15 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? – Doctor Plus

Muốn con cái mình khỏe mạnh thì các ông bố bà mẹ cần quan tâm đến chiều cao và cân nặng tương ứng của con. Hơn nữa, 15 tuổi là độ tuổi nằm trong giai đoạn vàng để phát triển chiều cao, nên các ông bố bà mẹ cần quan tâm sát sao hơn.

Chiều cao chuẩn ở độ tuổi 15 là bao nhiêu?

15 tuổi, trẻ đã có ý thức về ngoại hình của mình. Vì thế, trẻ luôn muốn có một thân hình đẹp, tỷ lệ cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Để biết được con bạn có đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn, thì cần dựa vào công thức tính BMI. Nếu BMI dao động từ 18,5 – 24,9 thì thân hình đó thuộc loại cân đối, còn thấp hơn 18,5 hoặc lớn hơn 24,9 thì thân hình sẽ thuộc diện gầy hoặc béo.

15 tuổi trẻ đã biết chú trọng đến ngoại hình của mình

15 tuổi trẻ đã biết chú trọng đến ngoại hình của mình

Dựa vào đây, bạn sẽ xác định con mình có bị suy dinh dưỡng hay đang trong diện béo phì cần phải giảm cân, để có phương pháp tác động cụ thể, hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao tối ưu.

Theo đó, chiều cao chuẩn ở độ tuổi 15 là:

Bé gái: 162,1 cm, cân nặng dao động từ 49-60 kg.

Bé trai: 169 cm, cân nặng dao động từ 58-70 kg.

Đây là con số trung bình. Hơn nữa, chiều cao và cân nặng của trẻ trong 1 giai đoạn chưa khẳng định được điều gì, vì mỗi bé có giai đoạn tích lũy tăng trưởng khác nhau. Điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm con bạn có tăng trưởng theo tốc độ được dự đoán và có khỏe mạnh hay không? Muốn biết được điều này, các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng của con.

Giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả trong độ tuổi 15

Để giúp trẻ tăng chiều cao ở tuổi 15 tối ưu tương đối dễ dàng và dễ thực hiện hơn rất nhiều so với khi đã bước qua độ tuổi dậy thì. Theo đó, để tăng chiều cao ở tuổi 15 cha mẹ nên khuyến khích trẻ:

Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh

Chơi thể thao vừa giúp tăng chiều cao, vừa giúp sức khỏe dẻo dai

Chơi thể thao vừa giúp tăng chiều cao, vừa giúp sức khỏe dẻo dai

– Ăn đủ chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ các bữa ăn. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính thì bạn nên cho trẻ ăn 8 bữa/ngày (bao gồm 3 bữa chính và 4-5 bữa phụ) để giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể.

Tất cả các bữa ăn đều phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là phải bổ sung đầy đủ các chất tốt cho hệ xương như Canxi, vitamin D, protein… Bên cạnh đó, bạn nên uống thật nhiều sữa, đây là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D và Canxi dễ hấp thu, hỗ trợ tốt cho quá trình tăng chiều cao.

– Ngủ đủ giấc và đúng giờ. Bạn nên khuyên trẻ đi ngủ đúng giờ, đi ngủ trước 22 giờ. Bởi trong khi ngủ, đặc biệt là lúc ngủ say các hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất.

– Chơi các môn thể thao như: Bóng rổ, bơi lội, đạp xe… sẽ tạo ra những kích thích cơ học lên các lớp sụn của xương, từ đó giúp xương nhanh chóng dài ra hơn.

​Lưu ý: Không nên tập tạ trong độ tuổi 15, vì lúc này xương của trẻ chưa phát triển ổn định. Nếu tập sai cách hoặc nhảy bước rất dễ bị trấn thương và ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao tự nhiên.

Tránh xa các chất gây cản trở quá trình phát triển chiều cao

– Nước uống có gas: Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” Canxi gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Do đó, bạn có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao có thể đạt được nếu như uống nước có ga quá nhiều.

– Nước hoa quả đóng chai: Trong thành phần nước hoa quả đóng chai, nước hoa quả có tỉ lệ rất thấp mà chiếm phần nhiều là đường, chất tạo ngọt, tạo màu… cùng với các chất phụ gia gây bất lợi cho hoạt động của thận ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển xương của bạn.

Không nên uống bia rượu vì chúng làm cản trở quá trình tăng chiều cao

Không nên uống bia rượu vì chúng làm cản trở quá trình tăng chiều cao

– Nước uống có chứa cafein như trà đặc, cà phê, coca đều có chứa chất caffeine, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất khoáng của cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, tăng cân.

– Rượu bia: Uống rượu bia gây ức chế thần kinh và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chiều cao. Vì thế bạn hãy từ bỏ chúng nếu muốn đạt một chiều cao tối ưu nhất.