Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ: Nguyên nhân và cách khắc

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ là tình trạng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Điều này khiến con gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy nguyên do và cách khắc phục như thế nào, mẹ hãy đọc và tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ

Lý do khiến trẻ sơ sinh không chịu bú sữa mẹ tùy thuộc theo từng giai đoạn trong quá trình phát triển mà trẻ có thể từ chối bú sữa mẹ, một số nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra như sau:

Mẹ cho bé bú sai cách

Cách cho con bú sữa mẹ của bạn chưa đúng khiến em bé không cả thấy thoải mái. Trẻ vẹo cổ khi chỉ được cho bú ở một bên khiến trẻ không còn hứng thú với việc bú mẹ.

Một số trường hợp, người mẹ thiếu hứng thú trong việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến vấn đề bé có đủ thời gian bú sữa mẹ. Người mẹ không chú ý hoặc nói to trong khi cho con bú cũng khiến trẻ sơ sinh khó chịu, từ đó dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ. Những phản ứng mạnh của bạn khi bị bé cắn khi cho bú cũng có thể gây cho bé cảm giác không muốn bú hoặc đôi khi trẻ chỉ đơn giản là trẻ quá lơ là không muốn bú mẹ.

Mẹ có những bất thường về sức khỏe

Cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố khiến mùi vị của sữa mẹ cũng theo đó mà khác trước và đôi khi trẻ sơ sinh không thích điều này. Mẹ gặp vấn đề về núm vú trong một thời gian như viêm vú hay nhiễm trùng vú, khiến mùi vị của vú trở nên mặn hơn.

Mẹ ít sữa, không có đủ sữa cho con bú, phải thường xuyên cho trẻ ăn thêm sữa ngoài. Việc bổ sung sữa công thức hoặc sử dụng núm vú giả quá nhiều có thể làm giảm nguồn sữa của mẹ và có thể bé sẽ từ chối bú khi nguồn sữa của mẹ không còn dồi dào cho bé bú. Rồi sau đó, trẻ đã quen bú bình trước khi bú mẹ.

Bé có những bất thường về sức khỏe

Bé đang gặp một số vấn đề khiến bé có cảm giác đau hoặc khó chịu. Ví dụ như có thể bé đang trong giai đoạn mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp, khi bú sẽ gây cảm giác đau miệng. Ở một số trường hợp có thể con đang bị nhiễm trùng tai nên bé sẽ đau đơn ở tư thế được bế khi bú.

Ngoài ra còn có thể do chấn thương hoặc đau nhức do tiêm chủng cũng có thể gây khó chịu cho bé ở một vài tư thế bú. Một số trường hợp bé bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi khiến khó thở và làm cho bé không chịu bú.

Bé nhận ra sự khác thường

Những thay đổi về mùi của bạn do xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da hoặc chất khử mùi mới của mẹ có thể khiến con tạm thời không chịu bú sữa. Những thay đổi về mùi vị của sữa mẹ do thức ăn mẹ ăn, thuốc uống, kinh nguyệt hoặc mang thai trở lại cũng có thể làm cho bé không hứng thú với sữa của mẹ. Những thay đổi về sự vậy xung quanh, tiếng động cũng khiến bé bị phân tâm, sao nhãng việc bú sữa mẹ.

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ tiềm tàng những nguy cơ gì?

Nếu trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ thì nguy cơ hai mẹ con gặp phải một số vấn đề như sau là rất dễ xảy ra:

  • Mẹ bị tắc tia sữa
  • Giảm nguồn sữa mẹ
  • Cân nặng em bé không đạt chuẩn
  • Gây ra sự khó chịu cho cả mẹ và bé
  • Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ
  • Mẹ có thể bị đau núm vú, ngực căng tức và sưng.

12 cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ

Cho trẻ bú sữa khi có nhu cầu

Có thể để trẻ bú bất cứ lúc nào có nhu cầu, điều này sẽ giúp tạo phản xạ tự nhiên cho sữa hoạt động cũng như hình thành thói quen trẻ thích bú mẹ.

Hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay đều được cho bú theo một lịch trình cố định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bé cũng tuân theo đúng lịch trình có sẵn này. Các mẹ cũng không cần quá cứng nhắc theo thời gian biểu, khi trẻ có dấu hiệu muốn bú sữa, hãy đáp ứng để đảm bảo lượng thức ăn cho bé, từ đó không lo bị sụt cân hoặc thiếu dinh dưỡng.

Mẹ hãy vắt sữa nếu có thể

Nếu trẻ từ chối ngậm khi bạn cố gắng cho bú thì có thể là vì sữa xuống quá nhanh khiến trẻ không kịp xử lý. Trong trường hợp này, bạn có thể vắt một ít sữa trước khi cho trẻ bú. Thông thường, sẽ đến một thời điểm nào đó, mẹ sẽ cảm thấy ngực bạn rất căng sữa, đầy sữa. Điều này khiến mẹ cảm giác rằng bé bú không được nhiều trong khi thực tế là bé đã bú đủ no rồi. Chăm chỉ vắt sữa để mẹ tránh bị đau, căng tức ngực, giảm nguy cơ bị viêm vú hoặc tắc ống dẫn.

Mẹ nên linh hoạt đổi tư thế cho con bú

Một số em bé cảm thấy không thoải mái khi bú sữa mẹ ở một số tư thế như nằm, ngồi hoặc một tư thế nào đó trong một thời gian dài. Nhiều trẻ sơ sinh chỉ thích bú một bên hoặc đòi bú cả hai bên luân phiên nhau và nó có thể thay đổi theo quá trình lớn lên của bé. Vì vậy việc thử thay đổi tư thế khi cho con bú khiến con thoải mái hơn không phải là một giải pháp kém hiệu quả. Tư thế cho trẻ bú đúng như sau:

Đối với tư thế ngồi mẹ nên chọn một chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường hoặc ghế ngồi. Tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung vững chắc. Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé. Đảm bảo ba điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ.

Sai lầm thường gặp đó là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé.

Ngoài ra, còn có một số cách bế bé bú ở tư thế ngồi khác như: tư thế ôm bồng, tư thế ôm trẻ với cách tay đối diện. Mẹ có thể lựa chọn tư thế ôm bé sao cho cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất và phải đảm bảo tư thế 3 điểm thẳng hàng (đầu – lưng – mông) và trẻ nằm nghiêng về hướng mẹ, bụng chạm bụng và mặt chạm ngực.

Đối với tư thế nằm, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Đây là tư thế mà rất nhiều mẹ thực hiện bởi vì bé sẽ ti được lượng sữa nhiều ở tư thế này. Khi cho con bú ở tư thế này mẹ nằm nghiêng song song với con sau đó đặt con sát cạnh người rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.

Đây là tư thế mẹ được thư giãn và thoải mái nhất nên mẹ rất dễ bị ngủ quên và con cũng vậy. Nếu mẹ ngủ quên mà không rút đầu ti ra khỏi miệng của con thì có thể đầu ti sẽ đè lên mũi của con dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thực hiện tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát bé, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ được rút ra khỏi miệng của con.

Thêm vào đó, mẹ cũng phải nhận biết được dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng:

  • Miệng bé mở to – rộng, ngậm trọn quầng vú mẹ
  • Cằm bé chạm vào vú mẹ, má phồng
  • Quầng vú phía trên nhìn thấy nhiều hơn phía dưới
  • Lưỡi con chìa ra ngoài, trên môi dưới và dưới núm vú

Kích thích quá trình tiết sữa của mẹ

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ nguyên do có thể vì mẹ ít sữa hoặc dòng sữa chảy chậm, trong khi bé mong muốn và đòi bú nhiều hơn nữa.

Nếu thấy bé đang cố gắng để được bú thì bạn nên chuyển bé sang bên kia bú tiếp hoặc ép, nén vú để sữa chảy ra nhiều hơn. Mẹ thực hiện động tác xoa bóp nhẹ nhàng để bé bú sữa được nhịp nhàng và đều đặn; đồng thời tránh được tổn thương vú hoặc khiến bé bị sặc sữa.

Mẹ hãy tăng tiếp xúc da thịt với trẻ

Tiếp xúc da chạm da sẽ giúp bé theo bản năng của mình tìm thấy vị trí cung cấp thức ăn và nhắc nhở rằng bé cần phải ăn. Ngoài ra, điều này cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ chịu hơn khi bú sữa mẹ. Với người mẹ, cách này giúp mẹ bớt căng thẳng, giữ mối liên kết giữa mẹ và con nhiều hơn.

Để thực hiện phương pháp này, bạn nên cởi áo cho da chạm da với bé, có thể bú sữa trên giường hoặc bồn tắm. Da kề da thường giúp trẻ chấm dứt quá trình bỏ bú này. Tạo nhiều điều kiện, thời gian cho trẻ tiếp xúc nhiều bên mẹ. Có thể để cho trẻ ngủ cùng mẹ để trẻ dần quen hơi mẹ và bám mẹ nhiều hơn.

Mẹ hãy dùng bình sữa nếu như bé muốn

Nhiều trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ nhưng lại rất thích bú bình. Nếu việc bú bình không khiến bạn cảm thấy phiền lòng thì hãy cứ tiếp tục cho con bú bình bằng cách này, mẹ sẽ phải vắt sữa hoặc dùng sữa bột, sữa công thức pha sẵn rồi cho vào bình.

Không để bé bị ảnh hưởng bởi những điều xung quanh

Trẻ sơ sinh sau 3 tháng tuổi sẽ dần để ý đến môi trường xung quanh, con dễ bị lôi cuốn bởi những sự vật, sự việc diễn ra.

Chính vì điều này là thử thách dành cho bác bà mẹ khi các bé không còn ngoan ngoãn chịu nằm yên bú mớm. Để khắc phục điều này, mẹ có thể cho bé bú khi bé đang buồn ngủ hoặc vừa thức dậy, lúc này mọi sự tập trung của con mẹ dễ dàng điều hướng hơn. Mẹo nhỏ là mẹ thu hút sự tập trung bằng những đồ vật màu sắc gắn trên người mình để kích thích thị giác của von, hướng sự tập trung của bé. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa trong một căn phòng yên tĩnh, không bật tivi hay nhạc.

Luôn để bé trong nhiệt độ phòng lý tưởng

Thời tiết khó chịu như nắng nóng, oi bức đôi khi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu hợp tác trong việc bú mẹ. Mẹ nên làm mát ngôi nhà bằng nhiều cách để khiến nhiệt độ phòng luôn ở mức lý tưởng, để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn từ đó tích cực bú hơn.

Mẹ hãy kiểm soát chính xác định lượng thức ăn cung cấp cho con

Hầu hết các bà mẹ sẽ tập cho con mình ăn dặm sau 6 tháng trên cơ sở sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Nếu như mẹ quá lạm dụng vào thức ăn dặm hoặc sữa bột, điều này sẽ làm giảm sự hấp dẫn của sữa mẹ đối với trẻ, kết quả là bé bỏ bú mẹ, bé không chịu bú mẹ.

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ cần cân nhắc và kiểm soát lượng thức ăn cân đối sao cho phù hợp, đặc biệt là khi trẻ ăn thức ăn rắn quá nhiều gây ra khó tiêu, táo bón.

Mẹ cần phải theo dõi những dấu hiệu bất thường của con

Việc bé từ chối bú mẹ có thể do bất kỳ yếu tố nào, bao gồm cả viêm vú (có thể làm thay đổi mùi vị sữa của bạn), mọc răng, nhiễm trùng tai khiến bé nuốt đau hoặc cảm lạnh khiến bé khó thở và do đó khó bú hơn. Bé cũng có thể phản ứng do nguồn sữa của bạn bị giảm mặc dù điều này là hiếm. Nếu bé mới được chủng ngừa, vị trí tiêm vắc-xin có thể hơi đau và việc bé từ chối bú mẹ có thể xuất phát từ cách bé định vị vú.

Riêng về vấn đề trẻ mọc răng có thể khiến bé bị đau nhức răng, cảm giác mệt mỏi, từ đó chán bú mẹ. Trường hợp này rất phổ biến ở đa số trẻ sơ sinh. Để khắc phục tình trạng này của con, mẹ có thể cho con nhai một cái gì đó mát như khăn, túi nhai, núm vú giả để đánh lừa cảm giác của bé cũng như xoa dịu phần nào cơn đau.

Mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học

Nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ lấy các chất dinh dưỡng này từ chính xương và mô trong cơ thể mẹ để tiết vào sữa.

Để có được lượng calo bổ sung có lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh, tốt nhất mẹ nên chọn đúng loại thực phẩm. Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả, cũng như các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo tẻ, gạo lứt và ngũ cốc. Và vì nó phải là một chế độ ăn uống cân bằng, mẹ cũng cần protein nạc. Các nguồn protein nạc tốt bao gồm: trứng, thịt gà, các loại cây họ đậu, cá và thịt bò nạc.

Khi nói đến nguồn chất béo lành mạnh, những lựa chọn tốt bao gồm dầu ô liu, các loại hạt, quả bơ và cá nhiều dầu như cá thu hoặc cá hồi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cá nhiều dầu tốt cho mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng mẹ không nên ăn nhiều hơn khoảng 140 gam/tuần vì chúng có thể chứa các chất ô nhiễm hay thủy ngân.

Không chỉ chú trọng đến mức năng lượng và dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, các mẹ bỉm sữa cũng phải quan tâm đến các loại vitamin và khoáng chất. Mẹ bỉm sữa cũng nên cân nhắc uống thêm các loại sinh tố tổng hợp có chứa vitamin B12, Omega-3 (DHA), vitamin D. Nguồn vitamin và khoáng chất này hoàn toàn có thể được hấp thu và bài tiết vào sữa cho con bú.

Những món ăn mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ như tỏi, ớt, tiêu, đồ tanh,…hoặc đồ uống có cồn, cafein hoặc các chất kích thích khác.

Và lưu ý cực kỳ quan trọng rằng cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ hãy uống thêm 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày.

Mẹ cần có lối sống sinh hoạt lành mạnh

Tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm khác khiến bé dị ứng mà bạn đang sử dụng

Tránh bị stress để không ảnh hưởng đến nội tiết tố, kéo theo ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.

Tranh thủ có những giấc ngủ sâu: Khi mẹ đang cho con bú, điều hiển nhiên giấc ngủ bình thường của mẹ sẽ bị xáo trộn dẫn đến thiếu ngủ. Việc không được nghỉ ngơi đầy đủ trong khi cho con bú là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến ít sữa sau sinh.

Thường xuyên có các bài tập luyện thể dục để mẹ có một sức khỏe ổn định, chăm sóc cho con được tốt hơn.

Nếu các bà mẹ bỉm sữa còn bỡ ngỡ với những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm đọc ngay những nguồn tài liệu uy chính thống để bổ sung kiến thức cho bản thân.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, đóng vai trò cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Chính vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho con yêu, vấn để trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ là tình trạng cần được quan tâm và giải quyết ngay lập tức.

**Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín về sản – phụ khoa. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. 100% mẹ bầu sinh con (kể cả sinh thường và sinh mổ) tại đây đều được da kề da với con sau sinh, trẻ được bú mẹ ngay trong vòng vài giờ đầu sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ: Nguyên nhân và cách khắc

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ là tình trạng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Điều này khiến con gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy nguyên do và cách khắc phục như thế nào, mẹ hãy đọc và tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ

Lý do khiến trẻ sơ sinh không chịu bú sữa mẹ tùy thuộc theo từng giai đoạn trong quá trình phát triển mà trẻ có thể từ chối bú sữa mẹ, một số nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra như sau:

Mẹ cho bé bú sai cách

Cách cho con bú sữa mẹ của bạn chưa đúng khiến em bé không cả thấy thoải mái. Trẻ vẹo cổ khi chỉ được cho bú ở một bên khiến trẻ không còn hứng thú với việc bú mẹ.

Một số trường hợp, người mẹ thiếu hứng thú trong việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến vấn đề bé có đủ thời gian bú sữa mẹ. Người mẹ không chú ý hoặc nói to trong khi cho con bú cũng khiến trẻ sơ sinh khó chịu, từ đó dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ. Những phản ứng mạnh của bạn khi bị bé cắn khi cho bú cũng có thể gây cho bé cảm giác không muốn bú hoặc đôi khi trẻ chỉ đơn giản là trẻ quá lơ là không muốn bú mẹ.

Mẹ có những bất thường về sức khỏe

Cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố khiến mùi vị của sữa mẹ cũng theo đó mà khác trước và đôi khi trẻ sơ sinh không thích điều này. Mẹ gặp vấn đề về núm vú trong một thời gian như viêm vú hay nhiễm trùng vú, khiến mùi vị của vú trở nên mặn hơn.

Mẹ ít sữa, không có đủ sữa cho con bú, phải thường xuyên cho trẻ ăn thêm sữa ngoài. Việc bổ sung sữa công thức hoặc sử dụng núm vú giả quá nhiều có thể làm giảm nguồn sữa của mẹ và có thể bé sẽ từ chối bú khi nguồn sữa của mẹ không còn dồi dào cho bé bú. Rồi sau đó, trẻ đã quen bú bình trước khi bú mẹ.

Bé có những bất thường về sức khỏe

Bé đang gặp một số vấn đề khiến bé có cảm giác đau hoặc khó chịu. Ví dụ như có thể bé đang trong giai đoạn mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp, khi bú sẽ gây cảm giác đau miệng. Ở một số trường hợp có thể con đang bị nhiễm trùng tai nên bé sẽ đau đơn ở tư thế được bế khi bú.

Ngoài ra còn có thể do chấn thương hoặc đau nhức do tiêm chủng cũng có thể gây khó chịu cho bé ở một vài tư thế bú. Một số trường hợp bé bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi khiến khó thở và làm cho bé không chịu bú.

Bé nhận ra sự khác thường

Những thay đổi về mùi của bạn do xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da hoặc chất khử mùi mới của mẹ có thể khiến con tạm thời không chịu bú sữa. Những thay đổi về mùi vị của sữa mẹ do thức ăn mẹ ăn, thuốc uống, kinh nguyệt hoặc mang thai trở lại cũng có thể làm cho bé không hứng thú với sữa của mẹ. Những thay đổi về sự vậy xung quanh, tiếng động cũng khiến bé bị phân tâm, sao nhãng việc bú sữa mẹ.

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ tiềm tàng những nguy cơ gì?

Nếu trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ thì nguy cơ hai mẹ con gặp phải một số vấn đề như sau là rất dễ xảy ra:

  • Mẹ bị tắc tia sữa
  • Giảm nguồn sữa mẹ
  • Cân nặng em bé không đạt chuẩn
  • Gây ra sự khó chịu cho cả mẹ và bé
  • Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ
  • Mẹ có thể bị đau núm vú, ngực căng tức và sưng.

12 cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ

Cho trẻ bú sữa khi có nhu cầu

Có thể để trẻ bú bất cứ lúc nào có nhu cầu, điều này sẽ giúp tạo phản xạ tự nhiên cho sữa hoạt động cũng như hình thành thói quen trẻ thích bú mẹ.

Hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay đều được cho bú theo một lịch trình cố định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bé cũng tuân theo đúng lịch trình có sẵn này. Các mẹ cũng không cần quá cứng nhắc theo thời gian biểu, khi trẻ có dấu hiệu muốn bú sữa, hãy đáp ứng để đảm bảo lượng thức ăn cho bé, từ đó không lo bị sụt cân hoặc thiếu dinh dưỡng.

Mẹ hãy vắt sữa nếu có thể

Nếu trẻ từ chối ngậm khi bạn cố gắng cho bú thì có thể là vì sữa xuống quá nhanh khiến trẻ không kịp xử lý. Trong trường hợp này, bạn có thể vắt một ít sữa trước khi cho trẻ bú. Thông thường, sẽ đến một thời điểm nào đó, mẹ sẽ cảm thấy ngực bạn rất căng sữa, đầy sữa. Điều này khiến mẹ cảm giác rằng bé bú không được nhiều trong khi thực tế là bé đã bú đủ no rồi. Chăm chỉ vắt sữa để mẹ tránh bị đau, căng tức ngực, giảm nguy cơ bị viêm vú hoặc tắc ống dẫn.

Mẹ nên linh hoạt đổi tư thế cho con bú

Một số em bé cảm thấy không thoải mái khi bú sữa mẹ ở một số tư thế như nằm, ngồi hoặc một tư thế nào đó trong một thời gian dài. Nhiều trẻ sơ sinh chỉ thích bú một bên hoặc đòi bú cả hai bên luân phiên nhau và nó có thể thay đổi theo quá trình lớn lên của bé. Vì vậy việc thử thay đổi tư thế khi cho con bú khiến con thoải mái hơn không phải là một giải pháp kém hiệu quả. Tư thế cho trẻ bú đúng như sau:

Đối với tư thế ngồi mẹ nên chọn một chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường hoặc ghế ngồi. Tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung vững chắc. Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé. Đảm bảo ba điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ.

Sai lầm thường gặp đó là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé.

Ngoài ra, còn có một số cách bế bé bú ở tư thế ngồi khác như: tư thế ôm bồng, tư thế ôm trẻ với cách tay đối diện. Mẹ có thể lựa chọn tư thế ôm bé sao cho cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất và phải đảm bảo tư thế 3 điểm thẳng hàng (đầu – lưng – mông) và trẻ nằm nghiêng về hướng mẹ, bụng chạm bụng và mặt chạm ngực.

Đối với tư thế nằm, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Đây là tư thế mà rất nhiều mẹ thực hiện bởi vì bé sẽ ti được lượng sữa nhiều ở tư thế này. Khi cho con bú ở tư thế này mẹ nằm nghiêng song song với con sau đó đặt con sát cạnh người rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.

Đây là tư thế mẹ được thư giãn và thoải mái nhất nên mẹ rất dễ bị ngủ quên và con cũng vậy. Nếu mẹ ngủ quên mà không rút đầu ti ra khỏi miệng của con thì có thể đầu ti sẽ đè lên mũi của con dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thực hiện tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát bé, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ được rút ra khỏi miệng của con.

Thêm vào đó, mẹ cũng phải nhận biết được dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng:

  • Miệng bé mở to – rộng, ngậm trọn quầng vú mẹ
  • Cằm bé chạm vào vú mẹ, má phồng
  • Quầng vú phía trên nhìn thấy nhiều hơn phía dưới
  • Lưỡi con chìa ra ngoài, trên môi dưới và dưới núm vú

Kích thích quá trình tiết sữa của mẹ

Trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ nguyên do có thể vì mẹ ít sữa hoặc dòng sữa chảy chậm, trong khi bé mong muốn và đòi bú nhiều hơn nữa.

Nếu thấy bé đang cố gắng để được bú thì bạn nên chuyển bé sang bên kia bú tiếp hoặc ép, nén vú để sữa chảy ra nhiều hơn. Mẹ thực hiện động tác xoa bóp nhẹ nhàng để bé bú sữa được nhịp nhàng và đều đặn; đồng thời tránh được tổn thương vú hoặc khiến bé bị sặc sữa.

Mẹ hãy tăng tiếp xúc da thịt với trẻ

Tiếp xúc da chạm da sẽ giúp bé theo bản năng của mình tìm thấy vị trí cung cấp thức ăn và nhắc nhở rằng bé cần phải ăn. Ngoài ra, điều này cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ chịu hơn khi bú sữa mẹ. Với người mẹ, cách này giúp mẹ bớt căng thẳng, giữ mối liên kết giữa mẹ và con nhiều hơn.

Để thực hiện phương pháp này, bạn nên cởi áo cho da chạm da với bé, có thể bú sữa trên giường hoặc bồn tắm. Da kề da thường giúp trẻ chấm dứt quá trình bỏ bú này. Tạo nhiều điều kiện, thời gian cho trẻ tiếp xúc nhiều bên mẹ. Có thể để cho trẻ ngủ cùng mẹ để trẻ dần quen hơi mẹ và bám mẹ nhiều hơn.

Mẹ hãy dùng bình sữa nếu như bé muốn

Nhiều trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ nhưng lại rất thích bú bình. Nếu việc bú bình không khiến bạn cảm thấy phiền lòng thì hãy cứ tiếp tục cho con bú bình bằng cách này, mẹ sẽ phải vắt sữa hoặc dùng sữa bột, sữa công thức pha sẵn rồi cho vào bình.

Không để bé bị ảnh hưởng bởi những điều xung quanh

Trẻ sơ sinh sau 3 tháng tuổi sẽ dần để ý đến môi trường xung quanh, con dễ bị lôi cuốn bởi những sự vật, sự việc diễn ra.

Chính vì điều này là thử thách dành cho bác bà mẹ khi các bé không còn ngoan ngoãn chịu nằm yên bú mớm. Để khắc phục điều này, mẹ có thể cho bé bú khi bé đang buồn ngủ hoặc vừa thức dậy, lúc này mọi sự tập trung của con mẹ dễ dàng điều hướng hơn. Mẹo nhỏ là mẹ thu hút sự tập trung bằng những đồ vật màu sắc gắn trên người mình để kích thích thị giác của von, hướng sự tập trung của bé. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa trong một căn phòng yên tĩnh, không bật tivi hay nhạc.

Luôn để bé trong nhiệt độ phòng lý tưởng

Thời tiết khó chịu như nắng nóng, oi bức đôi khi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu hợp tác trong việc bú mẹ. Mẹ nên làm mát ngôi nhà bằng nhiều cách để khiến nhiệt độ phòng luôn ở mức lý tưởng, để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn từ đó tích cực bú hơn.

Mẹ hãy kiểm soát chính xác định lượng thức ăn cung cấp cho con

Hầu hết các bà mẹ sẽ tập cho con mình ăn dặm sau 6 tháng trên cơ sở sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Nếu như mẹ quá lạm dụng vào thức ăn dặm hoặc sữa bột, điều này sẽ làm giảm sự hấp dẫn của sữa mẹ đối với trẻ, kết quả là bé bỏ bú mẹ, bé không chịu bú mẹ.

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ cần cân nhắc và kiểm soát lượng thức ăn cân đối sao cho phù hợp, đặc biệt là khi trẻ ăn thức ăn rắn quá nhiều gây ra khó tiêu, táo bón.

Mẹ cần phải theo dõi những dấu hiệu bất thường của con

Việc bé từ chối bú mẹ có thể do bất kỳ yếu tố nào, bao gồm cả viêm vú (có thể làm thay đổi mùi vị sữa của bạn), mọc răng, nhiễm trùng tai khiến bé nuốt đau hoặc cảm lạnh khiến bé khó thở và do đó khó bú hơn. Bé cũng có thể phản ứng do nguồn sữa của bạn bị giảm mặc dù điều này là hiếm. Nếu bé mới được chủng ngừa, vị trí tiêm vắc-xin có thể hơi đau và việc bé từ chối bú mẹ có thể xuất phát từ cách bé định vị vú.

Riêng về vấn đề trẻ mọc răng có thể khiến bé bị đau nhức răng, cảm giác mệt mỏi, từ đó chán bú mẹ. Trường hợp này rất phổ biến ở đa số trẻ sơ sinh. Để khắc phục tình trạng này của con, mẹ có thể cho con nhai một cái gì đó mát như khăn, túi nhai, núm vú giả để đánh lừa cảm giác của bé cũng như xoa dịu phần nào cơn đau.

Mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học

Nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ lấy các chất dinh dưỡng này từ chính xương và mô trong cơ thể mẹ để tiết vào sữa.

Để có được lượng calo bổ sung có lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh, tốt nhất mẹ nên chọn đúng loại thực phẩm. Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả, cũng như các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo tẻ, gạo lứt và ngũ cốc. Và vì nó phải là một chế độ ăn uống cân bằng, mẹ cũng cần protein nạc. Các nguồn protein nạc tốt bao gồm: trứng, thịt gà, các loại cây họ đậu, cá và thịt bò nạc.

Khi nói đến nguồn chất béo lành mạnh, những lựa chọn tốt bao gồm dầu ô liu, các loại hạt, quả bơ và cá nhiều dầu như cá thu hoặc cá hồi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cá nhiều dầu tốt cho mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng mẹ không nên ăn nhiều hơn khoảng 140 gam/tuần vì chúng có thể chứa các chất ô nhiễm hay thủy ngân.

Không chỉ chú trọng đến mức năng lượng và dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, các mẹ bỉm sữa cũng phải quan tâm đến các loại vitamin và khoáng chất. Mẹ bỉm sữa cũng nên cân nhắc uống thêm các loại sinh tố tổng hợp có chứa vitamin B12, Omega-3 (DHA), vitamin D. Nguồn vitamin và khoáng chất này hoàn toàn có thể được hấp thu và bài tiết vào sữa cho con bú.

Những món ăn mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ như tỏi, ớt, tiêu, đồ tanh,…hoặc đồ uống có cồn, cafein hoặc các chất kích thích khác.

Và lưu ý cực kỳ quan trọng rằng cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ hãy uống thêm 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày.

Mẹ cần có lối sống sinh hoạt lành mạnh

Tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm khác khiến bé dị ứng mà bạn đang sử dụng

Tránh bị stress để không ảnh hưởng đến nội tiết tố, kéo theo ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.

Tranh thủ có những giấc ngủ sâu: Khi mẹ đang cho con bú, điều hiển nhiên giấc ngủ bình thường của mẹ sẽ bị xáo trộn dẫn đến thiếu ngủ. Việc không được nghỉ ngơi đầy đủ trong khi cho con bú là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến ít sữa sau sinh.

Thường xuyên có các bài tập luyện thể dục để mẹ có một sức khỏe ổn định, chăm sóc cho con được tốt hơn.

Nếu các bà mẹ bỉm sữa còn bỡ ngỡ với những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm đọc ngay những nguồn tài liệu uy chính thống để bổ sung kiến thức cho bản thân.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, đóng vai trò cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Chính vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho con yêu, vấn để trẻ sơ sinh không bú được sữa mẹ là tình trạng cần được quan tâm và giải quyết ngay lập tức.

**Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín về sản – phụ khoa. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. 100% mẹ bầu sinh con (kể cả sinh thường và sinh mổ) tại đây đều được da kề da với con sau sinh, trẻ được bú mẹ ngay trong vòng vài giờ đầu sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/