Dịch ối có vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi vô cùng quan trọng, vì thế tình trạng quá ít hay quá nhiều dịch ối đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, tình trạng thiểu ối có thể dẫn đến khoèo chi, thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn,… cho trẻ sơ sinh. Vậy cần làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối và phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
02/07/2021 | Khi mang thai không nên uống loại thuốc gì và lý do vì sao? 02/07/2021 | Sảy thai bao lâu thì có thai lại được và lưu ý cho lần mang thai sau 02/07/2021 | Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và biện pháp cải thiện
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiểu ối điển hình
Tình trạng thiểu ối là tình trạng mẹ bầu có lượng nước ối ít hơn bình thường, chỉ số AFI nhỏ hơn 5cm, màng ối còn nguyên vẹn không có dấu hiệu dò dịch ối.
Thiểu ối ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai
Nguyên nhân dẫn đến thiểu ối rất đa dạng, có thể xuất phát từ mẹ hoặc do thai, cụ thể như sau:
1.1. Nguyên nhân thiểu ối do mẹ
Tình trạng thiểu ối sẽ gặp ở những mẹ bầu:
-
Mắc bệnh lý như tiền sản giật, cao huyết áp, bệnh thận, gan,… khiến thai kém phát triển, chức năng tái tạo nước ối của bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những bệnh lý này còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối cũng như chức năng rau thai, nguy cơ thiểu ối và biến chứng cao hơn.
-
Mẹ dùng thuốc điều trị: Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin, thuốc ức chế men chuyển…
1.2. Nguyên nhân thiểu ối do thai
Nguyên nhân thường gặp nhất gây thiểu ối ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ là vỡ ối sớm, đây có thể do bất thường bẩm sinh thai kỳ kết hợp như:
-
Bất thường nhiễm sắc thể.
-
Thai quá ngày sinh.
-
Thai bị dị tật bẩm sinh: dị tật hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
-
Thai chậm phát triển trong tử cung.
-
Nhiễm trùng thai.
Thiểu ối có thể do thai quá ngày sinh
1.3. Nguyên nhân thiểu ối do phần phụ của thai
Bao gồm:
Xác định được nguyên nhân gây thiểu ối giúp khắc phục hiệu quả hơn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở thai nhi.
2. Nhận biết dấu hiệu mẹ bầu bị thiểu ối
Thiểu ối là vấn đề nghiêm trọng cần được phát hiện, điều trị và khắc phục sớm để tránh biến chứng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý kiểm tra các dấu hiệu thiểu ối sớm bao gồm:
2.1. Cử động thai yếu
Kiểm tra cử động thai bằng 4 thủ thuật của Leopold nếu thấy rõ các phần thai nằm sát dưới cánh tay không có nước ối thì khả năng cao là thiểu ối. Thiểu ối khiến động tác di động đầu thai nhi gặp khó khăn.
2.2. Sự phát triển thai
Với thai bị thiểu ối, số đo và chiều cao tử cung thường thấp hơn so với tuổi thai, có xu hướng đi xuống so với đường chuẩn.
2.3. Chỉ số nước ối khi siêu âm thấp
Siêu âm là phương pháp kiểm tra thai thường được áp dụng, cũng giúp phát hiện tình trạng thiểu ối. Nếu chỉ số nước ối dưới đường percentile thứ 5 so với tuổi thai hoặc chỉ số AFI <=5 khi tuổi thai lớn hơn 35 tuần thì xác định thiểu ối.
Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thiểu ối
Tình trạng thiểu ối chính xác cần kiểm tra bằng siêu âm, song mẹ bầu có thể phát hiện nếu thấy chuyển động thai giảm, bụng không lớn lên hoặc lớn lên rất chậm. Thiểu ối nặng, đặc biệt ở những tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai. Điều trị và khắc phục thiểu ối sớm ngay khi bắt đầu xảy ra giúp thai phát triển khỏe mạnh đến khi sinh ra đời.
3. Làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ thiểu ối cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định mức độ thiểu ối nghiêm trọng hay không để xem xét điều trị tích cực hay chăm sóc phòng ngừa tại nhà. Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị thiểu ối thật sự có hiệu quả.
Với thai chưa đủ tháng
Với thiểu ối mà không kèm dị dạng bẩm sinh lớn thiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, chỉ khuyến cáo thai phụ nên nằm nghiêng trái, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và điều trị các bệnh lý đi kèm để cố gắng giữ thai qua 35 tuần.
Nếu thiểu ối kèm các dị dạng cấu trúc thai nhi, cần làm thêm các xét nghiệm khác để đưa ra quyết định giữ thai hoặc đình chỉ thai.
Với thai đủ tháng
Khi xác định bị thiểu ối cần theo dõi bằng monitoring. Tùy vào từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ có những hướng xử lý phù hợp.
4. Biện pháp cải thiện tình trạng thiểu ối tại nhà
Dưới đây là các biện pháp tự nhiên có thể áp dụng chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng thiểu ối nhẹ cũng như phòng ngừa sớm ở phụ nữ mang thai.
4.1. Uống nhiều nước
Đây là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để mẹ bầu tăng sản xuất dịch ối, cải thiện tình trạng thiểu ối nhanh chóng. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 1,5 – 2l nước, uống đều trong ngày chia thành nhiều ngụm nhỏ thay vì uống cùng lúc với lượng nhiều. Ngoài uống nước lọc, có thể uống nước khoáng, nước ép trái cây,…
4.2. Ăn trái cây mọng nước
Một cách bổ sung nước cho cơ thể tốt hơn, dễ dàng hơn mà mẹ bầu có thể áp dụng là ăn nhiều rau quả và trái cây chứa lượng nước cao. Ngoài cung cấp nước cho cơ thể và tăng dịch ối, ăn những trái cây này còn bổ sung Vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cụ thể, những loại trái cây tốt bổ sung nước cho mẹ bầu là: dưa hấu, nho, dưa vàng, dâu tây, khế, cần tây, súp lơ, cà chua, củ cải.
4.3. Tránh thực phẩm gây mất nước
Nhiều mẹ bầu sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược để tăng cường sức khỏe, bổ thai song 1 số có thể khiến mẹ đi vệ sinh trong ngày nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất nước và thiểu ối, vì thế hãy hạn chế những thực phẩm này, cụ thể: cần tây, rau mùi tây, bồ công anh, cải xoong,… và chiết xuất từ chúng.
Rau cần tây có thể khiến mẹ bầu mất nước do đi vệ sinh nhiều
Hãy khám thai định kỳ để phát hiện sớm tình trạng thiểu ối để có hướng xử lý sớm và kịp thời.
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng thai phụ bác sĩ sẽ chỉ định cần làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối. Đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ để có sức khỏe tốt nhất cũng như thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
Dịch ối có vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi vô cùng quan trọng, vì thế tình trạng quá ít hay quá nhiều dịch ối đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, tình trạng thiểu ối có thể dẫn đến khoèo chi, thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn,… cho trẻ sơ sinh. Vậy cần làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối và phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
02/07/2021 | Khi mang thai không nên uống loại thuốc gì và lý do vì sao? 02/07/2021 | Sảy thai bao lâu thì có thai lại được và lưu ý cho lần mang thai sau 02/07/2021 | Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và biện pháp cải thiện
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiểu ối điển hình
Tình trạng thiểu ối là tình trạng mẹ bầu có lượng nước ối ít hơn bình thường, chỉ số AFI nhỏ hơn 5cm, màng ối còn nguyên vẹn không có dấu hiệu dò dịch ối.
Thiểu ối ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai
Nguyên nhân dẫn đến thiểu ối rất đa dạng, có thể xuất phát từ mẹ hoặc do thai, cụ thể như sau:
1.1. Nguyên nhân thiểu ối do mẹ
Tình trạng thiểu ối sẽ gặp ở những mẹ bầu:
-
Mắc bệnh lý như tiền sản giật, cao huyết áp, bệnh thận, gan,… khiến thai kém phát triển, chức năng tái tạo nước ối của bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những bệnh lý này còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối cũng như chức năng rau thai, nguy cơ thiểu ối và biến chứng cao hơn.
-
Mẹ dùng thuốc điều trị: Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin, thuốc ức chế men chuyển…
1.2. Nguyên nhân thiểu ối do thai
Nguyên nhân thường gặp nhất gây thiểu ối ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ là vỡ ối sớm, đây có thể do bất thường bẩm sinh thai kỳ kết hợp như:
-
Bất thường nhiễm sắc thể.
-
Thai quá ngày sinh.
-
Thai bị dị tật bẩm sinh: dị tật hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
-
Thai chậm phát triển trong tử cung.
-
Nhiễm trùng thai.
Thiểu ối có thể do thai quá ngày sinh
1.3. Nguyên nhân thiểu ối do phần phụ của thai
Bao gồm:
Xác định được nguyên nhân gây thiểu ối giúp khắc phục hiệu quả hơn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở thai nhi.
2. Nhận biết dấu hiệu mẹ bầu bị thiểu ối
Thiểu ối là vấn đề nghiêm trọng cần được phát hiện, điều trị và khắc phục sớm để tránh biến chứng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý kiểm tra các dấu hiệu thiểu ối sớm bao gồm:
2.1. Cử động thai yếu
Kiểm tra cử động thai bằng 4 thủ thuật của Leopold nếu thấy rõ các phần thai nằm sát dưới cánh tay không có nước ối thì khả năng cao là thiểu ối. Thiểu ối khiến động tác di động đầu thai nhi gặp khó khăn.
2.2. Sự phát triển thai
Với thai bị thiểu ối, số đo và chiều cao tử cung thường thấp hơn so với tuổi thai, có xu hướng đi xuống so với đường chuẩn.
2.3. Chỉ số nước ối khi siêu âm thấp
Siêu âm là phương pháp kiểm tra thai thường được áp dụng, cũng giúp phát hiện tình trạng thiểu ối. Nếu chỉ số nước ối dưới đường percentile thứ 5 so với tuổi thai hoặc chỉ số AFI <=5 khi tuổi thai lớn hơn 35 tuần thì xác định thiểu ối.
Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thiểu ối
Tình trạng thiểu ối chính xác cần kiểm tra bằng siêu âm, song mẹ bầu có thể phát hiện nếu thấy chuyển động thai giảm, bụng không lớn lên hoặc lớn lên rất chậm. Thiểu ối nặng, đặc biệt ở những tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai. Điều trị và khắc phục thiểu ối sớm ngay khi bắt đầu xảy ra giúp thai phát triển khỏe mạnh đến khi sinh ra đời.
3. Làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ thiểu ối cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định mức độ thiểu ối nghiêm trọng hay không để xem xét điều trị tích cực hay chăm sóc phòng ngừa tại nhà. Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị thiểu ối thật sự có hiệu quả.
Với thai chưa đủ tháng
Với thiểu ối mà không kèm dị dạng bẩm sinh lớn thiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, chỉ khuyến cáo thai phụ nên nằm nghiêng trái, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và điều trị các bệnh lý đi kèm để cố gắng giữ thai qua 35 tuần.
Nếu thiểu ối kèm các dị dạng cấu trúc thai nhi, cần làm thêm các xét nghiệm khác để đưa ra quyết định giữ thai hoặc đình chỉ thai.
Với thai đủ tháng
Khi xác định bị thiểu ối cần theo dõi bằng monitoring. Tùy vào từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ có những hướng xử lý phù hợp.
4. Biện pháp cải thiện tình trạng thiểu ối tại nhà
Dưới đây là các biện pháp tự nhiên có thể áp dụng chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng thiểu ối nhẹ cũng như phòng ngừa sớm ở phụ nữ mang thai.
4.1. Uống nhiều nước
Đây là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để mẹ bầu tăng sản xuất dịch ối, cải thiện tình trạng thiểu ối nhanh chóng. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 1,5 – 2l nước, uống đều trong ngày chia thành nhiều ngụm nhỏ thay vì uống cùng lúc với lượng nhiều. Ngoài uống nước lọc, có thể uống nước khoáng, nước ép trái cây,…
4.2. Ăn trái cây mọng nước
Một cách bổ sung nước cho cơ thể tốt hơn, dễ dàng hơn mà mẹ bầu có thể áp dụng là ăn nhiều rau quả và trái cây chứa lượng nước cao. Ngoài cung cấp nước cho cơ thể và tăng dịch ối, ăn những trái cây này còn bổ sung Vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cụ thể, những loại trái cây tốt bổ sung nước cho mẹ bầu là: dưa hấu, nho, dưa vàng, dâu tây, khế, cần tây, súp lơ, cà chua, củ cải.
4.3. Tránh thực phẩm gây mất nước
Nhiều mẹ bầu sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược để tăng cường sức khỏe, bổ thai song 1 số có thể khiến mẹ đi vệ sinh trong ngày nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất nước và thiểu ối, vì thế hãy hạn chế những thực phẩm này, cụ thể: cần tây, rau mùi tây, bồ công anh, cải xoong,… và chiết xuất từ chúng.
Rau cần tây có thể khiến mẹ bầu mất nước do đi vệ sinh nhiều
Hãy khám thai định kỳ để phát hiện sớm tình trạng thiểu ối để có hướng xử lý sớm và kịp thời.
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng thai phụ bác sĩ sẽ chỉ định cần làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối. Đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ để có sức khỏe tốt nhất cũng như thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi