Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? – Long Châu

Câu hỏi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vấn đề quan tâm của hầu hết các mẹ có con trong độ tuổi sơ sinh. Lý do bởi vì tốc độ tăng cân chính là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển, sức khỏe của các bé. Vậy đâu mới là số cân nặng đạt chuẩn cho trẻ 2 tháng tuổi? Theo dõi ngay bài viết của chúng tôi nhé!

Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá sự phát triển và sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý?

Trong năm đầu tiên chào đời, sự phát triển của trẻ sẽ chia thành nhiều giai đoạn, trong đó 3 tháng đầu là khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Bé sẽ lớn lên “trông thấy” cả về cân nặng và chiều cao. Về cân nặng có thể tăng từ 1 – 1,2kg/ tháng và chiều dài có thể tăng đến 3cm/ tháng. Càng về những tháng sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm từ 600g/ tháng trong khoảng 4 – 6 tháng tuổi và 300 – 400g/ tháng trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên thực tế mỗi bé sẽ có một tốc độ tăng trưởng khác nhau nên việc tăng cân ở từng bé cũng không giống nhau.

Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam để tính toán thì cân nặng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ rơi vào khoảng 4,3 – 6kg ở bé trai và 4 – 5,4kg ở bé gái. Đây chính là cân nặng tham khảo cho các cha mẹ thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tăng cân chậm hoặc không tăng còn phụ thuộc vào dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, nếu người mẹ ăn uống thiếu chất hoặc bé bú không đủ no thì bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng.

Ngoài chỉ số cân nặng thì những biểu hiện bên ngoài của bé cũng rất quan trọng để chứng tỏ bé đang phát triển bình thường. Cha mẹ không nên chỉ theo dõi cân nặng theo từng tuần riêng biệt mà cần quan sát trong một thời gian dài để có nhận định chính xác và khách quan hơn về quá trình phát triển của trẻ. Hãy đưa bé yêu đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu chậm tăng cân. Đặc biệt, cha mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý áp dụng những bài thuốc dân gian chưa qua kiểm chứng để thúc đẩy sự tăng cân của trẻ.

Làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu không tăng cân hoặc tăng cân chậm, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Xem xét và bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với thể trạng cũng như đáp ứng đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tùy theo tháng tuổi của trẻ sơ sinh.
  • Hãy vắt sữa mẹ ra bình và dùng núm vú để đưa sữa mẹ vào miệng bé để bé sẽ bổ sung được đủ lượng sữa cần thiết và đạt được cân nặng như mong muốn.
  • Cha mẹ nên chú ý quan sát con mỗi khi cho con bú để đảm bảo rằng bé ngậm núm vú mẹ đúng cách và không gặp khó khăn gì trong việc bú sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ không có kinh nghiệm thì nên nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
  • Mẹ hãy cho bé bú theo thời gian khoa học, đáp ứng nguồn sữa cần thiết khi bé có dấu hiệu đói kể cả ngày hoặc đêm. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ thì mẹ nên cho con bú một lần để tập cho bé thói quen bú mẹ đều đặn, không bú vặt. Riêng với trường hợp những trẻ bú sữa công thức sau một khoảng từ 3 – 4 giờ, các mẹ hãy cho bé bú.
  • Tránh hoặc hạn chế việc để bé ngậm núm vú giả hàng giờ đồng hồ, các mẹ chỉ nên cầm cho bé bú hết lượng sữa trong bình và sau đó ngưng. Nhiều cha mẹ thấy con thích thú với việc ngậm núm vú giả và chiều theo ý con, tuy nhiên chính điều này sẽ vô tình tạo cho trẻ thói quen xấu.
  • Phụ huynh cần đảm bảo giấc ngủ của con đúng giờ, đủ và ngon giấc. Như vậy bé mới có sự phát triển toàn diện, không quấy khóc, bé khoẻ mạnh mà mẹ cũng có nhiều thời gian cho bản thân hơn.
  • Mẹ hãy tập thói quen ghi chép và theo dõi cân nặng của trẻ định kỳ, khoảng 2 tuần thì cha mẹ nên sắp xếp, kiểm tra cân nặng của bé để xem xét sự phát triển của bé so với các số liệu tiêu chuẩn mà các bác sĩ đưa ra.

Cha mẹ cần lưu ý, cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bé là khác nhau nên câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo. Các mẹ không nên quá đặt nặng vấn đề cân nặng của bé để tạo áp lực cho chính bản thân mình. Chúc gia đình và bé yêu luôn khỏe mạnh!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? – Long Châu

Câu hỏi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vấn đề quan tâm của hầu hết các mẹ có con trong độ tuổi sơ sinh. Lý do bởi vì tốc độ tăng cân chính là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển, sức khỏe của các bé. Vậy đâu mới là số cân nặng đạt chuẩn cho trẻ 2 tháng tuổi? Theo dõi ngay bài viết của chúng tôi nhé!

Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá sự phát triển và sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý?

Trong năm đầu tiên chào đời, sự phát triển của trẻ sẽ chia thành nhiều giai đoạn, trong đó 3 tháng đầu là khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Bé sẽ lớn lên “trông thấy” cả về cân nặng và chiều cao. Về cân nặng có thể tăng từ 1 – 1,2kg/ tháng và chiều dài có thể tăng đến 3cm/ tháng. Càng về những tháng sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm từ 600g/ tháng trong khoảng 4 – 6 tháng tuổi và 300 – 400g/ tháng trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên thực tế mỗi bé sẽ có một tốc độ tăng trưởng khác nhau nên việc tăng cân ở từng bé cũng không giống nhau.

Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam để tính toán thì cân nặng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ rơi vào khoảng 4,3 – 6kg ở bé trai và 4 – 5,4kg ở bé gái. Đây chính là cân nặng tham khảo cho các cha mẹ thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tăng cân chậm hoặc không tăng còn phụ thuộc vào dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, nếu người mẹ ăn uống thiếu chất hoặc bé bú không đủ no thì bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng.

Ngoài chỉ số cân nặng thì những biểu hiện bên ngoài của bé cũng rất quan trọng để chứng tỏ bé đang phát triển bình thường. Cha mẹ không nên chỉ theo dõi cân nặng theo từng tuần riêng biệt mà cần quan sát trong một thời gian dài để có nhận định chính xác và khách quan hơn về quá trình phát triển của trẻ. Hãy đưa bé yêu đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu chậm tăng cân. Đặc biệt, cha mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý áp dụng những bài thuốc dân gian chưa qua kiểm chứng để thúc đẩy sự tăng cân của trẻ.

Làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu không tăng cân hoặc tăng cân chậm, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Xem xét và bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với thể trạng cũng như đáp ứng đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tùy theo tháng tuổi của trẻ sơ sinh.
  • Hãy vắt sữa mẹ ra bình và dùng núm vú để đưa sữa mẹ vào miệng bé để bé sẽ bổ sung được đủ lượng sữa cần thiết và đạt được cân nặng như mong muốn.
  • Cha mẹ nên chú ý quan sát con mỗi khi cho con bú để đảm bảo rằng bé ngậm núm vú mẹ đúng cách và không gặp khó khăn gì trong việc bú sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ không có kinh nghiệm thì nên nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
  • Mẹ hãy cho bé bú theo thời gian khoa học, đáp ứng nguồn sữa cần thiết khi bé có dấu hiệu đói kể cả ngày hoặc đêm. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ thì mẹ nên cho con bú một lần để tập cho bé thói quen bú mẹ đều đặn, không bú vặt. Riêng với trường hợp những trẻ bú sữa công thức sau một khoảng từ 3 – 4 giờ, các mẹ hãy cho bé bú.
  • Tránh hoặc hạn chế việc để bé ngậm núm vú giả hàng giờ đồng hồ, các mẹ chỉ nên cầm cho bé bú hết lượng sữa trong bình và sau đó ngưng. Nhiều cha mẹ thấy con thích thú với việc ngậm núm vú giả và chiều theo ý con, tuy nhiên chính điều này sẽ vô tình tạo cho trẻ thói quen xấu.
  • Phụ huynh cần đảm bảo giấc ngủ của con đúng giờ, đủ và ngon giấc. Như vậy bé mới có sự phát triển toàn diện, không quấy khóc, bé khoẻ mạnh mà mẹ cũng có nhiều thời gian cho bản thân hơn.
  • Mẹ hãy tập thói quen ghi chép và theo dõi cân nặng của trẻ định kỳ, khoảng 2 tuần thì cha mẹ nên sắp xếp, kiểm tra cân nặng của bé để xem xét sự phát triển của bé so với các số liệu tiêu chuẩn mà các bác sĩ đưa ra.

Cha mẹ cần lưu ý, cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bé là khác nhau nên câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo. Các mẹ không nên quá đặt nặng vấn đề cân nặng của bé để tạo áp lực cho chính bản thân mình. Chúc gia đình và bé yêu luôn khỏe mạnh!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp