Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? 8 thực phẩm cấm kỵ cần tránh

  • Rau ngót
  • Rau răm
  • Củ dền
  • Đu đủ sống
  • Khóm (thơm, dứa)

Bạn có thể tham khảo: Ảnh hưởng quả quả mít đối với bà bầu

5. Thịt gia cầm và trứng chưa nấu kỹ

bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? – Thịt gia cầm và trứng chưa nấu chín

Trong 3 tháng đầu, mẹ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn rất cao vì mức độ phản ứng của cơ thể đối với các loại thức ăn kém vệ sinh nghiêm trọng hơn nhiều. Theo đó, khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này, thai nhi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên trứng hay thịt gia cầm chưa được nấu chín kỹ cũng chính là đáp án cho câu hỏi bà bầu kiêng ăn gì.

6. Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Hải sản, nhất là các loại cá, là nguồn thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3 tốt cho não bộ và mắt nhưng bạn cần có kiến thức cơ bản về các loại cá để có thể đưa ra được những lựa chọn thông minh.

Điển hình như một vài loại cá và động vật giáp xác chứa hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm với sức khỏe, cũng chính là một đáp án trong danh sách bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì. Theo đó, lượng thủy ngân này nếu đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi:

  • Cá kiếm
  • Cá kình
  • Cá ngừ
  • Cá thu vua
  • Cá đổng

Cá càng lớn thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Đối với cá, hải sản, Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyến khích khi mang thai, các mẹ bầu nên ăn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái. Những loại cá và hải sản này chứa ít thủy ngân, được chứng minh là an toàn đối với thai phụ.

Bạn có thể tham khảo: Tư thế nằm ngủ khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào là tốt cho thai kỳ?

7. Hải sản tươi sống

Khi mới có thai không nên ăn gì để dưỡng thai an toàn luôn là vấn đề nhiều chị em lo lắng và bỡ ngỡ. Để tránh lây nhiễm các loại vi khuẩn hay virus có hại trong hải sản, bạn nên:

  • Tránh ăn cá sống và các động vật giáp xác cũng như các món thường chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp, ngao.
  • Tránh hải sản đông lạnh, chưa được nấu chín và các loại thực phẩm hun khói.
  • Chú ý đến các khuyến cáo về mức độ an toàn và nguồn gốc của các loại hải sản mà bạn ăn.
  • Chế biến hải sản đúng cách.

Bạn nên nấu cá ở nhiệt độ tối thiểu 60°C. Đối với các loại tôm như tôm hùm hay sò điệp, bạn nên nấu cho đến khi chúng chuyển sang màu trắng sữa. Riêng với trai và hàu, bạn cần nấu cho đến khi vỏ mở ra, đồng thời loại bỏ những con không tách được vỏ.