Nội dung:
1. Sổ khám thai và các giấy tờ tùy thân
2. Những đồ cần chuẩn bị cho con
3. Những đồ cần chuẩn bị cho mẹ
4. Một số điều cần lưu ý
Việc chuẩn bị đồ đi sinh vô cùng quan trọng vì nó giúp cho quá trình sinh nở của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Việc chuẩn bị đồ đi sinh cần được thực hiện sớm – khoảng từ tháng thứ 8 trở đi bởi đây là thời điểm mẹ có thể trở dạ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, mẹ đã biết cần phải mang những thứ gì và không nên mang những gì chưa. Đừng để tình trạng cái cần thì không có mà cái có lại không cần nhé.
Hãy để Nhà thuốc 365 gợi ý các mẹ giỏ đồ đi sinh đầy đủ, cần thiết và gọn nhẹ nhất để các mẹ yên tâm “vượt cạn” nhé!
Sổ khám thai và các giấy tờ tùy thân là những thứ không thể không mang theo khi đến bệnh viện các mẹ. Sau mỗi lần khám thai, mẹ bầu cần lưu lại các phiếu khám thai, hình ảnh siêu âm và sắp xếp theo thứ tự từng tuần hoặc từng tháng để dễ theo dõi. Thông thường, khi có kế hoạch sinh con tại bệnh viện nào, ít nhất chị em sẽ thăm khám tại bệnh viện đó trong 4-8 tuần gần nhất trước sinh để bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kì đồng thời tiến hành làm hồ sơ sinh.
Hồ sơ sinh thường được làm ở tuần 32-36 của thai kì, bao gồm các kết quả xét nghiệm tổng quát về máu, nước tiểu của mẹ bầu, tiền sử bệnh tật cũng như các vấn đề xảy ra trong lần sinh trước. Bạn cần lưu ý ghi nhớ số hồ sơ sinh hoặc mã số bệnh nhân để nhân viên y tế dễ dàng tra cứu khi bạn nhập viện cấp cứu đi sinh.
Các giấy tờ tùy thân khác bao gồm: Chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu sinh khác bệnh viện ghi trong thẻ bảo hiểm y tế). Các giấy tờ này gia đình cần photocopy trước tại nhà mỗi loại 2 bản để nộp lại cho bệnh viện khi làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí. Riêng giấy tờ tùy thân, mẹ bầu cần để cất riêng một ngăn hoặc dặn người nhà cầm hộ, tránh rơi mất khi đi lại trong bệnh viện.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh viên có dịch vụ bảo lãnh trực tiếp dành cho các mẹ bầu mua gói bảo hiểm thai sản từ các công ty bảo hiểm thì những giấy tờ mẹ cần sẽ gọn hơn rất nhiều, mẹ chỉ cần mang theo giấy tờ cá nhân (chứng minh thư, căn cước công dân…), giấy tờ khám thai liên quan và thẻ sức khỏe (công ty bảo hiểm sẽ cung cấp) hoặc nhớ số hợp đồng bảo hiểm… Khi nhập viện, sẽ có nhân viên chuyên trách hỗ trợ mẹ làm thủ tục để được nhận quyền lợi thai sản này.
Ngoài ra, nhiều bệnh viên tư nhân cũng cung cấp gói thai sản toàn diện từ khi mới phát hiện mang bầu cho đến thời điểm sau sinh mà các mẹ bầu có thể tham khảo, đăng ký. Và chỉ cần chờ đến ngày sinh là nhập viện mà chẳng cần mang theo nhiều đồ lỉnh kỉnh, giúp giỏ đồ đi sinh của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Nếu mẹ sinh ở viện thông thường, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ những đồ dưới đây trong giỏ đồ đi sinh để đảm bảo khi cần là bác sĩ hoặc người nhà có thể lấy sử dụng luôn:
- Áo sơ sinh (3 tay ngắn, 3 tay dài): Khi mới chào đời, em bé sẽ được các bác sĩ lau sạch rồi mặc đồ, có thể là đồ của bệnh viện hoặc đồ của người nhà mang đến, vậy nên mẹ cần chuẩn bị sẵn quần áo để bác sĩ có thể mặc cho bé ngay khi bé vừa chào đời. Các mẹ nên chọn áo làm bằng cotton mềm thấm hút mồ hôi và mỏng nhẹ. Áo nên chọn loại cài một bên giúp dễ dàng thay đổi. Nếu các mẹ sinh vào thời tiết lạnh thì nên chuẩn bị thêm áo gi-lê mặc ngoài và chăn để trùm cho bé khỏi lạnh.
- Quần sơ sinh: Các bé hầu như không cần quần mà chủ yếu dùng tã, bỉm nên quần các mẹ cũng chỉ nên chuẩn bị 2 – 3 chiếc để mặc ngoài cho bé. Nên chọn quần rộng thoáng để tạo cảm giác thoải mái cho bé cũng như dễ dàng cởi khi thay bỉm cho bé.
- Bỉm sơ sinh: Mẹ nên chuẩn bị khoảng 5 – 10 cái bỉm sơ sinh, hiện nay trên thị trường đã có loại bỉm dán hoặc bỉm quần sơ sinh giúp mẹ không cần phải sử dụng quần mặc bỉm dùng kèm miếng dán hay dùng tã vải như trước nữa rất tiện lợi. Vì lúc mới sinh bé hay có tình trạng “thải phân su” nên mẹ cần chuẩn bị nhiều bỉm chút để tránh tình trạng đang dùng mà hết. Trong trường hợp mẹ muốn sử dụng bỉm dạng miếng dán thì mẹ nên mua thêm các quần mặc bỉm, tuy nhiên loại này sẽ không tiện bằng bỉm dán hoặc bỉm quần.
- Bao tay, bao chân (5 – 10 đôi): Giúp giữ ấm cho bé, tránh cho bé không cào tay vào mặt. Nên mua loại có dây buộc hoặc không dùng chun, vì nếu mua loại có chun có thể gây hằn lên tay chân bé, mà cũng dễ bị hỏng hơn.
- Mũ cho trẻ sơ sinh, mũ thóp (3 cái): Khi mới chào đời, cơ thể bé rất nhạy cảm và đặc biệt là phần đầu, ngực… Nên mẹ cần chuẩn bị mũ để giữ ấm thóp cho bé. Các mẹ nên chọn loại có chất vải cotton, chất liệu mềm mại, thông thoáng.
- Khăn lớn (2 cái): Các mẹ cần chuẩn bị khăn mềm cỡ lớn để quấn người, lau khô người cho bé sau khi tắm.
- Khăn sữa (20 cái): Chuẩn bị khăn sữa mềm (dùng khi cho bú hoặc tắm rửa, vệ sinh cho bé) với số lượng 20 cái loại nhỏ và 5 cái loại to. Cần chú ý làn da bé rất mềm và nhạy cảm, vì vậy các mẹ nên chọn loại khăn mềm mại để không gây đau bé.
- Bình sữa: 1 cái, loại 120ml là đủ dùng, dụng cụ cọ bình sữa, nước rửa bình sữa… phòng khi mẹ chưa thể cho bé bú trực tiếp hoặc sữa mẹ chưa về.
- Sữa bột dạng thanh (3 – 4 thanh) hoặc dạng hộp cho bé, loại nhỏ. Không nên mua sữa hộp loại to vì có thể về sau bé sẽ bú mẹ hoàn toàn sẽ gây lãng phí. Mẹ có thể tham khảo Sữa Hoàng Gia Gold 1 hộp 400g tiện dụng mà Nhà thuốc 365 đang cung cấp, giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất cho bé khi sữa mẹ chưa về. Đặc biệt, sữa có vị thanh nhạt, tự nhiên cùng quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt giúp mẹ hoàn toàn yên tâm khi bổ sung cho bé.
Mẹ nên chọn tã dán sơ sinh thay vì dùng tã hoặc miếng dán thông thường
- Lót bông chống thấm (5 cái). Các mẹ nên chuẩn bị miếng lót мôпɡ cho bé khi nằm (loại có 1 mặt là cotton hoặc vải xô, mặt còn lại là lớp nilon chống thấm, có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Đối với miếng lót này, nên chuẩn bị 5 tấm lót vuông loại nhỏ và 2 tấm chữ nhật loại to dùng để thay bỉm cho bé khỏi bị bẩn ra giường.
- Chậu nhựa nhỏ (2 cái màu khác nhau). Dùng để vệ sinh cho bé, một cái dùng để vệ sinh mặt mũi, một cái để rửa мôпɡ cho bé sau khi bé đi vệ sinh. Hai chậu này mẹ cho vào túi nilong xách đi cho tiện. Nhưng với nhiều viện hiện đại ngày nay thì mỗi mẹ sẽ có một phòng riêng với chậu rửa riêng, nên mẹ cần tìm hiểu chi tiết về địa chỉ mình dự sinh để chuẩn bị tốt hơn.
- Phích nước: Dùng để đựng nước sôi pha sữa cho bé trong trường hợp sữa mẹ chưa về. Cũng có những viện đã có sẵn cây nước nóng giúp mẹ không cần dùng đến phích nước nhưng cũng có những viện chưa có. Mẹ nên mang theo để phòng trường hợp viện chưa có.
- Gạc, tưa lưỡi: Gạc dùng để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Tưa lưỡi để vệ sinh miệng cho bé, cần chuẩn bị khoảng 2 hộp loại tưa lưỡi và 5 hộp gạc sạch, thay hàng ngày cho bé.
- Chăn cho bé (2 cái): Dùng để quấn bé, giúp bé đỡ giật mình và có được cảm giác như vẫn đang ở trong lòng mẹ.
Ngoài những đồ dùng cần thiết sử dụng cho bé, mẹ cũng cần chuẩn bị đồ cho riêng mình để tránh trường hợp cần dùng mà không có. Cụ thể, mẹ nên chuẩn bị sẵn những đồ dưới đây trong giỏ đồ đi sinh của mình:
- Quần áo dài tay mặc khi ra viện: 1 bộ – tốt nhất nên chọn loại rộng, thoáng mát, thiết kế thuận tiện khi cho con bú. Mẹ lưu ý nên chuẩn bị cả nội y thoáng rộng, vì thực tế có nhiều mẹ đã quên hoặc nhờ người nhà cầm đồ mặc trước sinh về nhà trước và đến khi cần dùng lại không có.
- Áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm: Mỗi thứ mẹ chuẩn bị 1 chiếc, riêng tất chân mẹ nên chuẩn bị 2 – 3 đôi để thay nhau. Các mẹ sinh vào mùa lạnh nên chuẩn bị thêm tất chân và mũ trùm để giữ ấm cơ thể hoặc khi thân nhiệt giảm trong và sau khi sinh.
- Bỉm người lớn: 3 – 4 miếng (Nếu đẻ mổ mẹ cần chuẩn bị nhiều hơn hởi thời gian ở viện lâu hơn).
- Sữa cho mẹ sau sinh để bổ sung dinh dưỡng, tránh tình trạng kiệt sức, đặc biệt là đối với mẹ đẻ mổ. Hoặc mẹ có thể sử dụng sữa cho bà bầu để bổ sung, vì hiện nay rất nhiều loại sữa (ví dụ Sữa Hoàng Gia dành cho bà bầu hoặc Sữa Nature One Dairy dành cho bà bầu) đều có thể sử dụng trong khi bầu và sau sinh để mẹ khỏe, con lớn khôn. Cùng với sữa, mẹ cũng nên chuẩn bị cốc và thìa để pha sữa.
- Quần lót dùng một lần: 1 gói 5 chiếc.
- Đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải răng, nước súc miệng, dầu gội khô. Mẹ cũng nên chuẩn bị thêm vài chiếc túi nhỏ để đựng đồ bẩn sau khi dùng xong, tránh để lẫn lộn đồ bẩn với đồ sạch.
- Kính râm để bảo vệ mắt bạn không bị chói mắt, ảnh hưởng đến thị lực sau này.
- Chú ý: Các loại trang sức đắt tiền, điện thoạ…sản phụ nên đưa lại cho người thân cất giữ hoặc để ở nhà không nên mang vào bệnh viện.
Việc chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ giúp mẹ đón thời khắc thiêng liêng khi bé chào đời một cách trọn vẹn hơn. Bên cạnh đó, có một số lưu ý nho nhỏ dành cho các mẹ để việc đi sinh không còn “nặng nề” như trong tưởng tượng nữa:
Nên tìm hiểu về bệnh viện nơi mình chuẩn bị sinh bé trước khi chuẩn bị đồ đi sinh vì có một số bệnh viện hiện đại hỗ trợ rất nhiều thứ cho sản phụ, do đó bạn nên hỏi để tránh tốn chi phí mua và không cần dùng đến. Thậm chí có những bệnh viện lớn hiện nay như Thu Cúc, Hồng Ngọc, Vinmec… đã chuẩn bị hết đồ cho mẹ và bé giúp mẹ chỉ cần mang giấy tờ tùy thân là đã có thể yên tâm vượt cạn mà không cần thêm bất kỳ đồ dùng gì.
Tùy theo tình hình thời tiết khi đi sinh, chị em có thể sắp xếp thêm hoặc thay đổi chủng loại quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé phù hợp (đồ dày – mỏng, quần áo dài tay – cộc tay).
Tìm hiểu trước các dịch vụ cung cấp tại bệnh viện để tránh mang theo lỉnh kỉnh đồ dùng vật dụng khi vào viện: phích nước nóng, thuê giường nằm cho người thân sản phụ, giặt ủi lấy ngay…
Tất cả vật dụng khi đi đẻ cần mang theo những gì đã được giải đáp trên đây, cần sắp xếp theo thứ tự, phân loại theo ngăn hoặc túi riêng. Chị em có thể dán nhãn các loại đồ đã có bên ngoài túi để người nhà biết. Chỉ nên mang 1-2 túi đồ khi đi sinh. Nếu nhà gần bệnh viện bạn có thể mang thêm đồ dùng vào sau.
Các loại quần áo cho mẹ và bé cần được giặt khô sạch sẽ (có thể tiệt trùng nếu có điều kiện) khi mới mua.
Để quá trình sinh nở suôn sẻ và tốt nhất, mẹ nhớ lưu ngay vào cẩm nang làm mẹ danh sách những món đồ cần chuẩn bị trước khi đi đẻ trên đây nhé. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất để sẵn sàng cho cuộc “vượt cạn” sắp đến, chào đón thiên thần của mình ra đời.
Chúc các mẹ vượt cạn thành công!
Nội dung:
1. Sổ khám thai và các giấy tờ tùy thân
2. Những đồ cần chuẩn bị cho con
3. Những đồ cần chuẩn bị cho mẹ
4. Một số điều cần lưu ý
Việc chuẩn bị đồ đi sinh vô cùng quan trọng vì nó giúp cho quá trình sinh nở của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Việc chuẩn bị đồ đi sinh cần được thực hiện sớm – khoảng từ tháng thứ 8 trở đi bởi đây là thời điểm mẹ có thể trở dạ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, mẹ đã biết cần phải mang những thứ gì và không nên mang những gì chưa. Đừng để tình trạng cái cần thì không có mà cái có lại không cần nhé.
Hãy để Nhà thuốc 365 gợi ý các mẹ giỏ đồ đi sinh đầy đủ, cần thiết và gọn nhẹ nhất để các mẹ yên tâm “vượt cạn” nhé!
Sổ khám thai và các giấy tờ tùy thân là những thứ không thể không mang theo khi đến bệnh viện các mẹ. Sau mỗi lần khám thai, mẹ bầu cần lưu lại các phiếu khám thai, hình ảnh siêu âm và sắp xếp theo thứ tự từng tuần hoặc từng tháng để dễ theo dõi. Thông thường, khi có kế hoạch sinh con tại bệnh viện nào, ít nhất chị em sẽ thăm khám tại bệnh viện đó trong 4-8 tuần gần nhất trước sinh để bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kì đồng thời tiến hành làm hồ sơ sinh.
Hồ sơ sinh thường được làm ở tuần 32-36 của thai kì, bao gồm các kết quả xét nghiệm tổng quát về máu, nước tiểu của mẹ bầu, tiền sử bệnh tật cũng như các vấn đề xảy ra trong lần sinh trước. Bạn cần lưu ý ghi nhớ số hồ sơ sinh hoặc mã số bệnh nhân để nhân viên y tế dễ dàng tra cứu khi bạn nhập viện cấp cứu đi sinh.
Các giấy tờ tùy thân khác bao gồm: Chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu sinh khác bệnh viện ghi trong thẻ bảo hiểm y tế). Các giấy tờ này gia đình cần photocopy trước tại nhà mỗi loại 2 bản để nộp lại cho bệnh viện khi làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí. Riêng giấy tờ tùy thân, mẹ bầu cần để cất riêng một ngăn hoặc dặn người nhà cầm hộ, tránh rơi mất khi đi lại trong bệnh viện.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh viên có dịch vụ bảo lãnh trực tiếp dành cho các mẹ bầu mua gói bảo hiểm thai sản từ các công ty bảo hiểm thì những giấy tờ mẹ cần sẽ gọn hơn rất nhiều, mẹ chỉ cần mang theo giấy tờ cá nhân (chứng minh thư, căn cước công dân…), giấy tờ khám thai liên quan và thẻ sức khỏe (công ty bảo hiểm sẽ cung cấp) hoặc nhớ số hợp đồng bảo hiểm… Khi nhập viện, sẽ có nhân viên chuyên trách hỗ trợ mẹ làm thủ tục để được nhận quyền lợi thai sản này.
Ngoài ra, nhiều bệnh viên tư nhân cũng cung cấp gói thai sản toàn diện từ khi mới phát hiện mang bầu cho đến thời điểm sau sinh mà các mẹ bầu có thể tham khảo, đăng ký. Và chỉ cần chờ đến ngày sinh là nhập viện mà chẳng cần mang theo nhiều đồ lỉnh kỉnh, giúp giỏ đồ đi sinh của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Nếu mẹ sinh ở viện thông thường, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ những đồ dưới đây trong giỏ đồ đi sinh để đảm bảo khi cần là bác sĩ hoặc người nhà có thể lấy sử dụng luôn:
- Áo sơ sinh (3 tay ngắn, 3 tay dài): Khi mới chào đời, em bé sẽ được các bác sĩ lau sạch rồi mặc đồ, có thể là đồ của bệnh viện hoặc đồ của người nhà mang đến, vậy nên mẹ cần chuẩn bị sẵn quần áo để bác sĩ có thể mặc cho bé ngay khi bé vừa chào đời. Các mẹ nên chọn áo làm bằng cotton mềm thấm hút mồ hôi và mỏng nhẹ. Áo nên chọn loại cài một bên giúp dễ dàng thay đổi. Nếu các mẹ sinh vào thời tiết lạnh thì nên chuẩn bị thêm áo gi-lê mặc ngoài và chăn để trùm cho bé khỏi lạnh.
- Quần sơ sinh: Các bé hầu như không cần quần mà chủ yếu dùng tã, bỉm nên quần các mẹ cũng chỉ nên chuẩn bị 2 – 3 chiếc để mặc ngoài cho bé. Nên chọn quần rộng thoáng để tạo cảm giác thoải mái cho bé cũng như dễ dàng cởi khi thay bỉm cho bé.
- Bỉm sơ sinh: Mẹ nên chuẩn bị khoảng 5 – 10 cái bỉm sơ sinh, hiện nay trên thị trường đã có loại bỉm dán hoặc bỉm quần sơ sinh giúp mẹ không cần phải sử dụng quần mặc bỉm dùng kèm miếng dán hay dùng tã vải như trước nữa rất tiện lợi. Vì lúc mới sinh bé hay có tình trạng “thải phân su” nên mẹ cần chuẩn bị nhiều bỉm chút để tránh tình trạng đang dùng mà hết. Trong trường hợp mẹ muốn sử dụng bỉm dạng miếng dán thì mẹ nên mua thêm các quần mặc bỉm, tuy nhiên loại này sẽ không tiện bằng bỉm dán hoặc bỉm quần.
- Bao tay, bao chân (5 – 10 đôi): Giúp giữ ấm cho bé, tránh cho bé không cào tay vào mặt. Nên mua loại có dây buộc hoặc không dùng chun, vì nếu mua loại có chun có thể gây hằn lên tay chân bé, mà cũng dễ bị hỏng hơn.
- Mũ cho trẻ sơ sinh, mũ thóp (3 cái): Khi mới chào đời, cơ thể bé rất nhạy cảm và đặc biệt là phần đầu, ngực… Nên mẹ cần chuẩn bị mũ để giữ ấm thóp cho bé. Các mẹ nên chọn loại có chất vải cotton, chất liệu mềm mại, thông thoáng.
- Khăn lớn (2 cái): Các mẹ cần chuẩn bị khăn mềm cỡ lớn để quấn người, lau khô người cho bé sau khi tắm.
- Khăn sữa (20 cái): Chuẩn bị khăn sữa mềm (dùng khi cho bú hoặc tắm rửa, vệ sinh cho bé) với số lượng 20 cái loại nhỏ và 5 cái loại to. Cần chú ý làn da bé rất mềm và nhạy cảm, vì vậy các mẹ nên chọn loại khăn mềm mại để không gây đau bé.
- Bình sữa: 1 cái, loại 120ml là đủ dùng, dụng cụ cọ bình sữa, nước rửa bình sữa… phòng khi mẹ chưa thể cho bé bú trực tiếp hoặc sữa mẹ chưa về.
- Sữa bột dạng thanh (3 – 4 thanh) hoặc dạng hộp cho bé, loại nhỏ. Không nên mua sữa hộp loại to vì có thể về sau bé sẽ bú mẹ hoàn toàn sẽ gây lãng phí. Mẹ có thể tham khảo Sữa Hoàng Gia Gold 1 hộp 400g tiện dụng mà Nhà thuốc 365 đang cung cấp, giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất cho bé khi sữa mẹ chưa về. Đặc biệt, sữa có vị thanh nhạt, tự nhiên cùng quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt giúp mẹ hoàn toàn yên tâm khi bổ sung cho bé.
Mẹ nên chọn tã dán sơ sinh thay vì dùng tã hoặc miếng dán thông thường
- Lót bông chống thấm (5 cái). Các mẹ nên chuẩn bị miếng lót мôпɡ cho bé khi nằm (loại có 1 mặt là cotton hoặc vải xô, mặt còn lại là lớp nilon chống thấm, có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Đối với miếng lót này, nên chuẩn bị 5 tấm lót vuông loại nhỏ và 2 tấm chữ nhật loại to dùng để thay bỉm cho bé khỏi bị bẩn ra giường.
- Chậu nhựa nhỏ (2 cái màu khác nhau). Dùng để vệ sinh cho bé, một cái dùng để vệ sinh mặt mũi, một cái để rửa мôпɡ cho bé sau khi bé đi vệ sinh. Hai chậu này mẹ cho vào túi nilong xách đi cho tiện. Nhưng với nhiều viện hiện đại ngày nay thì mỗi mẹ sẽ có một phòng riêng với chậu rửa riêng, nên mẹ cần tìm hiểu chi tiết về địa chỉ mình dự sinh để chuẩn bị tốt hơn.
- Phích nước: Dùng để đựng nước sôi pha sữa cho bé trong trường hợp sữa mẹ chưa về. Cũng có những viện đã có sẵn cây nước nóng giúp mẹ không cần dùng đến phích nước nhưng cũng có những viện chưa có. Mẹ nên mang theo để phòng trường hợp viện chưa có.
- Gạc, tưa lưỡi: Gạc dùng để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Tưa lưỡi để vệ sinh miệng cho bé, cần chuẩn bị khoảng 2 hộp loại tưa lưỡi và 5 hộp gạc sạch, thay hàng ngày cho bé.
- Chăn cho bé (2 cái): Dùng để quấn bé, giúp bé đỡ giật mình và có được cảm giác như vẫn đang ở trong lòng mẹ.
Ngoài những đồ dùng cần thiết sử dụng cho bé, mẹ cũng cần chuẩn bị đồ cho riêng mình để tránh trường hợp cần dùng mà không có. Cụ thể, mẹ nên chuẩn bị sẵn những đồ dưới đây trong giỏ đồ đi sinh của mình:
- Quần áo dài tay mặc khi ra viện: 1 bộ – tốt nhất nên chọn loại rộng, thoáng mát, thiết kế thuận tiện khi cho con bú. Mẹ lưu ý nên chuẩn bị cả nội y thoáng rộng, vì thực tế có nhiều mẹ đã quên hoặc nhờ người nhà cầm đồ mặc trước sinh về nhà trước và đến khi cần dùng lại không có.
- Áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm: Mỗi thứ mẹ chuẩn bị 1 chiếc, riêng tất chân mẹ nên chuẩn bị 2 – 3 đôi để thay nhau. Các mẹ sinh vào mùa lạnh nên chuẩn bị thêm tất chân và mũ trùm để giữ ấm cơ thể hoặc khi thân nhiệt giảm trong và sau khi sinh.
- Bỉm người lớn: 3 – 4 miếng (Nếu đẻ mổ mẹ cần chuẩn bị nhiều hơn hởi thời gian ở viện lâu hơn).
- Sữa cho mẹ sau sinh để bổ sung dinh dưỡng, tránh tình trạng kiệt sức, đặc biệt là đối với mẹ đẻ mổ. Hoặc mẹ có thể sử dụng sữa cho bà bầu để bổ sung, vì hiện nay rất nhiều loại sữa (ví dụ Sữa Hoàng Gia dành cho bà bầu hoặc Sữa Nature One Dairy dành cho bà bầu) đều có thể sử dụng trong khi bầu và sau sinh để mẹ khỏe, con lớn khôn. Cùng với sữa, mẹ cũng nên chuẩn bị cốc và thìa để pha sữa.
- Quần lót dùng một lần: 1 gói 5 chiếc.
- Đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải răng, nước súc miệng, dầu gội khô. Mẹ cũng nên chuẩn bị thêm vài chiếc túi nhỏ để đựng đồ bẩn sau khi dùng xong, tránh để lẫn lộn đồ bẩn với đồ sạch.
- Kính râm để bảo vệ mắt bạn không bị chói mắt, ảnh hưởng đến thị lực sau này.
- Chú ý: Các loại trang sức đắt tiền, điện thoạ…sản phụ nên đưa lại cho người thân cất giữ hoặc để ở nhà không nên mang vào bệnh viện.
Việc chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ giúp mẹ đón thời khắc thiêng liêng khi bé chào đời một cách trọn vẹn hơn. Bên cạnh đó, có một số lưu ý nho nhỏ dành cho các mẹ để việc đi sinh không còn “nặng nề” như trong tưởng tượng nữa:
Nên tìm hiểu về bệnh viện nơi mình chuẩn bị sinh bé trước khi chuẩn bị đồ đi sinh vì có một số bệnh viện hiện đại hỗ trợ rất nhiều thứ cho sản phụ, do đó bạn nên hỏi để tránh tốn chi phí mua và không cần dùng đến. Thậm chí có những bệnh viện lớn hiện nay như Thu Cúc, Hồng Ngọc, Vinmec… đã chuẩn bị hết đồ cho mẹ và bé giúp mẹ chỉ cần mang giấy tờ tùy thân là đã có thể yên tâm vượt cạn mà không cần thêm bất kỳ đồ dùng gì.
Tùy theo tình hình thời tiết khi đi sinh, chị em có thể sắp xếp thêm hoặc thay đổi chủng loại quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé phù hợp (đồ dày – mỏng, quần áo dài tay – cộc tay).
Tìm hiểu trước các dịch vụ cung cấp tại bệnh viện để tránh mang theo lỉnh kỉnh đồ dùng vật dụng khi vào viện: phích nước nóng, thuê giường nằm cho người thân sản phụ, giặt ủi lấy ngay…
Tất cả vật dụng khi đi đẻ cần mang theo những gì đã được giải đáp trên đây, cần sắp xếp theo thứ tự, phân loại theo ngăn hoặc túi riêng. Chị em có thể dán nhãn các loại đồ đã có bên ngoài túi để người nhà biết. Chỉ nên mang 1-2 túi đồ khi đi sinh. Nếu nhà gần bệnh viện bạn có thể mang thêm đồ dùng vào sau.
Các loại quần áo cho mẹ và bé cần được giặt khô sạch sẽ (có thể tiệt trùng nếu có điều kiện) khi mới mua.
Để quá trình sinh nở suôn sẻ và tốt nhất, mẹ nhớ lưu ngay vào cẩm nang làm mẹ danh sách những món đồ cần chuẩn bị trước khi đi đẻ trên đây nhé. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất để sẵn sàng cho cuộc “vượt cạn” sắp đến, chào đón thiên thần của mình ra đời.
Chúc các mẹ vượt cạn thành công!
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi