Quá nhiều sữa mẹ sẽ dẫn đến tình trạng vú bị căng tức, cứng hoặc thậm chí là sưng đau khiến nhiều mẹ cảm thấy rất khó chịu. Nếu điều này tái diễn nhiều lần hay kéo dài lâu có thể gây tắc tia sữa và đau đớn cho người mẹ. Vậy sữa về nhiều căng tức phải làm sao? Để giải quyết tình trạng này, các mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
12/12/2021 | Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào? 07/11/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ tốt nhất 20/09/2021 | Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao?
1. Căng tức sữa sau sinh là do nguyên nhân gì?
Căng tức sữa sau sinh bắt nguồn từ hiện tượng lưu lượng máu trong bầu ngực của sản phụ gia tăng trong những ngày sau sinh. Điều này giúp kích thích ngực của mẹ tiết ra nhiều sữa hơn để cho con bú nhưng đồng thời cũng khiến mẹ cảm thấy đau và khó chịu nhiều.
Không phải người phụ nữ nào cũng có sữa ngay sau khi sinh mà hiện tượng sữa về nhiều gây căng tức ngực có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau đó. Để “gọi” sữa mẹ về, bạn nên tích cực cho bé bú trực tiếp càng sớm càng tốt.
Tích cực cho trẻ bú sau khi sinh sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn
Dưới đây là các nguyên nhân khiến ngực các mẹ bị căng tức sữa sau sinh:
-
Bỏ lỡ cữ bú của trẻ hoặc bỏ qua lịch hút sữa;
-
Trẻ gặp khó khăn trong việc ngậm đúng khớp khi bú nên không bú được nhiều, từ đó khiến ngực mẹ căng tức sữa;
-
Trẻ ăn sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ nên giảm số lần bú sữa mẹ;
-
Cai sữa mẹ quá sớm cho trẻ;
-
Trẻ đang bị ốm và biếng ăn.
2. Căng tức ngực do sữa về nhiều có biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng ngực căng ở mỗi người mẹ có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng điển hình như ngực căng cứng, ngực ấm hoặc mềm khi chạm vào, cảm giác nặng nề, sưng lên.
Biểu hiện sưng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú, thậm chí sưng lan sang hạch nách ở gần đó. Khi ngực căng tức bạn sẽ nhìn rõ các tĩnh mạch dưới da do lưu lượng máu đang gia tăng ở bầu ngực.
Có những trường hợp căng sữa còn bị mệt mỏi và sốt nhẹ (hay còn gọi là sốt sữa). Đây có thể là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng vú, tắc tia sữa hay áp xe vú không nên chủ quan. Nếu nhiệt độ cơ thể không thuyên giảm và trở về mức bình thường, đồng thời ở bầu ngực nổi nhiều cục cứng và có cảm giác đau đớn thì bạn nên đi kiểm tra ngay để được xử trí kịp thời.
Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi sữa về nhiều căng tức phải làm sao để hết
Tình trạng căng tức sữa có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Một trong những biến chứng điển hình của hiện tượng này đó là viêm vú. Bệnh khiến các mô vú bị viêm do sữa bị ách tắc và mắc kẹt trong các tuyến sữa. Trong trường hợp viêm vú không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tụ mủ trong các ống dẫn sữa.
3. Sữa về nhiều căng tức phải làm sao để hết?
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì tình trạng căng tức sữa cũng khiến nhiều mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn. Để giảm thiểu hiện tượng này, các mẹ có thể áp dụng những cách như sau tại nhà:
-
Cho bé bú mẹ thường xuyên theo cữ từ 1 – 3 giờ/lần cả đêm lẫn ngày. Mỗi lần bú nên duy trì thời gian khoảng 20 phút;
-
Nếu khi trẻ đã bú xong nhưng trong bầu ngực vẫn còn sữa thì mẹ nên hút ra bằng máy vắt sữa để giảm căng tức, vú sẽ mềm hơn;
-
Trước khi cho trẻ bú bạn nên massage hai bầu ngực nhẹ nhàng vì động tác này giúp ngực mềm ra và bé dễ ngậm núm vú để bú. Bên cạnh đó mẹ có thể tắm nước ấm hay chườm ấm cho ngực để tuyến sữa tăng lưu thông, tránh bị tắc tia sữa;
-
Để giảm thiểu sưng tấy, sau mỗi cữ bú bạn hãy dùng miếng gạc lạnh để đặt lên bầu ngực;
-
Mỗi lần bú hãy cho trẻ bú hết sữa ở một bên ngực rồi mới chuyển sang ngực còn lại;
-
Mẹ cần được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý;
-
Lưu ý đến các triệu chứng chảy sữa, nhiễm trùng vú, áp xe vú hay tắc tia sữa;
-
Nếu trẻ đang trong giai đoạn cai sữa, bạn hãy cai dần dần để tránh ngực bị căng sữa quá mức, đột ngột;
-
Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi bị viêm và đau vú do căng tức sữa.
Hãy cho trẻ bú thường xuyên hoặc hút sữa theo cữ đến tránh tình trạng khó chịu do căng tức sữa gây nên
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề sữa về nhiều căng tức phải làm sao, hy vọng rằng bạn đã biết nguyên nhân và cách xử trí khi ngực sưng đau vì nhiều sữa. Người mẹ nào cũng muốn nuôi con bằng sữa mẹ vì đây chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi sữa về nhiều là một tín hiệu đáng mừng vì trẻ sẽ có đủ sữa để bú, được thừa hưởng trực tiếp các chất dinh dưỡng thiết yếu và khả năng miễn dịch tự nhiên từ dòng sữa mẹ.
Tuy nhiên cũng có không ít mẹ cảm thấy bối rối và khó chịu trước tình trạng ngực luôn trong trạng thái căng tức và rỉ sữa, thậm chí còn có nguy cơ tắc tia sữa và viêm vú bất cứ lúc nào. Hiểu được nguyên nhân gây ra hiện tượng này sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng, từ đó vận dụng được các biện pháp để xử trí hiệu quả, kịp thời tình trạng căng tức sữa sau sinh.
Chuyên khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều phụ nữ lựa chọn và đánh giá cao trong việc thăm khám cũng như điều trị, phòng ngừa các bệnh lý sản khoa. Do đó nếu sau khi sinh, người mẹ gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề phục hồi sức khỏe, tình trạng sữa về nhiều gây căng tức ngực, nứt núm vú, chế độ dinh dưỡng sau sinh hoặc cần chia sẻ về kinh nghiệm trong việc chăm sóc em bé,… thì hãy đến thăm khám tại MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn. Với sự tận tâm, tận tình của đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện sẽ giúp các mẹ được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác về tình trạng bệnh mà bản thân đang gặp phải. Để được hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ của MEDLATEC, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Quá nhiều sữa mẹ sẽ dẫn đến tình trạng vú bị căng tức, cứng hoặc thậm chí là sưng đau khiến nhiều mẹ cảm thấy rất khó chịu. Nếu điều này tái diễn nhiều lần hay kéo dài lâu có thể gây tắc tia sữa và đau đớn cho người mẹ. Vậy sữa về nhiều căng tức phải làm sao? Để giải quyết tình trạng này, các mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
12/12/2021 | Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào? 07/11/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ tốt nhất 20/09/2021 | Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao?
1. Căng tức sữa sau sinh là do nguyên nhân gì?
Căng tức sữa sau sinh bắt nguồn từ hiện tượng lưu lượng máu trong bầu ngực của sản phụ gia tăng trong những ngày sau sinh. Điều này giúp kích thích ngực của mẹ tiết ra nhiều sữa hơn để cho con bú nhưng đồng thời cũng khiến mẹ cảm thấy đau và khó chịu nhiều.
Không phải người phụ nữ nào cũng có sữa ngay sau khi sinh mà hiện tượng sữa về nhiều gây căng tức ngực có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau đó. Để “gọi” sữa mẹ về, bạn nên tích cực cho bé bú trực tiếp càng sớm càng tốt.
Tích cực cho trẻ bú sau khi sinh sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn
Dưới đây là các nguyên nhân khiến ngực các mẹ bị căng tức sữa sau sinh:
-
Bỏ lỡ cữ bú của trẻ hoặc bỏ qua lịch hút sữa;
-
Trẻ gặp khó khăn trong việc ngậm đúng khớp khi bú nên không bú được nhiều, từ đó khiến ngực mẹ căng tức sữa;
-
Trẻ ăn sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ nên giảm số lần bú sữa mẹ;
-
Cai sữa mẹ quá sớm cho trẻ;
-
Trẻ đang bị ốm và biếng ăn.
2. Căng tức ngực do sữa về nhiều có biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng ngực căng ở mỗi người mẹ có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng điển hình như ngực căng cứng, ngực ấm hoặc mềm khi chạm vào, cảm giác nặng nề, sưng lên.
Biểu hiện sưng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú, thậm chí sưng lan sang hạch nách ở gần đó. Khi ngực căng tức bạn sẽ nhìn rõ các tĩnh mạch dưới da do lưu lượng máu đang gia tăng ở bầu ngực.
Có những trường hợp căng sữa còn bị mệt mỏi và sốt nhẹ (hay còn gọi là sốt sữa). Đây có thể là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng vú, tắc tia sữa hay áp xe vú không nên chủ quan. Nếu nhiệt độ cơ thể không thuyên giảm và trở về mức bình thường, đồng thời ở bầu ngực nổi nhiều cục cứng và có cảm giác đau đớn thì bạn nên đi kiểm tra ngay để được xử trí kịp thời.
Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi sữa về nhiều căng tức phải làm sao để hết
Tình trạng căng tức sữa có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Một trong những biến chứng điển hình của hiện tượng này đó là viêm vú. Bệnh khiến các mô vú bị viêm do sữa bị ách tắc và mắc kẹt trong các tuyến sữa. Trong trường hợp viêm vú không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tụ mủ trong các ống dẫn sữa.
3. Sữa về nhiều căng tức phải làm sao để hết?
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì tình trạng căng tức sữa cũng khiến nhiều mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn. Để giảm thiểu hiện tượng này, các mẹ có thể áp dụng những cách như sau tại nhà:
-
Cho bé bú mẹ thường xuyên theo cữ từ 1 – 3 giờ/lần cả đêm lẫn ngày. Mỗi lần bú nên duy trì thời gian khoảng 20 phút;
-
Nếu khi trẻ đã bú xong nhưng trong bầu ngực vẫn còn sữa thì mẹ nên hút ra bằng máy vắt sữa để giảm căng tức, vú sẽ mềm hơn;
-
Trước khi cho trẻ bú bạn nên massage hai bầu ngực nhẹ nhàng vì động tác này giúp ngực mềm ra và bé dễ ngậm núm vú để bú. Bên cạnh đó mẹ có thể tắm nước ấm hay chườm ấm cho ngực để tuyến sữa tăng lưu thông, tránh bị tắc tia sữa;
-
Để giảm thiểu sưng tấy, sau mỗi cữ bú bạn hãy dùng miếng gạc lạnh để đặt lên bầu ngực;
-
Mỗi lần bú hãy cho trẻ bú hết sữa ở một bên ngực rồi mới chuyển sang ngực còn lại;
-
Mẹ cần được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý;
-
Lưu ý đến các triệu chứng chảy sữa, nhiễm trùng vú, áp xe vú hay tắc tia sữa;
-
Nếu trẻ đang trong giai đoạn cai sữa, bạn hãy cai dần dần để tránh ngực bị căng sữa quá mức, đột ngột;
-
Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi bị viêm và đau vú do căng tức sữa.
Hãy cho trẻ bú thường xuyên hoặc hút sữa theo cữ đến tránh tình trạng khó chịu do căng tức sữa gây nên
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề sữa về nhiều căng tức phải làm sao, hy vọng rằng bạn đã biết nguyên nhân và cách xử trí khi ngực sưng đau vì nhiều sữa. Người mẹ nào cũng muốn nuôi con bằng sữa mẹ vì đây chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi sữa về nhiều là một tín hiệu đáng mừng vì trẻ sẽ có đủ sữa để bú, được thừa hưởng trực tiếp các chất dinh dưỡng thiết yếu và khả năng miễn dịch tự nhiên từ dòng sữa mẹ.
Tuy nhiên cũng có không ít mẹ cảm thấy bối rối và khó chịu trước tình trạng ngực luôn trong trạng thái căng tức và rỉ sữa, thậm chí còn có nguy cơ tắc tia sữa và viêm vú bất cứ lúc nào. Hiểu được nguyên nhân gây ra hiện tượng này sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng, từ đó vận dụng được các biện pháp để xử trí hiệu quả, kịp thời tình trạng căng tức sữa sau sinh.
Chuyên khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều phụ nữ lựa chọn và đánh giá cao trong việc thăm khám cũng như điều trị, phòng ngừa các bệnh lý sản khoa. Do đó nếu sau khi sinh, người mẹ gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề phục hồi sức khỏe, tình trạng sữa về nhiều gây căng tức ngực, nứt núm vú, chế độ dinh dưỡng sau sinh hoặc cần chia sẻ về kinh nghiệm trong việc chăm sóc em bé,… thì hãy đến thăm khám tại MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn. Với sự tận tâm, tận tình của đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện sẽ giúp các mẹ được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác về tình trạng bệnh mà bản thân đang gặp phải. Để được hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ của MEDLATEC, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi