Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn? – Vinmec

Bảo quản sữa mẹ vắt ra ủ nóng trong thời gian quy định giúp trẻ hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như giữ nguyên hàm lượng vi chất và chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ sau khi vắt đã ra bên ngoài không hề đơn giản. Do đó, phụ huynh cần ghi nhớ thực hiện một số lưu ý sau đây để giúp sữa được bảo quản đúng cách:

  • Lựa chọn các bình đựng sữa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín
  • Có thể dùng túi bảo quản sữa chuyên dụng để chứa lượng sữa vắt ra
  • Không vắt đầy hay đổ tràn sữa trong dụng cụ chứa đựng sữa, luôn chừa lại một khoảng trống nhỏ vì sữa sau đông lạnh sẽ chiếm thể tích lớn hơn dạng lỏng
  • Mỗi bình/túi dự trữ sữa chỉ nên chứa khoảng 60-120ml sữa, tương ứng với bữa ăn của trẻ trong 1 cữ

Để nguồn sữa mẹ luôn đầy đủ và sẵn sàng cung cấp cho bé, lưu trữ sữa để dành là một phương pháp khá hay được nhiều bà mẹ truyền tai nhau. Có thể bảo quản sữa bằng cách làm mát hoặc trữ đông túi sữa trong tủ lạnh, hay ủ nóng các bình sữa chờ đến cữ ăn của bé.

Tuy nhiên, bà mẹ cũng nên cẩn thận tìm hiểu về thời hạn sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu là tối đa, cũng như trữ lạnh sữa mấy ngày là lý tưởng. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ giúp bé nhận đầy đủ sự bổ dưỡng tinh túy từ sữa mẹ, mà còn đề phòng trẻ bị tiêu chảy hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Có rất nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với phương pháp tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú.

Ngoài điều trị tắc tia sữa, phương pháp tác động cột sống còn chữa trị cho các bệnh lý:

  • Đau đầu, đau nửa đầu
  • Hội chứng tiền đình
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
  • Liệt nửa người do tai biến mạch máu não
  • Đau cổ vai gáy
  • Viêm quanh khớp vai
  • Hội chứng đau lưng, đau thắt lưng hông, đau dây thần kinh tọa
  • Đau khớp gối
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Tê bì chân, tay
  • Hội chứng dạ dày – trào ngược
  • Hen phế quản
  • Ra mồ hôi chân, tay
  • Phục hồi nguồn sữa mẹ, tắc tia sữa, thiếu sữa, mất sữa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.