm, chữa ho, viêm họng cho trẻ

Chuẩn bị: Lá húng chanh, quất xanh

Cách làm: 15-16 lá húng chanh rửa sạch, cho thêm 4-5 quả quất xanh rồi xay nhuyễn hỗn hợp. Cho đường phèn vừa đủ rồi hấp cách thủy 20 phút.

Cách dùng: Cho trẻ uống 1-2 lần mỗi ngày

Trị ho bằng siro ho đờm từ thảo dược

Trẻ dưới 1 tuổi bác sĩ rất hạn chế cho sử dụng kháng sinh vì sức đề kháng kém. Ngoài ra sử dụng kháng sinh sẽ có rất nhiều tác dụng không mong muốn khác. Để điều trị ho đờm ở trẻ dưới 1 tuổi nhanh hơn, thay vì chỉ dùng các cách trị ho cho các bé dưới 1 tuổi bằng phương pháp dân gian, có thể sử dụng kèm các loại thuốc ho từ thảo dược.

Tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi cho con mình uống, hoặc có thể nhờ tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Hi vọng với những thông tin trên, các mẹ đã trả lời được câu hỏi “Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi”. Cần hỗ trợ thêm thông tin về các bệnh lý hô hấp, các mẹ có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 5454 35 hoặc nhắn tin qua zalo 0916 561 338 để gặp trực tiếp các bác sĩ nhé!