Con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao? Cao trung bình bao

Sau 13 tuổi, sự tăng trưởng của bé gái có xu hướng chậm lại khoảng 2,54 cm (1 inch) mỗi năm so với trước đó. Cụ thể:

  • Khi 14 tuổi, chiều cao trung bình của trẻ đạt khoảng 160.5 cm (63.2 inch)
  • Khi 15 tuổi, con gái cao trung bình khoảng 162 – 162.5 cm (63.8 inch đến 64 inch) và có thể ngừng phát triển chiều cao sau đó.

Có thể nói, số liệu từ CDC Hoa Kỳ không chỉ cho biết chiều cao trung bình của bé gái theo độ tuổi mà còn làm rõ hơn cho vấn đề con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao? Tuy nhiên, lưu ý rằng số liệu trên chỉ là mức trung bình tại Mỹ nên chỉ có tính chất tham khảo. Việc trẻ có chiều cao khác với mức trung bình là điều phổ biến và hoàn toàn bình thường.

Có thể bạn quan tâm: 10 bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì đơn giản mà hiệu quả

Tốc độ phát triển ở tuổi dậy thì của bé gái và bé trai khác nhau như thế nào?

So với bé gái, bé trai thường dậy thì muộn hơn. Cụ thể, con trai thường dậy thì trong độ tuổi từ 10 đến 13. Trong đó, hầu hết bé trai sẽ phát triển vượt trội về chiều cao ở giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của con trai thường muộn hơn khoảng 2 năm so với con gái. Các bé trai có thể ngừng tăng chiều cao khi 16 tuổi nhưng cơ bắp của trẻ vẫn tiếp tục phát triển.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và lý giải vì sao trẻ chậm phát triển?

con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao

Về cơ bản, chiều cao khi trưởng thành của một người thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa rằng cha mẹ càng cao thì sinh con càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây không hẳn là quy luật đúng tuyệt đối. Trên thực tế, nhiều đứa trẻ vẫn có thể cao ráo dù cha mẹ có chiều cao thấp hơn mức trung bình. Nguyên nhân là vì chiều cao của trẻ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, tập luyện và chơi thể thao.

Mặt khác, đối với những trẻ có xu hướng chậm phát triển về chiều cao một cách bất thường thì bạn cần lưu ý đến một số nguyên nhân sau đây:

Yếu tố di truyền

Nhiều vấn đề di truyền có thể ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành. Chẳng hạn như trẻ mắc hội chứng Down hoặc hội chứng Turner thường có chiều cao thấp hơn mức trung bình hoặc thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình.

Các vấn đề liên quan đến hormone

Hormone tuyến giáp có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì. Một số trẻ có nồng độ hormone này ít hơn bình thường sẽ thấp hơn so với chiều cao trung bình.

Bệnh lý kéo dài

Một số bệnh lý nghiêm trọng hoặc kéo dài như ung thư, bệnh celiac, bệnh thận, viêm khớp, hen suyễn… cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, nếu mắc một trong những bệnh lý kể trên trẻ có xu hướng chậm phát triển hoặc thấp bé khi trưởng thành.

Suy dinh dưỡng hoặc dùng thuốc men

Tình trạng thấp còi cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của suy dinh dưỡng ở trẻ. Bên cạnh đó, việc dùng một số loại thuốc như corticosteroid (prednisone, hydrocortisone) trong thời gian dài cũng có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

Qua những nội dung trên, hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích về vấn đề “con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?”, “tốc độ phát triển của bé gái như thế nào?” và những yếu tố nào có thể tác động đến chiều cao của trẻ? Để giúp con phát triển tối đa, ba mẹ cần đảm bảo trẻ có chế độ ăn hợp lý, dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.

Trong trường hợp bạn nhận ra sự tăng trưởng của trẻ đang gặp vấn đề thì cách tốt nhất là nên đưa con đi khám. Một bức ảnh chụp X-quang bàn tay hoặc cổ tay cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được trẻ có phát triển bình thường không? Từ đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện chiều cao của trẻ một cách phù hợp, hiệu quả.